Định hướng phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng 2006 - 2010 (Trang 77)

3.2.3.1. Định hướng chung

Xuất phát từ mục tiêu xây dựng và phát triển Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn 2050, các quan điểm và định hướng phát triển được xác định như sau:

Thứ nhất, Hải Phòng phát triển nhanh, bền vững và cơ bản trở thành thành phố cảng, công nghiệp hiện đại trước năm 2020 (từ 3-5 năm); tạo động lực, lan tỏa vì sự phát triển chung của các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Thứ hai, xây dựng Hải Phòng thành địa phương mạnh về biển, giàu từ biển. Phát triển mạnh kinh tế biển đảo; tập trung xây dựng các ngành công nghiệp và dịch

70

vụ có lợi thế cảng biển, những ngành công nghiệp then chốt làm nền tảng cho sự nghiệp phát triển CNH-HĐH.

Thứ ba, tăng cường phát triển và quản lý đô thị theo hướng xây dựng đô thị loại I trung tâm, văn minh hiện đại, có mạng lưới các đô thị vệ tinh, gắn liền với đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Thứ tư, chủ động hội nhập khu vực và quốc tế, tận dụng mọi nhân tố, mọi nguồn lực cho phát triển nhằm mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế trong nước và quốc tế.

Thứ năm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH với tỷ trọng dịch vụ: 58%, công nghiệp 37%, nông nghiệp 5% vào năm 2015 và tăng theo tỷ trọng dịch vụ lên 62-64%, công nghiệp còn 33-34%, nông nghiệp từ 3-4% vào năm 2020 trên cơ sở khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, chú trọng phát triển các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế của Thành phố. Chuyển hướng phát triển theo chiều sâu, chú ý các ngành, sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Phát triển mạnh lực lượng sản xuất đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; phát huy mọi nguồn lực, phát triển đồng bộ kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.[27]

3.2.3.2. Định hướng phát triển lĩnh vực kinh tế biển

Xây dựng Thành phố Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển của Vịnh Bắc Bộ, của cả nước, là địa phương mạnh về biển, giàu từ biển. Kinh tế biển phải là “hạt nhân” tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện cho Thành phố theo hướng CNH- HĐH. Khai thác tổng hợp và liên ngành tài nguyên biển, ven biển để phát triển kinh tế biển hiệu quả và bền vững. Kết hợp hài hòa kinh tế ven biển, kinh tế trên biển và các hải đảo với các khu vực nội địa của Thành phố và vùng để phát triển ổn định và bền vững. Gắn phát triển kinh tế biển với phát triển văn hóa – xã hội. Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên biển.[14,Tr.203]

Đến năm 2020, Hải Phòng đã xác định 06 lĩnh vực kinh tế biển trọng tâm được ưu tiên phát triển theo thứ tự như sau:

71

+ Xây dựng khu kinh tế, các khu công nghiệp, các khu đô thị ven biển. + Công nghiệp đóng mới, sửa chữa tàu thủy và phương tiện nổi.

+ Kinh tế thủy sản. + Du lịch biển.

+ Phát triển các huyện đảo. Theo đó:

- Đẩy nhanh đầu tư xây dựng hạ tầng cảng, hiện đại hóa, nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ xếp dỡ hàng hóa để đến năm 2015 bảo đảm thực hiện lượng hàng thông qua các cảng trên địa bàn đạt 55-60 triệu tấn/năm; đến năm 2020 đạt 80- 100 triệu tấn/năm. Nhanh chóng triển khai xây dựng cảng cửa ngõ khu vực phía Bắc tại Lạch Huyện làm chức năng đầu mối trung chuyển. Đến năm 2020, cảng Lạch Huyện có quy mô 35 bến/8.320 m dài, trong đó có 06 bến container...Triển khai xây dựng cảng Nam Đồ Sơn phục vụ phát triển kinh tế và quốc phòng.

Đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa đội tàu biển, nâng cao năng lực vận tải và sức cạnh tranh, giữ vững vai trò trung tâm hàng đầu của cả nước và tiến tới vị trí mạnh trong khu vực. Mở rộng thị phần vận tải biển, bảo đảm vận chuyển trên 30% khối lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu qua khu vực cảng Hải Phòng và Quảng Ninh (đến năm 2015) và trên 50% (đến năm 2020), vận chuyển thuê cho các nước khác.

Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ cảng như: dịch vụ đại lý tàu biển và môi giới hàng hải; dịch vụ lai dắt tàu biển; dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa tàu biển; dịch vụ cung ứng tàu biển; dịch vụ giao nhận và kiểm đếm hàng hóa; dịch vụ sửa chữa nhỏ tàu biển tại cảng; dịch vụ vệ sinh môi trường biển; dịch vụ xếp dỡ hàng hóa tại cảng biển; dịch vụ cứu hộ cứu nạn trên biển...Nâng cao năng lực cạnh tranh của các dịch vụ hàng hải để bảo đảm giá cả và chất lượng dịch vụ tại Hải Phòng tương đương với các nước trong khu vực và thế giới.

