2.2.3.3.1. Đánh giá chung
Những lợi thế cạnh tranh ít ỏi có xu hướng giảm dần:
Có thể nói, khả năng cạnh tranh tổng thể của ngành công nghiệp Việt Nam còn yếu so với các nƣớc trong khu vực. Những yếu tố chủ yếu quyết định năng lực cạnh tranh của ngành là năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh, trình
độ khoa học công nghệ, năng lực quản lý… đều còn yếu kém. Với từng mặt hàng cụ thể, Việt Nam có một số mặt hàng có thể cạnh tranh đƣợc với các nƣớc trong khu vực và thế giới nhƣng những mặt hàng này còn chiếm tỷ trọng nhỏ. Một số mặt hàng định hƣớng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh nhƣ may mặc, giày dép, thủ công mỹ nghệ lại có mức bảo hộ cao ở thị trƣờng nội địa. Một số nhóm hàng khác có khả năng cạnh tranh chủ yếu ở thị trƣờng nội địa thì lại thƣờng là do có lợi thế về địa lý kinh tế nhƣ các loại kết cấu thép siêu cƣờng, siêu trọng, các loại vật liệu xây dựng cấp thấp. Lợi thế cạnh tranh của hàng công nghiệp hiện nay chủ yếu dựa trên nguồn lao động rẻ và tài nguyên thiên nhiên sẵn có nhƣng những lợi thế này đang có xu hƣớng giảm nhanh.
Do vậy, trừ một số sản phẩm có khả năng cạnh tranh tƣơng đối tốt nhƣ hàng may mặc, giày dép, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản nhiệt đới, dầu thô, than đá và một số loại khoáng sản thì các ngành có khả năng cạnh tranh yếu nhƣ sắt, thép, thiết bị điện - điện tử, giấy, hoá chất - phân bón, sợi - dệt và một số sản phẩm cơ khí... sẽ phải chịu sự cạnh tranh gay gắt, nhất là từ phía hàng nhập khẩu. Trong thời gian dài, lợi thế của các nhóm sản phẩm chủ yếu của Việt Nam sẽ ngày càng giảm, ngành công nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không phát triển, nâng cao đƣợc năng lực cạnh tranh.
Để thấy rõ tác động của việc gia nhập WTO, có thể xem xét một ngành hàng cụ thể nhƣ hàng dệt may. Đây là một trong những mặt hàng chủ lực của Việt Nam, đồng thời cũng là mặt hàng mà Việt Nam sẽ có đƣợc những lợi thế so sánh do tính chất sử dụng nhiều lao động của ngành này. Khi Việt Nam đã trở thành thành viên WTO, tham gia thị trƣờng của 150 quốc gia, nhiều ngƣời cho rằng Việt Nam sẽ có điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trƣờng cho ngành này. Tuy nhiên, gia nhập WTO không phải là phép tính cộng đơn giản của việc mở rộng thị phần. Tại thị trƣờng thế giới, khi Hiệp định dệt may (ATC) kết thúc, sự cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt do các đối thủ của Việt Nam không chỉ là một số quốc gia trong khu vực ASEAN nhƣ Thái Lan, Indonesia mà là những đại gia trong ngành may mặc thế giới nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ. Do vậy, khi Việt Nam gia nhập WTO với mức thuế bị đòi hỏi cắt giảm khá lớn thì thị phần hàng may mặc Trung Quốc tại Việt Nam sẽ có thể gia tăng đáng kể. Ngoài ra, tại cả hai khu vực hàng may mặc cao cấp và hàng may mặc bình dân, có thể thấy, hàng may mặc cao cấp với đặc trƣng về chất lƣợng và tính thời trang đến từ EU, Mỹ, Hàn Quốc sẽ chiếm đƣợc lòng tin cũng nhƣ túi tiền của tầng lớp ngƣời giàu đang phát triển khá nhanh tại Việt Nam. Hàng bình dân sẽ chịu tác động rất lớn từ
Trung Quốc. Doanh nghiệp tƣ nhân của Việt Nam, lực lƣợng khá yếu so với các doanh nghiệp nhà nƣớc, lại đang chiếm lĩnh thị trƣờng nội địa, sẽ không thể cạnh tranh nổi với những nhà máy Trung Quốc khổng lồ với thế mạnh tự cung ứng đƣợc nguyên liệu.
