Định hướng thu hút vốn FDI của Hải Phòng

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng 2006 - 2010 (Trang 81)

FDI sẽ được định hướng tới các ngành: công nghiệp chế tác có giá trị gia tăng cao và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu; phát triển công nghiệp hỗ trợ; khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng; các dự án sử dụng công nghệ sạch; các dự án đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, các cơ sở y tế và chăm sóc sức khỏe hiện đại, xây dựng hạ tầng kỹ thuật…

74

Theo đó, các dự án có quy mô lớn nhưng không thuộc những ngành tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế sẽ ít có cơ hội được xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư dễ dàng như các năm trước; rà soát, kiên quyết thu hồi các dự án vi phạm tiến độ đầu tư không có khả năng triển khai để dành cơ hội cho các nhà đầu tư khác. Việc này sẽ hạn chế bớt các nhà đầu tư không có thực lực, muốn giữ chỗ để chuyển nhượng, mua bán dự án.[14,Tr.205]

Chính sách FDI nói chung và các chính sách ưu đãi của Hải Phòng nói riêng sẽ có định hướng và chọn lọc trong việc thu hút, phù hợp với quy hoạch và cơ cấu kinh tế của từng vùng trên địa bàn Thành phố. Trên tinh thần đó:

- Các dự án FDI được lựa chọn cấp phép phải phù hợp với cơ cấu kinh tế của cả nước; phù hợp với quy hoạch phát triển vùng và gắn với liên kết vùng; gắn với việc phát triển các cụm ngành nghề; tính đến sự phát triển của doanh nghiệp trong nước; xử lý hài hòa mối quan hệ giữa thị trường trong nước và xuất khẩu; gắn với việc chuyển giao công nghệ; gắn với đào tạo lao động.

- Các dự án sẽ được xem xét một cách cẩn trọng, thậm chí không cấp phép các dự án tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; những dự án có quy mô vốn thấp sử dụng diện tích đất lớn; những dự án khai thác, sử dụng nhiều tài nguyên và công nghệ lạc hậu, không có quy trình chế biến sâu; những dự án tiêu tốn nhiều năng lượng...

- Việc lựa chọn các dự án FDI, đặc biệt là các dự án có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng phải gắn với việc lựa chọn đối tác, chuyển mạnh hướng thu hút đầu tư sang các công ty, tập đoàn của EU, Mỹ, Nhật Bản nhằm tranh thủ công nghệ, kỹ thuật hiện đại - đây là tiền đề cơ bản giúp nền sản xuất của Hải Phòng tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng 2006 - 2010 (Trang 81)