Triển vọng của FDI tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (Trang 86)

Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010 đã nêu rõ mục tiêu tổng quát là “duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhanh, bền vững, tạo chuyển biến mạnh về chất lƣợng phát triển, vƣợt ra khỏi tình trạng nƣớc kém phát triển, thu nhập thấp. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hƣớng CNH, HĐH. Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, khai thác có hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại”. Mục tiêu cụ thể về tăng trƣởng kinh tế đã đƣợc đề ra trong Chiến lƣợc là:

Phương án cơ bản:

+ Tổng GDP năm 2010 theo giá so sánh gấp 2,1 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 5 năm 2006-2010 đạt 7,5-8%, trong đó nông, lâm, ngƣ nghiệp tăng 3,0-3,2%, công nghiệp và xây dựng tăng 10-10,5%, dịch vụ tăng 7,2-7,5%. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 14%/năm. + Cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP đến năm 2010 dự kiến: nông, lâm, ngƣ

nghiệp khoảng 13,5-14%; công nghiệp và xây dựng khoảng 45%; các ngành dịch vụ khoảng 41-41,5%.

Để thực hiện mục tiêu tăng trƣởng theo phƣơng án này, ƣớc tính nhu cầu tổng đầu tƣ toàn xã hội trong 5 năm tới là 114 tỷ USD (giá 2005), chiếm 37,6% GDP.

Phương án cao:

+ Tổng GDP năm 2010 theo giá so sánh gấp 2,15 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 5 năm 2006-2010 đạt 8,0- 8,5%, trong đó nông, lâm, ngƣ nghiệp tăng 3,2-3,5%, công nghiệp và xây dựng tăng 10,5-11%, dịch vụ tăng 7,5-8%. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 16%/năm.

+ Cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP đến năm 2010 dự kiến: Nông, lâm, ngƣ nghiệp khoảng 13-13,5%; công nghiệp và xây dựng khoảng 45%; các ngành dịch vụ khoảng 41,5-42%.

Ƣớc tính nhu cầu vốn đầu tƣ nhằm đáp ứng mục tiêu tăng trƣởng theo phƣơng án này, trong 5 năm tới dự kiến 120 tỷ USD, chiếm 38,6% GDP.

Theo đó, nhu cầu vốn đầu tƣ để thực hiện các mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội là rất lớn. Để có nguồn vốn này, bên cạnh việc động viên các nguồn lực trong nƣớc, đòi hỏi phải huy động một cách tích cực các nguồn vốn nƣớc ngoài trong đó có vốn FDI. Trong bối cảnh những năm tới, nguồn vốn ODA có chiều hƣớng giảm cả về quy mô và mức độ ƣu đãi với những điều kiện ràng buộc khắt khe hơn; nguồn vốn vay thƣơng mại từ bên ngoài để tự đầu tƣ không nhiều lại phải chịu lãi suất cao; điều kiện vay trả khắt khe và chịu nhiều rủi ro của biến động tỷ giá,... Do đó, trong việc tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài sẽ chú trọng đến nguồn vốn FDI, thu hút kỹ thuật, công nghệ, mở rộng thị trƣờng để bổ sung nguồn vốn, xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế nhằm phục vụ chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.

Để đạt mục tiêu tăng trƣởng kinh tế giai đoạn đến 2010 bình quân từ 7,5- 8%/năm, nhu cầu các nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển toàn xã hội khoảng 114- 120 tỷ USD (theo giá năm 2006), trong đó, nguồn vốn huy động từ bên ngoài (kể cả FDI, ODA, đầu tƣ gián tiếp) chiếm khoảng 30%. Từ mục tiêu trên, dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu của khu vực FDI nhƣ sau:

Phương án 1:

Duy trì tỷ trọng vốn FDI trong tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội ở mức 17-18% nhƣ hiện nay, theo đó, trong 5 năm 2006-2010 vốn FDI thực hiện đạt 19-20 tỷ USD, vốn đăng ký mới (kể cả tăng vốn) đạt khoảng 22-23 tỷ USD.

Cơ cấu FDI theo ngành: công nghiệp chiếm 55%, nông-lâm-ngƣ nghiệp chiếm 10% và dịch vụ chiếm 35%. Riêng dịch vụ tăng 15% so với thời kỳ 2001-2005.

Phương án 2:

Nâng tỷ trọng vốn FDI trong tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội lên mức 22% (là mức bình quân của 5 năm trƣớc 1996-2000), đòi hỏi, trong 5 năm 2006-2010 vốn FDI thực hiện đạt 23-24 tỷ USD, vốn đăng ký mới (kể cả tăng vốn) đạt 25- 26 tỷ USD.

- Cơ cấu FDI theo ngành: công nghiệp chiếm 50%, nông-lâm-ngƣ nghiệp chiếm 10% và dịch vụ chiếm 40%.

Về cơ cấu vùng lãnh thổ, FDI vẫn tiếp tục gia tăng mạnh ở các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp - khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế mở, các địa phƣơng có nguồn tài nguyên, nguyên liệu.

- Trong số vốn thực hiện của thời kỳ 2001-2010 ƣớc tính sẽ có khoảng 10 tỷ USD là vốn đăng ký của các dự án đƣợc cấp phép trƣớc năm 2006. Số vốn thực hiện còn lại thuộc các dự án cấp mới và tăng vốn tƣ năm 2006.

Mục tiêu thu hút 24-25 tỷ USD vốn FDI thực hiện trong thời kỳ 2006-2010, bình quân mỗi năm từ 4,8-5 tỷ USD, là mức cao so với kết quả đã đạt đƣợc trong 5 năm 2001-2005. Tuy nhiên, so với tiềm năng, cũng nhƣ với các nƣớc trong khu vực nhƣ Trung Quốc, Singapore thì còn rất khiêm tốn, nƣớc ta có thể đạt đƣợc, nếu môi trƣờng đầu tƣ đƣợc cải thiện mạnh mẽ và có các giải pháp đột phá trong những năm tới.

Trong thời kỳ đến năm 2020 phấn đấu duy trì tỷ trọng vốn FDI trong tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội trên 22%, chú trọng thu hút FDI vào các dự án công nghệ cao và hƣớng về xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)