Bảo hộ của Nhà nước bị thu hẹp:
Với chính sách thúc đẩy tự do hoá thƣơng mại, WTO chỉ cho phép bảo hộ sản xuất trong nƣớc bằng thuế quan với mức thuế bình quân ngày càng giảm sau các vòng đàm phán chung về thƣơng mại và chỉ trong những bối cảnh nhất định mới cho phép sử dụng một số biện pháp phi thuế với những điều kiện cụ thể. Từ khi WTO đƣợc thành lập năm 1995 đến tháng 01/2000, thuế suất đối với hàng hoá công nghiệp đã giảm từ mức bình quân 15,9% xuống còn 12,3% (giảm 20% trong vòng 5 năm). Kinh nghiệm của các nƣớc mới gia nhập WTO cho thấy, họ phải cam kết mức thuế trung bình thấp đối với 100% số dòng thuế công nghiệp và không đƣợc áp dụng các biện pháp phụ thu đối với hàng nhập khẩu. Đồng thời, các nƣớc thành viên còn tham gia Sáng kiến cắt giảm thuế quan theo ngành, Hiệp định sản phẩm công nghiệp thông tin, Hiệp định hài hòa thuế quan đối với sản phẩm hóa chất… Ngoài ra, các nƣớc gia nhập sau thƣờng phải cam kết thuế suất ở mức thấp hơn các nƣớc gia nhập trƣớc. Nhƣ vậy, khả năng Nhà nƣớc bảo hộ cho ngành công nghiệp đủ sức đối phó hiệu quả với sức ép cạnh tranh sẽ ngày càng hạn chế và bị thu hẹp. Nói cách khác, ngành công nghiệp Việt Nam sẽ buộc phải chấp nhận một cuộc chơi không cân sức và phải nỗ lực tối đa để không bị biến thành thị trƣờng tiêu thụ hàng hoá của các quốc gia khác, mà ngƣợc lại phải cung cấp ngày càng nhiều hàng hoá, dịch vụ của mình cho thế giới.
Hơn thế, nhƣ các nƣớc thành viên khác, ngoài việc cam kết giảm đáng kể các mức thuế áp dụng, Việt Nam cũng sẽ phải dỡ bỏ các hàng rào phi thuế (hạn ngạch, giấy phép, thủ tục hải quan, trợ cấp…) trong một thời hạn nhất định. Hiện nay, thuế suất nhập khẩu bình quân đơn giản của Việt Nam đối với hàng nhập khẩu khoảng 16%, trong đó hàng công nghiệp khoảng 15% và vẫn còn áp dụng phụ thu nhập khẩu đối với trên 10 nhóm sản phẩm có sức cạnh tranh thấp. Nhƣ vậy, sau khi gia nhập WTO, ngành công nghiệp Việt Nam sẽ gặp khó khăn do không còn sự bảo hộ của Nhà nƣớc nhƣ hiện nay.
2.2.3.3.2. Tác động tới một số ngành cụ thể
Trƣớc hết, bàn về TRIMs, khi thực hiện các nghĩa vụ và quy định của Hiệp định TRIMs, các ngành nhƣ sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy; chế biến các sản phẩm
sữa, đƣờng mía, dầu thực vật và gỗ là những ngành sẽ phải chịu tác động mạnh nhất, không chỉ ở khả năng duy trì các mục tiêu phát triển của ngành mà còn ở khả năng thu hút vốn FDI vào từng ngành cụ thể. Tuy nhiên, phạm vi và mức độ tác động của TRIMs đến đâu còn phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của từng ngành cũng nhƣ việc cải thiện môi trƣờng đầu tƣ ở Việt Nam. Cụ thể là, với cùng một chủ trƣơng, chƣơng trình phát triển ngành nhƣng Hiệp định TRIMs, cùng với những cam kết khác khi gia nhập, sẽ có những tác động khác nhau lên những ngành khác nhau. Ngoài ra, phần này cũng sẽ phân tích tác động của TRIPs cũng nhƣ của các cam kết khác lên ngành dƣợc phẩm - ngành có những đặc điểm đặc thù liên quan đến các quy định trong TRIPs.
(1) Ngành công nghiệp ô tô:
Ngành công nghiệp ô tô là một trong những ngành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam chủ trƣơng phát triển ngành công nghiệp ô tô theo hƣớng đi từ lắp ráp đơn giản đến nội địa hoá sản xuất phụ tùng. Đồng thời, để phát triển ngành công nghiệp ô tô, trong thời gian qua, Chính phủ đã sử dụng một loạt biện pháp phi thuế quan nhằm bảo hộ ngành công nghiệp quan trọng này. Với chính sách bảo hộ phù hợp (chủ yếu bằng các biện pháp phi thuế quan) và sự quản lý chặt chẽ của Nhà nƣớc, ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam đã có bƣớc phát triển đáng kể, góp phần thu hẹp dần khoảng cách giữa Việt Nam với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.
