Môi trường kinh tế

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng 2006 - 2010 (Trang 38)

Môi trường kinh tế thuận lợi thể hiện trước hết ở hệ thống kết cấu hạ tầng - tiền đề không thể thiếu được để các nhà đầu tư thực hiện mục tiêu đầu tư của mình. Hiện nay, vốn FDI của TNCs tập trung vào sản xuất, kinh doanh, vì vậy, họ rất quan tâm đến kết cấu hạ tầng kinh tế – kỹ thuật tại nơi đầu tư như: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điện nước và các dịch vụ khác… Bởi đó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư của họ. Những địa bàn có kết cấu hạ tầng kinh tế – kỹ thuật tốt sẽ là mảnh đất hấp dẫn các TNCs. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chú trọng đến đầu tư phát triển cả về kết cấu hạ tầng cứng (giao thông vận tải, sân bay, cảng, viễn thông…) và kết cấu hạ tầng mềm (chất lượng và các dịch vụ, tài chính, công nghệ…) thông qua các dự án sử dụng vốn nhà nước, vốn tài trợ ODA và vay nợ nước ngoài.

Sự ổn định về giá trị đồng tiền cũng góp phần quan trọng vào sự ổn định của môi trường kinh tế. Tiền tệ không ổn định thì các nhà đầu tư sẽ không dám bỏ vốn ra kinh doanh. Ở nước ta, từ khi đổi mới, đặc biệt là trong thời gian 10 năm qua, Chính phủ đã thực hiện chính sách tiền tệ khá ổn định. Trong đó, tỷ giá hối đoái mềm dẻo đã góp phần khuyến khích sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là trong hướng về xuất khẩu.

Ngoài ra, một yếu tố quan trọng nữa mà các TNCs đặc biệt chú ý là chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực có trình độ chuyên môn cao, trong những ngành công nghệ mũi nhọn, những ngành có hàm lượng khoa học – công nghệ cao, vì đây là những ngành thu lợi nhuận siêu ngạch. Bởi vậy, môi trường kinh tế thuận lợi còn thể hiện ở trình độ phát triển giáo dục, đào tạo.

Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang ở trình độ phát triển thấp, nhân tố hấp dẫn đầu tư chủ yếu là nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và nguồn lao động rẻ. Nhưng lợi thế này sẽ mất dần trong tương lai khi nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm dần và khi mức tiền công tăng lên ngang bằng so với khu vực. Trong báo cáo về “Sáng kiến chung Nhật Bản – Việt Nam nhằm cải thiện môi trường đầu tư và tăng cường sức cạnh tranh của Việt Nam” (Gọi tắt là “Sáng kiến chung Nhật Bản –

31

Việt Nam”) ngày 07/3/2004 đã nêu rõ: tăng trưởng của FDI vào Việt Nam đầu thập niên 90 là do chi phí lao động thấp…về lâu dài phải coi trọng phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế – xã hội nhất là giao thông vận tải và phát triển giáo dục, đào tạo. Tại các thành phố duyên hải Trung Quốc, nhờ có hệ thống giao thông thuận lợi, khoảng cách đến các cảng lớn ngắn đã thu hút mạnh FDI vào các khu vực này. Trong khi đó, ở các quốc gia Nam Sahara hệ thống đường sá kém phát triển, bưu chính viễn thông lạc hậu không có khả năng thu hút đầu tư.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng 2006 - 2010 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)