Thực trạng hoạt động FDI trong lĩnh vực kinh doanh khai thác cảng và

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng 2006 - 2010 (Trang 62)

kinh tế biển tại Hải Phòng

Do các vấn đề về an ninh-chính trị-quốc phòng, trong nhiều năm qua, yếu tố nước ngoài đã không xuất hiện trong những dự án xây dựng và nâng cấp Cảng Hải

55

Phòng. Hiện tại chỉ có duy nhất Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cảng Hải Phòng đang chi phối hầu hết các hoạt động kinh tế trong Cảng. Tại thời điểm cuối năm 2010, trong số 35 công ty đang hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan tới dịch vụ cảng tại Hải Phòng, có sáu công ty có vốn FDI, đó là LD Vận tải quốc tế Nhật – Việt (vốn đăng ký: 5 triệu USD, bên Việt Nam đóng góp 50% vốn); LD Khai thác Container Việt Nam (vốn đăng ký 3,6 triệu USD, bên Việt Nam đóng góp 60% vốn); Công ty TNHH SITC Việt Nam – cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa và dịch vụ đại lý tàu biển – với số vốn đăng ký là 400.000 USD; Công ty TNHH Vận tải biển Đông Long – chuyên vận tải hàng đường biển và cho học sinh thực tập – vốn đăng ký 11.457.407 USD. Ngoài ra, có hai dự án hình thức BCC kinh doanh cửa hàng miễn thuế tại Cảng Hải Phòng và Cảng Đình Vũ.

Hệ thống cảng đang hoạt động của Hải Phòng hiện tại bao gồm: cảng Vật Cách, Đoạn Xá, Hoàng Diệu, Chùa Vẽ, Đình Vũ đã được quan tâm đầu tư nâng cấp mở rộng, về cơ bản bảo đảm nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của Thành phố và khu vực. Tuy nhiên, do lượng hàng hóa thông qua các cảng ở Hải Phòng có tốc độ tăng trưởng rất nhanh (tăng từ 11,5 triệu tấn năm 2005 lên tới 35 triệu tấn năm 2010, dự kiến 55-60 triệu tấn vào năm 2015) nên yêu cầu mở rộng, phát triển đồng bộ hệ thống cảng biển là rất cần thiết.

Công nghiệp đóng tàu của Hải Phòng cũng thu được kết quả khả quan, với mạng lưới các nhà máy đóng tàu gồm Bạch Đằng, Sông Cấm, Nam Triệu, Phà Rừng, Bến Kiền, Tam Bạc...có thể sửa chữa các tàu cỡ lớn đến 50.000 DWT, đóng mới tàu trọng tải đến 70.000 DWT và đặc biệt thời gian vừa qua tại nhà máy Nam Triệu đã đóng và hạ thủy thành công tàu dầu hiện đại, trọng tải 150.000 DWT.

Trong quá trình xây dựng Cảng nước sâu Lạch Huyện, Chính phủ đã tổ chức đấu thầu quốc tế các gói thầu xây dựng hợp phần A và B (xây dựng cơ sở hạ tầng sân bãi và xây dựng cầu cảng). Đã có 3 nhà đầu tư Nhật Bản: Công ty Thương mại Hàng hải Mitsui O.S.K.Lines, Công ty Nippon Yussen Kaisha và Công ty Thương mại Itochu cùng thành lập liên doanh với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đầu tư xây dựng và kinh doanh khai thác tại cảng Lạch Huyện với hình

56

thức PPP (B-T), phía bên Việt Nam chi trả chủ yếu từ nguồn vốn ODA vay với lãi suất thấp của Chính phủ Nhật Bản, đầu tư hạ tầng gồm luồng tàu, vũng quay tàu, đê chắn sóng, phao tiêu, xử lý nền đất yếu cho bãi hàng container. Giai đoạn khởi động, dự án sẽ được đầu tư cầu bến dài 700 m cùng lúc tiếp nhận được 2 tàu 100.000 tấn và hệ thống hậu cần logistics.

Hai sự kiện đáng chú ý diễn ra gần đây: tháng 1/2010, tập đoàn Itochu (Nhật Bản) đã chính thức đề nghị Bộ Giao thông vận tải về việc phối hợp với Vinalines đầu tư xây dựng cảng Lạch Huyện. Theo đó nhà đầu tư này sẽ bỏ vốn đầu tư vào hợp phần B – xây dựng 02 bến container có tổng mức đầu tư 165 triệu USD; Và trong chuyến thăm Quatar cuối quý I/2009 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, 04 nhà đầu tư của Quatar và Bỉ gồm Công ty Rent A Port và Antwerp (Bỉ) và IPEM và United Development Co. (Quatar) đã ký thỏa thuận với Vinalines cùng hợp tác triển khai dự án xây dựng Cảng Lạch Huyện, số vốn dự kiến lên đến 500 triệu USD. Theo thỏa thuận này, các doanh nghiệp trên sẽ đầu tư xây dựng hai bến cảng số 3 và số 4 với mức đầu tư khoảng 250 triệu USD, đồng thời đầu tư một khu dịch vụ hậu cần cảng đồng bộ rộng 400 ha với mức đầu tư 250 triệu USD. Tuy nhiên, các dự án này đang gặp khó khăn bởi nhiều nguyên nhân, ngoài việc phía Chính phủ Việt Nam thay đổi thiết kế thi công khiến cho tổng mức đầu tư của toàn dự án tăng lên gấp 3,6 lần: từ 4.660 tỷ đồng lên 17.161 tỷ đồng, thì trong đó cũng có nguyên nhân đến từ sự yếu kém trong năng lực tài chính và kỹ thuật của các nhà thầu.

Trong lĩnh vực kinh tế biển, mặc dù Hải Phòng có điều kiện tự nhiên là lợi thế cho phát triển ngư nghiệp và thủy sản, tuy nhiên, do đặc thù của ngành này là phụ thuộc nhiều vào tự nhiên và khí hậu, độ rủi ro cao, chịu nhiều thiệt hại do dịch bệnh, ô nhiễm môi trường nên mặc dù UBND Thành Phố có các chính sách ưu đãi, các dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực này còn rất hạn chế. Hiện chỉ có 3 dự án FDI đang hoạt động, bao gồm: Công ty LD TNHH Ngọc trai Haiyat Việt Nam – chuyên nuôi trai giống, cấy và chế tác ngọc trai; Công ty TNHH Greenfeed Delta và Công ty De Heus Hải Phòng – chuyên sản xuất thức ăn cho thủy sản.

57

Nhìn chung, trong lĩnh vực kinh doanh khai thác dịch vụ cảng và kinh tế biển, Hải Phòng hiện đang có quá ít các dự án FDI. Hơn nữa, các dự án đều có quy mô nhỏ, vốn đầu tư thấp, ít có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước. Việc kêu gọi FDI vào lĩnh vực này là nhiệm vụ quan trọng của Hải Phòng trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng 2006 - 2010 (Trang 62)