Tuy nhiên, việc thực hiện các nghĩa vụ của Hiệp định TRIMs cũng nhƣ các cam kết quốc tế có liên quan khác đã đặt ngành công nghiệp này trƣớc những thách thức đáng kể. Với cam kết xóa bỏ yêu cầu nội địa hóa, Việt Nam hầu nhƣ không còn cơ hội để tiếp tục triển khai chƣơng trình nội địa hóa đối với ngành công nghiệp này. Bên cạnh đó, quy mô thị trƣờng tiêu thụ của ngành ôtô Việt Nam còn quá nhỏ bé, chỉ khoảng 45.000 chiếc/năm, bằng 10% lƣợng xe tiêu thụ tại Malaixia và 5% lƣợng xe tiêu thụ của Thái Lan. Số lƣợng các nhà sản xuất phụ tùng ôtô trong nƣớc cũng rất hạn chế và mới chỉ dừng lại ở chỗ sản xuất các phụ tùng, chi tiết đơn giản (Đây là lý do giải thích tại sao tỷ lệ nội địa hoá thực tế tại Việt Nam thấp hơn nhiều so với mức đã cam kết trong Giấy phép đầu tƣ). Do vậy, khả năng thu hút vốn đầu tƣ mới vào những ngành này sẽ hạn chế.
(2) Ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp xe máy:
Ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp xe máy cũng là một trong những ngành đƣợc ƣu tiên phát triển tại Việt Nam nhằm tạo động lực cho ngành cơ khí, góp
phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam; trong đó mức thu hút vốn FDI và thực hiện chƣơng trình nội địa hoá đạt tỷ lệ sản xuất trong nƣớc từ 40 - 80% vào năm 2010 là một trong những biện pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu này. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp xe máy trong thời gian vừa qua có sự đóng góp quan trọng của các công ty xe máy từ Nhật Bản và Đài Loan. Số lƣợng xe do các doanh nghiệp FDI sản xuất và tiêu thụ tăng dần qua các năm, và đến năm 2006 đã chiếm 80% tổng số xe sản xuất, lắp ráp và tiêu thụ trong cả nƣớc. Các doanh nghiệp FDI cũng đã thực hiện tốt cam kết về tỷ lệ nội địa hoá (dao động từ trên 40% tới trên 60%). Tốc độ nội địa hoá của ngành này tại Việt Nam cũng tăng khá nhanh so với Thái Lan (10 - 15% trong vòng 2 - 3 năm so với 3%/năm trong vòng 25 - 30 năm tại Thái Lan). Do vậy, việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của Hiệp định TRIMs về cơ bản không tác động đáng kể đến sự phát triển của ngành này. Việc xóa bỏ ƣu đãi thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hóa đối với ngành này từ năm 2003 theo cam kết trong khuôn khổ BTA đã cho thấy, dù không đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi nói trên, các doanh nghiệp vẫn có khả năng duy trì hoạt động kinh doanh của mình và do đó tiếp tục thực hiện chƣơng trình nội địa hóa đã cam kết.
(3) Ngành công nghiệp chế biến sữa:
Chế biến sữa là ngành sử dụng nguyên liệu thô của ngành chăn nuôi bò sữa. Quy định hiện hành của Việt Nam cũng yêu cầu việc đầu tƣ phải gắn với phát triển đàn bò sữa nhƣ một trong các điều kiện để cấp Giấy phép đầu tƣ.
Hiện nay, các doanh nghiệp FDI chế biến sữa và các sản phẩm có liên quan chiếm khoảng 25% thị phần Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ có 4 doanh nghiệp (Công ty Thanh Sơn, Công ty sữa Sài Gòn, Công ty liên doanh Bò sữa Đồng Nai, Công ty TNHH Việt - Úc) thực hiện dự án đầu tƣ chế biến sữa gắn với phát triển đàn bò. Trên thực tế, các doanh nghiệp này vẫn chủ yếu sử dụng nguyên liệu sữa nhập khẩu hoặc thu mua từ các hộ gia đình và trang trại tƣ nhân. Trong điều kiện nguồn nguyên liệu cung cấp ở trong nƣớc còn hạn chế (khoảng 460.000 tấn/năm, chỉ đáp ứng đƣợc khoảng 10% nhu cầu sản xuất) và với tốc độ tăng trƣởng chậm của đàn bò sữa (11% so với tốc độ tăng lƣợng sữa tiêu dùng hàng năm khoảng 20%), thì hoạt động chế biến của các doanh nghiệp FDI đã làm gia tăng xu hƣớng nhập khẩu nguyên liệu sữa bột từ nƣớc ngoài.
