3.2.1.1. Tiếp tục cải cách và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:
Trƣớc hết là thể chế kinh tế của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, thể chế về tổ chức và họat động của hệ thống hành chính nhà nƣớc. Tôn trọng quy luật kinh tế thị trƣờng.
Rà soát và hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật theo từng lĩnh vực, loại bỏ những quy định pháp luật không còn hiệu lực hoặc chồng chéo, trùng lắp.
Tăng cƣờng năng lực của các cơ quan hành chính nhà nƣớc ở trung ƣơng và địa phƣơng trong việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đổi mới phƣơng thức và quy trình xây dựng pháp luật.
Ban hành các quy định bảo đảm sự tham gia có hiệu quả của nhân dân vào quá trình xây dựng pháp luật, tổ chức tốt việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân trƣớc khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Công khai hóa các văn bản quy phạm pháp luật trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.
3.2.1.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và phát triển các loại thị trường:
(1) Hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế:
Hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền tự do kinh doanh; tạo lập môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, phù hợp với các cam kết quốc tế và lộ trình đã công bố. Tổ chức thực hiện tốt Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ.
Hoàn thiện pháp luật thƣơng mại và dịch vụ theo hƣớng phù hợp với thông lệ quốc tế và các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập, tạo cơ sở pháp lý để đáp ứng các yêu cầu về tự do thƣơng mại - đầu tƣ - dịch vụ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mà Việt Nam đã cam kết.
Hoàn thiện pháp luật về tài chính công. Tiếp tục cải cách pháp luật về thuế theo hƣớng ổn định và đơn giản hoá, có tính đến các định chế kinh tế quốc tế và khu vực cũng nhƣ các điều ƣớc quốc tế khác có liên quan. Trƣớc mắt, cần ban hành các văn bản hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện đầy đủ các quyết định của Luật Đấu thầu.
Tiếp tục xây dựng đồng bộ pháp luật về các chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật (điện lực, bƣu chính viễn thông và công nghệ thông tin, an ninh lƣơng thực, thú y, thuỷ sản...) thể hiện các nguyên tắc, điều kiện, tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật liên quan đến phát triển và quản lý ngành.
Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tài nguyên và môi trƣờng theo các nguyên tắc phát triển bền vững, bảo đảm kết hợp hài hoà giữa sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng với phát triển kinh tế.
Quy định đầy đủ trách nhiệm pháp lý và các chế tài dân sự, kinh tế, hành chính, hình sự đối với các hành vi làm tổn hại tới môi trƣờng, tới việc bảo vệ và phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong quá trình khai thác, sử dụng. Áp dụng rộng rãi nguyên tắc “ngƣời gây ô nhiễm phải khắc phục hậu quả”.
Ƣu tiên xây dựng các văn bản pháp luật và các thiết chế cần thiết nhằm bảo vệ nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia, các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp và các biện pháp đối kháng trong thƣơng mại quốc tế.
(2) Phát triển đồng bộ các loại thị trường:
Hoàn thiện khung pháp luật cho việc tạo lập và vận hành hiệu quả các loại thị trƣờng nhằm tạo môi trƣờng kinh doanh công bằng, hiệu quả cho các doanh nghiệp. Tập trung vào các thị trƣờng hàng hoá và dịch vụ, bất động sản, lao động, tài chính và khoa học công nghệ.
* Đối với thị trường hàng hoá và dịch vụ: Tổ chức tốt việc triển khai thực hiện
Luật Cạnh tranh và Kiểm soát độc quyền gắn với thị trƣờng. Đổi mới quản lý nhà nƣớc về giá phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng. Thực hiện tự do hoá thƣơng mại và đầu tƣ phù hợp với các cam kết song phƣơng, đa phƣơng và theo thông lệ quốc tế. Tập trung phát triển mạnh thị trƣờng dịch vụ, nhất là thị trƣờng dịch vụ chất lƣợng cao, giá trị gia tăng lớn.
