Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng 2006 - 2010 (Trang 51)

Nhìn lại 5 năm từ 2006 đến 2010, có thể kết luận rằng đây là một giai đoạn đánh dấu nhiều sự thăng trầm trong hoạt động thu hút vốn FDI tại Hải Phòng.

Bắt đầu từ 2006 – năm khởi đầu của giai đoạn thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm với nhiều sự thay đổi quan trọng trong chính sách kinh tế của

44

Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng. Do có sự thay đổi chính sách từ áp dụng Luật Đầu tư nước ngoài năm 2000 sang áp dụng Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp 2005 nên giai đoạn đầu đã gây một số xáo trộn trong môi trường kinh doanh, khiến các nhà ĐTNN e ngại, vốn FDI thu hút năm 2006 đã giảm 38,6% so với năm 2005. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thay đổi chính sách này đã thực sự tạo ra một “sân chơi” bình đẳng, công bằng, không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tạo niềm tin, sự phấn khởi cho các nhà ĐTNN đang hoạt động trong nước, thu hút thêm các nhà đầu tư mới.

Dấu ấn đặc biệt trong năm 2007 là việc Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Chính việc gia nhập này đã kéo theo nhiều thay đổi tích cực trong môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư, khả năng hội nhập với nền kinh tế thế giới của Việt Nam, tạo thêm nhiều cơ hội làm ăn mới cho các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này đã thể hiện rõ nét bởi sự gia tăng đáng kể của dòng vốn FDI đăng ký mới, tăng 2,87 lần so với năm 2006 và 1,44 lần so với kế hoạch đề ra (kế hoạch năm 2007 thu hút 300 triệu USD).

Hoạt động thu hút FDI tại Hải Phòng thực sự đạt đỉnh cao vào năm 2008 – năm “bội thu” vốn FDI (tăng 3,74 lần so với năm 2007). Đây không hẳn là tín hiệu quá mừng đối với Hải Phòng bởi trong năm này, trên toàn địa phương đã “bội thực” với dòng vốn FDI đổ vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản và xây dựng, chiếm 64% trong tổng vốn đăng ký mới, nhiều dự án đăng ký vốn lên tới hàng trăm triệu USD, trong khi FDI đầu tư vào công nghiệp, chế biến tăng không mạnh. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho thị trường bất động sản của Hải Phòng trở nên quá “nóng”, gây tác động không tốt đối với các lĩnh vực kinh tế khác.

Dưới sự tác động khá nặng nề của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, của quá trình lạm phát tăng cao và kéo dài, chính sách thắt chặt tiền tệ trong nước, hoạt động FDI tại Hải Phòng giai đoạn cả năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 thực sự ảm đạm: luồng vốn thu hút mới suy giảm trầm trọng (trong 6 tháng đầu năm 2010 chỉ thu hút được 5 dự án FDI mới), các doanh nghiệp FDI đang hoạt động gặp rất nhiều khó khăn, nhiều dự án bị bỏ dở, không triển khai hoặc

45

không thể tiếp tục triển khai, phải thanh lý trước thời hạn. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực có vốn nước ngoài tại Hải Phòng vẫn khá vững vàng do sự góp mặt của một số liên doanh lớn có sản xuất ổn định. Đến quý 3 và 4 của năm 2010, FDI tại Hải Phòng mới có sự phục hồi trở lại: đã có khá nhiều dự án mới đăng ký và đăng ký tăng vốn bổ sung mặc dù phần lớn trong số đó là các dự án nhỏ, kinh doanh dịch vụ và các lĩnh vực phụ trợ. Chính sự phục hồi này sẽ tạo đà phát triển cho hoạt động FDI tại Hải Phòng trong những năm tới, giai đoạn 2010-2015.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng 2006 - 2010 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)