Việc thực hiện TRIMs sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp FDI chủ động quyết định nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến sữa từ các nguồn khác nhau, trong đó
chủ yếu sẽ là nguồn nhập khẩu. Về mặt lý thuyết, điều này sẽ làm gia tăng nhập khẩu sữa, không tạo điều kiện để Việt Nam thúc đẩy chƣơng trình phát triển đàn bò sữa nhằm tạo nguồn nguyên liệu trong nƣớc. Tuy nhiên, hạn chế này không hẳn là do tác động trực tiếp của việc thực hiện Hiệp định TRIMs mà xuất phát chủ yếu từ những bất cập trong cơ chế, chính sách của Việt Nam nhƣ: (i) chƣa có biện pháp và chế tài thích đáng để buộc các doanh nghiệp thực hiện đúng cam kết tại Giấy phép đầu tƣ về chế biến sữa gắn với đầu tƣ phát triển đàn bò; (ii) chƣa có chính sách ƣu đãi thỏa đáng nhằm khuyến khích sự hợp tác giữa nông dân và doanh nghiệp để phát triển đàn bò; (iii) chất lƣợng giống bò sữa thấp, không đạt tiêu chuẩn cho chế biến sữa. Sau khi bỏ yêu cầu phát triển nguồn nguyên liệu sữa trong nƣớc đối với dự án FDI theo quy định tại Hiệp định TRIMs, nếu Việt Nam có chính sách giải quyết thỏa đáng những bất cập nói trên thì FDI vào ngành chăn nuôi và chế biến bò sữa tại Việt Nam sẽ có khả năng tăng mạnh.
(4) Ngành công nghiệp chế biến gỗ:
Chế biến gỗ là một ngành rất hấp dẫn đối với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, thu hút rất nhiều nhà FDI nhƣng chủ yếu là các dự án quy mô nhỏ và vừa. Pháp luật hiện hành yêu cầu dự án FDI trong lĩnh vực này phải gắn với đầu tƣ phát triển rừng để tạo nguồn nguyên liệu trong nƣớc. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp FDI không thể thực hiện yêu cầu nói trên do một số nguyên nhân chủ yếu sau: (i) quy mô sản xuất nhỏ, không có khả năng đầu tƣ vào dự án trồng rừng đòi hỏi vốn lớn; (ii) chƣa có cơ chế, chính sách thích hợp về sử dụng đất đai, bảo vệ rừng và giải quyết thỏa đáng quan hệ giữa các doanh nghiệp và ngƣời trồng rừng. Mặt khác, trong thời gian qua, thực hiện chủ trƣơng đóng cửa rừng, Chính phủ đã cho phép nhập khẩu nguyên liệu gỗ phục vụ cho việc chế biến mặt hàng này. Điều đó tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ phục vụ cho chế biến thay vì đầu tƣ phát triển nguồn nguyên liệu tại chỗ ở trong nƣớc. Hiện nay, một số doanh nghiệp FDI chế biến gỗ, nhất là ở các tỉnh Bình Dƣơng, Đồng Nai đã sử dụng chủ yếu nguồn gỗ nhập khẩu và một phần gỗ khai thác từ rừng trồng để chế biến các sản phẩm gỗ phục vụ xuất khẩu.
Bởi vậy, khó có thể khẳng định việc thực hiện các nghĩa vụ của Hiệp định TRIMs có tác động tiêu cực đến ngành công nghiệp chế biến gỗ cũng nhƣ các mục tiêu xã hội khác. Thực tế nói trên cho thấy, yêu cầu dự án FDI chế biến gỗ phải gắn với đầu tƣ phát triển rừng là một chủ trƣơng đúng đắn, phù hợp với mục tiêu kinh tế - xã hội của ta, song không thật sự khả thi do thiếu chính sách
hợp lý và không có các điều kiện hạ tầng đảm bảo cho việc thực hiện yêu cầu này. Ngƣợc lại, tuy không thực hiện đầy đủ yêu cầu phát triển nguồn nguyên liệu trong nƣớc, nhƣng việc các doanh nghiệp FDI nhập khẩu gỗ để chế biến hàng xuất khẩu cũng tạo điều kiện để bảo vệ môi trƣờng và góp phần tăng năng lực xuất khẩu của Việt Nam. Đó là một hƣớng đi đúng, cần đƣợc cân nhắc trong quá trình hoạch định chính sách FDI nói chung và chính sách phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ nói riêng trong thời gian tới.
(5) Ngành dược phẩm:
Việc thực hiện hiệp định TRIPs sau khi gia nhập WTO, sẽ mang lại một số thuận lợi cho hoạt động đầu tƣ đồng thời cũng mang lại những sức ép cho hoạt động bảo hộ sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Ngành dƣợc phẩm cũng chịu những tác động chung đó, tuy nhiên, với những đặc điểm riêng của ngành cùng với những quy định đặc thù có liên quan đến ngành trong TRIPs mà tác động của TRIPs lên ngành này cũng có một số đặc điểm riêng.