* Đối với thị trường bất động sản: Thực hiện các chính sách để dễ dàng chuyển
quyền sử dụng đất thành hàng hoá, nhờ đó, đất đai thực sự trở thành nguồn lực và nguồn vốn phát triển. Tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đầu tƣ xây dựng nhà ở, khách sạn, văn phòng cho thuê, đƣờng, cầu, bến cảng, kho tàng... Hình thành cơ chế giá bất động sản theo thị trƣờng. Nhà nƣớc điều tiết giá đất bằng các chính sách kinh tế vĩ mô thích hợp và thông qua quan hệ cung - cầu. Phát triển các hoạt động dịch vụ trung gian về bất động sản (môi giới, định giá, thông tin, thế chấp, bảo lãnh…). Xây dựng hệ thống đăng ký, thông tin bất động sản; Sớm ban hành Luật Đăng ký bất động sản.
* Đối với thị trường lao động: Phát triển thị trƣờng lao động đồng bộ; tạo môi
trƣờng thông suốt để tăng sự gắn kết cung-cầu lao động; đa dạng hoá các hình thức giao dịch việc làm; bảo đảm quyền lựa chọn chỗ làm việc, nơi cƣ trú của ngƣời lao động. Thực hiện rộng rãi chế độ hợp đồng lao động; bảo đảm quyền lợi của cả ngƣời lao động và lẫn ngƣời sử dụng lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp; hoàn thiện chính sách tuyển mộ và sử dụng lao động trong khu vực kinh tế nhà nƣớc và bộ máy công quyền; phát triển thị trƣờng nhân lực quản trị kinh doanh. Tăng cƣờng hệ thống thông tin, thống kê về thị trƣờng lao động.
Đẩy mạnh xuất khẩu lao động theo hƣớng tăng dần tỷ trọng lao động xuất khẩu có kỹ thuật và chuyên gia. Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động xuất khẩu lao động.
* Đối với thị trường tài chính: Phát triển thị trƣờng tài chính theo hƣớng có cơ
cấu hoàn chỉnh, quy mô và phạm vi hoạt động rộng, an toàn, đƣợc quản lý, giám sát chặt chẽ, bảo vệ lợi ích hợp pháp của mọi đối tƣợng tham gia đầu tƣ, chủ động hội nhập thị trƣờng tài chính quốc tế. Phát triển mạnh thị trƣờng chứng khoán, từng bƣớc làm cho thị trƣờng này thực sự trở thành kênh huy động vốn chủ yếu cho đầu tƣ phát triển. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đáp ứng đủ các điều kiện có thể niêm yết cổ phiếu và huy động vốn qua thị trƣờng chứng khoán. Tăng cƣờng hệ thống thông tin, thống kê về thị trƣờng chứng khoán.
Tăng cƣờng hoàn thiện thị trƣờng tiền tệ; lành mạnh hoá các hoạt động giao dịch vốn ngắn hạn và mua bán các giấy tờ có giá trên thị trƣờng; tăng cƣờng liên kết giữa thị trƣờng tiền tệ với thị trƣờng tài chính cả về hoạch định chính sách, cơ chế hoạt động, quản lý điều hành và giám sát hoạt động.
* Đối với thị trường khoa học, công nghệ: Thực hiện các chính sách ƣu đãi, công
nhận và cấp bằng sáng chế đối với các công trình khoa học và hoạt động sáng tạo, hoàn thiện và ứng dụng công nghệ mới. Hình thành các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, các tổ chức nghiên cứu ứng dụng và phát triển khoa học và công nghệ hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp. Thúc đẩy thƣơng mại hoá các sản phẩm khoa học và công nghệ. Tạo môi trƣờng mua bán thuận lợi các sản phẩm công nghệ, gắn kết hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, phát triển quan hệ hợp đồng giữa doanh nghiệp sản xuất với cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ. Hình thành các quỹ đầu tƣ mạo hiểm trong nghiên cứu, triển khai, phát triển công nghệ mới. Tăng cƣờng các dịch vụ hỗ trợ về sở hữu trí tuệ, tƣ vấn, mua bán, giám định, đánh giá, chuyển giao công nghệ. Hình thành các tổ chức trung gian giao dịch công nghệ, chợ công nghệ, vƣờn ƣơm công nghệ. Chuyển đổi các tổ chức nghiên cứu ứng dụng công nghệ sang chế độ tự chủ tài chính hoặc doanh nghiệp; thực hiện việc công ty hoá các tổ chức nghiên cứu ứng dụng công nghệ. Xoá bỏ độc quyền trong hoạt động khoa học, công nghệ; hoàn thiện cơ chế đặt hàng, đấu thầu để tuyển chọn các dự án, đề tài nghiên cứu và đơn vị thực hiện sản phẩm công ích và khoa học, công nghệ. Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong hoạt động nghiên cứu triển khai.
