26/6/1997.
Qua một thời gian dài nghiên cứu và quy hoạch, hiện nay, bản đồ các KCN tại Hải Phòng đã tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với địa lý và tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, đồng thời tuân thủ chặt chẽ Quy hoạch phát triển các
Khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định số 1107/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 21/8/2006).
Bảng 2.10: Các KCN ưu tiên phát triển từ 2010 đến 2015 tại Hải Phòng
STT Tên dự án Diện tích
(ha) Tình hình hoạt động
1 KCN Nam Tràng Cát 790 Đang khảo sát lập kế hoạch chi tiết và chờ phê duyệt
2 KCN Ngũ Phúc – Kiến
thụy 450 Đang giai đoạn chuẩn bị đầu tư 3 KCN An Hưng - Đại
Bản 450 Đang giai đoạn chuẩn bị đầu tư 4 KCN Giang Biên II –
Vĩnh Bảo 400
Dự kiến đầu tư xây dựng 4.456 tỷ VND
(Nguồn: Sở Kế hoạch & Đầu tư Hải Phòng)
2.3.3.3. Đánh giá chung về quá trình thành lập và phát triển các KCN tại Hải Phòng Phòng
Kết quả đạt được trong thời gian qua
Đến ngày 31/12/2010, có 8 dự án đầu tư xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng KCN trên địa bàn Hải Phòng (bao gồm cả Khu phi thuế quan trong Khu kinh tế Nam Đình Vũ) đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư để triển khai, tổng diện tích đất tự nhiên là 3.955,5 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp 2.487,55 ha. Trong số 8 dự án đó có 05 dự án đã đi vào hoạt động, 03 dự án đang xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án này triển khai nhằm tạo mặt bằng sạch để thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước thời kỳ từ 2010 đến 2015.
54
Các KCN đang hoạt động đã thu hút được 88 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.026,54 triệu USD, tỷ lệ giải ngân đến tháng 12/2010 đạt 51%; đồng thời thu hút được 27 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 14.080 tỷ đồng. Tính cả các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thì các KCN đã thu hút được 1.629 triệu USD vốn đầu tư đăng ký FDI và 20.836 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước.
Kết quả hoạt động của các dự án thứ cấp trong KCN, lũy kế đến tháng 12/2010: các dự án FDI đạt doanh thu 2.750 triệu USD, trong đó xuất khẩu 1.923 triệu USD, tỷ lệ xuất khẩu 70%, nộp ngân sách 95 triệu USD. Trong khi đó, các dự án trong nước đạt doanh thu 18.700 tỷ đồng, nộp ngân sách 2.300 tỷ đồng.
Các KCN tại Hải Phòng đã thu hút trên 23.000 lao động Việt Nam với mức lương trung bình cao hơn 1,5 lần so với mức lương cùng ngành nghề bên ngoài. Đặc biệt, hầu hết những lao động này được đào tạo lại để có tay nghề mới, phù hợp với kỹ thuật, công nghệ sản xuất hiện đại và phương thức quản lý tiên tiến. Đây chính là lực lượng lao động nòng cốt có thể đáp ứng được yêu cầu nhân lực trong sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa của Hải Phòng.
Những tồn tại, hạn chế
Một số KCN đang triển khai, gặp khó khăn trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, dẫn đến chậm tiến độ giao đất và đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng so với tiến độ đã cam kết. Vẫn còn tồn tại một vài KCN mặc dù đã đi vào hoạt động, kêu gọi được nhiều dự án thứ cấp nhưng chưa hoàn thành cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là trong việc xây dựng các nhà máy xử lý nước thải, rác thải tập trung dẫn tới nhiều bất cập trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường cho KCN và các khu vực xung quanh. KCN Đình Vũ, mặc dù đã lấp đầy mặt bằng cho thuê nhưng hệ thống đường sá ra vào KCN luôn trong tình trạng hư hỏng nặng, không được khắc phục dứt điểm, cần phải làm mới lại hoàn toàn.