Nhƣ chúng ta đã biết, thất nghiệp là hiện tƣợng kinh tế xã hội tồn tại từ chủ nghĩa tƣ bản và ngày nay nó đã trở thành một trong những vấn đề lớn của nhân loại là mối quan tâm lo ngại của hầu hết các quốc gia trên thế giới đặc biệt các nƣớc đang phát triển. Ở Việt Nam cũng vậy, thất nghiệp luôn là một vấn đề bức xúc của nền kinh tế. Lực lƣợng thất nghiệp ở nƣớc ta bao gồm những ngƣời có sức lao động, có nhu cầu làm việc nhƣng không tìm đƣợc việc làm và cả những ngƣời lao động thiếu việc làm, nhất là ở nông thôn do nguồn lao động ngày càng đông nhƣng diện tích canh tác chỉ có hạn, ngày càng ít đi và do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp chỉ có tính thời vụ. Đó còn chƣa kể số lƣợng lớn ngƣời lao động bị dôi ra khi sắp xếp lại sản xuất, sắp xếp lại lao động, áp dụng những máy móc thiết bị cần ít lao động ở các doanh nghiệp quốc doanh và các khu vực công cộng khác.
Tình trạng thất nghiệp kể trên đã gây ra nhiều khó khăn phức tạp trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nƣớc ta. Đòi hỏi phải có biện pháp khắc phục. Kinh nghiệm nhiều năm chỉ ra rằng sự phát sinh của nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong nƣớc nếu không dựa vào yếu tố bên ngoài thì không thu hút thêm đƣợc bao nhiều lao động mới. Theo kinh nghiệm của nhiều nƣớc, trong giai đoạn đầu của quá trình CNH, HĐH (ít nhất trong hai thập kỷ đầu), nguồn lao động dồi dào với giá rẻ có đóng góp to lớn cho nền kinh tế. Nói cách khác, tăng cƣờng đầu tƣ vào các ngành - nơi thu hút một lực lƣợng lớn lao động với giá rẻ sẽ không chỉ có ý nghĩa tạo ra nhiều việc làm mà đồng thời tạo ra nguồn thu nhập nhanh và nhiều, đỡ tốn kém hơn so với đầu tƣ vào công nghệ mới.
Do vậy, trong điều kiện vốn đầu tƣ còn hạn chế nhƣ nƣớc ta hiện nay, lao động cũng chính là nguồn tiềm năng cần khai thác và tích luỹ ban đầu. Bởi chiến lƣợc công nghiệp hoá lúc đó gắn liền với sự huy động và phát triển các nguồn lực tăng trƣởng - mà nguồn lực đó là tài nguyên và con ngƣời. Lao động rẻ và dồi dào đang là thế mạnh có thể sử dụng để thu hút kỹ thuật nƣớc ngoài.
Nhƣ vậy có thể nói đƣa lao động tham gia vào sự phân công lao động quốc tế là lối thoát lớn nhất để giải quyết vấn đề thất nghiệp, đó là chƣa kể đến một số lƣợng lớn lao động ở khâu xây dựng cơ bản và trong các ngành nghề phụ trợ phục vụ các hoạt động của doanh nghiệp.
Tính đến hết năm 2006, số lao động trực tiếp trong khu vực FDI đã lên gần 90 vạn ngƣời. Ngoài ra, ƣớc tính khu vực kinh tế có vốn FDI đã tạo ra hơn 1,5 triệu việc làm cho lao động gián tiếp (theo điều tra của Ngân hàng Thế giới thì cứ mỗi việc làm trực tiếp sẽ tạo ra từ 1 đến 2 việc làm gián tiếp).
Lƣơng bình quân của lao động Việt Nam trong khu vực FDI từ 75-80 USD/tháng, cao hơn bình quân chung của các doanh nghiệp trong nƣớc. Theo điều tra của Tổ chức xúc tiến thƣơng mại Nhật Bản (JETRO) đối với doanh nghiệp Nhật Bản, lƣơng bình quân tháng của kỹ sƣ Việt Nam từ 220-250 đô la Mỹ, cán bộ quản lý từ 490-510 đô la Mỹ, công nhân Việt Nam tại Hà Nội là 94 đô la Mỹ và tại thành phố Hồ Chí Minh là 113 đô la Mỹ.
Tác động của FDI đối với giải quyết tình trạng thất nghiệp còn đƣợc xem xét dƣới góc độ rộng hơn: Các doanh nghiệp có vốn FDI đã tạo ra cú hích ban đầu thu hút hàng vạn lao động có thu nhập khá. Nhƣ vậy sức mua của hàng vạn lao động này tăng lên đã thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển (dịch vụ, ăn uống sản xuất hàng tiêu dùng, v.v.). Các ngành nghề phát triển lại thu hút một lực lƣợng lao động nữa và cứ nhƣ vậy FDI hoặc là trực tiếp hoặc là gián tiếp tác động tích cực từ chiến lƣợc giải quyết công ăn việc làm cho toàn xã hội.
Nhìn chung, những con số trên chƣa lớn, nhƣng đó là kết quả bƣớc đầu cho chúng ta thấy đƣợc tầm quan trọng của FDI đối với việc giải quyết công ăn việc làm trong những năm vừa qua và đặc biệt là trong những năm tới, vì khi số vốn đƣợc thực hiện tăng lên thì số việc làm đƣợc tạo ra cũng nhiều hơn.