3.2.1.3. Hoàn thiện cơ chế thực hiện:
(1) Hoàn thiện cơ chế thực hiện đối với công tác quy hoạch:
Quán triệt và thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tƣ trong công tác quy hoạch. Việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phải phù hợp với các cam kết quốc tế. Đặc biệt chú trọng công tác dự báo (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn) nhằm nâng cao chất lƣợng quy hoạch (quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm, địa bàn...). Quy hoạch phải có căn cứ khoa học, có tầm nhìn dài hạn, thu hút rộng rãi ý kiến đóng góp, tranh thủ sự giám sát thực hiện của nhân dân. Trừ một số nội dung liên quan đến quốc phòng, an ninh, tất cả các loại quy hoạch đều phải đƣợc công khai hoá.
Điều chỉnh quy hoạch các ngành cho phù hợp với các thỏa thuận và cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập. Đặc biệt chú trọng công tác dự báo nhằm nâng cao chất lƣợng quy hoạch (quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm, địa bàn...). Xoá bỏ quy định về việc yêu cầu các dự án đầu tƣ phải phù hợp với quy hoạch sản phẩm.
(2) Tăng cường chống tham nhũng:
Tổ chức triển khai thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Phòng, chống tham nhũng. Tạo sự chuyển biến trong việc chống tham nhũng, sách nhiễu dân, coi thƣờng kỷ luật, kỷ cƣơng và tắc trách trong công việc.
Thực hiện nghiêm quy chế công chức và chế độ công vụ, đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc thực thi pháp luật và phục vụ nhân dân. Thực hiện các hình thức về công khai minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhƣ: công khai, minh bạch trong mua sắm công và xây dựng cơ bản, trong quản lý dự án đầu tƣ xây dựng, tài chính và ngân sách nhà nƣớc, trong huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân, trong quản lý sử dụng khoản hỗ trợ, viện trợ, trong quản lý sử dụng đất đai...
3.2.2. Nhóm các giải pháp liên quan trực tiếp đến FDI
3.2.2.1. Hoàn thiện luật pháp, chính sách, chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến luật pháp.
Điều chỉnh các cam kết về mở cửa thị trƣờng cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong lĩnh vực thƣơng mại hàng hóa và thƣơng mại dịch vụ theo đúng các cam kết của WTO. Cần rà soát, công khai các văn bản pháp quy của các Bộ, ngành có
liên quan về điều kiện đầu tƣ hoặc hành nghề của các doanh nghiệp nói chung để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các cam kết của Nhà nƣớc ta. Đồng thời, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các văn bản về quản lý ĐTNN trên địa bàn theo hƣớng minh bạch, rõ ràng về đầu mối, thời gian, đầu mục hồ sơ, v.v.
Rà soát chính sách thuế và ƣu đãi đầu tƣ đang còn cản trở thu hút đầu tƣ (việc áp thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ xuất khẩu, chi phí quảng cáo..). Phổ biến rộng và tập huấn Luật Đầu tƣ và Luật Doanh nghiệp cùng các văn bản hƣớng dẫn việc áp dụng và thi hành đối với các Bộ, ngành, địa phƣơng và các doanh nghiệp theo những hƣớng cơ bản sau:
- Thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử và bảo đảm quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tƣ trong những lĩnh vực mà Nhà nƣớc không cấm hoặc hạn chế.
- Bảo đảm mở cửa thị trƣờng đầu tƣ trong các ngành sản xuất và dịch vụ phù hợp với lộ trình quy định tại các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên. - Bảo đảm quyền tự chủ của nhà đầu tƣ trong việc lựa chọn lĩnh vực đầu tƣ, hình thức đầu tƣ, phƣơng thức huy động vốn, địa bàn và quy mô đầu tƣ, đối tác đầu tƣ, thời hạn hoạt động của dự án.
- Bảo đảm quyền của nhà đầu tƣ trong việc tiếp cận bình đẳng đối với các nguồn vốn tín dụng, ngoại tệ, đất đai, tài nguyên thiên nhiên; tiếp cận các thông tin về luật pháp, chính sách, các dữ liệu cơ bản của nền kinh tế quốc dân, các cơ hội đầu tƣ; khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền về các hành vi phạm pháp của các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nƣớc theo quy định của pháp luật...
- Bảo đảm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của Việt Nam theo Hiệp định TRIMs, theo đó, nhà đầu tƣ không bị áp đặt điều kiện bắt buộc về thị trƣờng tiêu thụ (xuất khẩu hoặc tiêu thụ trong nƣớc), về thực hiện chƣơng trình nội địa hóa, phát triển nguồn nguyên liệu trong nƣớc và những hạn chế khác liên quan đến chuyển giao công nghệ, tuyển dụng lao động...
- Bảo đảm thực hiện đầy đủ cam kết của Việt Nam về việc xoá bỏ sự phân biệt đối xử về giá, phí các hàng hóa, dịch vụ.
Ngoài ra, cần kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về lao động và tiền lƣơng nhằm hạn chế tình trạng tranh chấp trong các doanh nghiệp. Xây dựng lộ trình một mặt bằng chung về mức lƣơng tối thiểu cho lao động làm việc
trong doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền nâng cao hiểu biết về Luật Lao động và các văn bản hƣớng dẫn thi hành đối với ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động.
3.2.2.2. Cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh phân cấp quản lý gắn với tăng cường phối hợp giám sát hoạt động quản lý FDI:
Công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý là một trong những tiêu chí của xã hội “công bằng, dân chủ, văn minh” và cũng là tiền đề cho việc chống tham nhũng và tạo ra thị trƣờng cạnh tranh, giảm chi phí giao dịch cho doanh nghiệp và công dân.
Để cải cách triệt để thủ tục đầu tƣ/kinh doanh và hƣớng tới những mục tiêu dài hạn (đảm bảo quyền tự do kinh doanh, giảm chi phí tuân thủ các quy chế hành chính và cải thiện môi trƣờng kinh doanh), cần thực hiện một số thay đổi trong ba lĩnh vực cơ bản: (i) giám sát quá trình ban hành văn bản pháp luật liên quan đến Giấy phép kinh doanh, Đăng ký kinh doanh/đầu tƣ (ii) giám sát quy trình đăng ký kinh doanh/đầu tƣ, cấp phép kinh doanh; và (iii) tạo dựng thiết chế cho ngƣời dân thực hiện tố quyền, yêu cầu các cơ quan hành pháp, tƣ pháp hủy các văn bản hạn chế quyền tự do kinh doanh một cách bất hợp lý. Cụ thể, cần công bố công khai quy trình tác nghiệp, thời gian giải quyết công việc, ngƣời chịu trách nhiệm ở tất cả các cơ quan thuộc bộ máy nhà nƣớc và các đơn vị cung ứng dịch vụ công để mọi công dân, mọi doanh nghiệp biết; loại bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết và các loại phí không chính thức; rà soát, loại bỏ các vƣớng mắc về thủ tục hành chính ở tất cả các lĩnh vực nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục về đất đai, giải phóng mặt bằng, hải quan, xuất nhập khẩu, đấu thầu, cấp con dấu, đăng ký thuế, xuất nhập cảnh...; xử lý dứt điểm, kịp thời các vấn đề vƣớng mắc trong quá trình cấp phép, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tƣ cũng nhƣ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Mặt khác, để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nƣớc, cần thực hiện phân cấp mạnh việc quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động FDI, đặc biệt là tăng thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về phê duyệt, quản lý các dự án FDI trên cơ sở gắn với việc tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát việc thi