- Công nghiệp đóng mới, sửa chữa tàu thuyền và phương tiện nổi, phấn đấu đến năm 2020, Hải Phòng là trung tâm đóng mới và sửa chữa tàu thuyền lớn nhất Việt Nam, là trung tâm của khu vực và thế giới, đóng tàu có trọng tải lớn, tàu chuyên dùng tiêu chuẩn quốc tế. Tốc độ tăng trưởng trung bình trên 30%/năm, về đóng mới

72

tăng 30-35%/năm. Đóng được tàu trên 10 vạn DWT sau năm 2015; đến năm 2020 có thể đóng mới tàu vận tải đến 20-25 vạn DWT và các loại tàu chuyên dụng khác như tàu chở dầu, tàu container, công trình, tàu cuốc, khai thác dầu khí, hút bùn tiêu chuẩn quốc tế. Sửa chữa tàu trọng tải trên 100.000 tấn, chiếm 15-20% thị phần sửa chữa tàu của khu vực; đáp ứng 40-50% nhu cầu đóng tàu mới của cả nước.; 80% nhu cầu sửa chữa tàu sông vùng Bắc Bộ; trên 50% nhu cầu của cả nước về sửa chữa tàu biển. Đẩy nhanh tỷ lệ nội địa hóa trong công nghiệp đóng tàu (kể cả sản xuất động cơ thủy); phấn đấu đạt tỷ lệ nội địa hóa là 75% vào năm 2020.[31]

- Phát triển thủy sản để trở thành ngành sản xuất lớn, hiện đại, có năng suất và chất lượng cao, bền vững. Phấn đấu xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm thủy sản về giống, công nghệ, chế biến, xuất khẩu vùng duyên hải Bắc Bộ. Phát huy nội lực của các thành phần kinh tế để tổ chức sản xuất lại theo hướng chuyển đổi cơ cấu nghề cá biển, lấy phát triển nuôi biển làm trọng tâm về tỷ trọng và giá trị sản lượng, đưa tỷ trọng nuôi trồng lên 75%, khai thác 25% vào năm 2015 và tương ứng là 85% và 15% vào năm 2020. Duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị sản xuất ngành thủy sản 8-10%/năm thời kỳ trước năm 2015 và trên 11%/năm thời kỳ 2015- 2020. Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản, bảo đảm giá trị xuất khẩu tới năm 2015 đạt gần 100 triệu USD và 200 triệu USD tới năm 2020, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 15%/năm.

- Phát triển du lịch biển thành ngành kinh tế mũi nhọn tăng tỷ trọng đóng góp vào GDP của Thành Phố; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa; nâng cao mức sống, tạo việc làm; khai thác có hiệu quả, bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái biển; chia sẻ lợi ích cộng đồng dân cư. Phương hướng phát triển là phát huy ưu thế nguồn lực bên trong, kết hợp tranh thủ hợp tác bên ngoài để phát triển tổng hợp du lịch biển – núi – hải đảo, tạo ra sản phẩm du lịch và dịch vụ chất lượng cao cấp, độc đáo, uy tín cao. Hình thành trung tâm du lịch ven biển lớn tầm cỡ quốc gia và quốc tế ở các khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi trên cơ sở phát triển đa dạng các tuyến du lịch và các loại hình du lịch. Phát triển các tuyến du lịch gắn liền với Vịnh Hạ Long.

73

Từ nay đến năm 2020, Hải Phòng sẽ tập trung phát triển các khu du lịch sau: + Khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp Đồ Sơn

+ Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh cao cấp đảo Cát Bà + Khu du lịch biển Bạch Long Vỹ

+ Khu du lịch sinh thái ven sông Đa Độ - Kiến Thụy + Khu du lịch Sông Giá – Thủy Nguyên

+ Khu du lịch phía Nam (Tiên Lãng, Vĩnh Bảo) + Khu du lịch nội thành Hải Phòng và lân cận.

Trong đó, trước năm 2015, tập trung cao cho hai khu vực Cát Bà và Đồ Sơn. Khu du lịch Đồ Sơn cần được xây dựng thành khu nghỉ dưỡng và tắm biển; là nơi nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí cho người dân trong nước và khách du lịch quốc tế, đặc biệt là khách du lịch cho các địa phương trong tuyến hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt – Trung; làm đầu mối cho tuyến du lịch Đồ Sơn – Cát Bà – Hạ Long, với những sản phẩm du lịch chủ yếu là nghỉ dưỡng, tắm biển, thể thao, nghiên cứu khoa học, vui chơi, giải trí, hội nghị, hội thảo, du lịch lễ hội, du lịch tín ngưỡng, di tích lịch sử. Khu du lịch Cát Bà cần được xây dựng thành khu du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng, chữa bệnh cao cấp; du lịch kết hợp khai thác, phát triển và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt là hệ sinh thái rừng và biển). Phát triển các loại hình du lịch dưới nước, leo núi, thám hiểm hang động, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái nhà vườn,...

Đầu tư đồng bộ hệ thống khách sạn, nhà hàng, giao thông, điện nước, thông tin liên lạc, tài chính ngân hàng...Phấn đấu đến năm 2015 có 50% phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế, trong đó có khách sạn quốc tế đạt tiêu chuẩn trên 4 sao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.3.3. Định hướng thu hút vốn FDI của Hải Phòng

FDI sẽ được định hướng tới các ngành: công nghiệp chế tác có giá trị gia tăng cao và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu; phát triển công nghiệp hỗ trợ; khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng; các dự án sử dụng công nghệ sạch; các dự án đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, các cơ sở y tế và chăm sóc sức khỏe hiện đại, xây dựng hạ tầng kỹ thuật…

74

Theo đó, các dự án có quy mô lớn nhưng không thuộc những ngành tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế sẽ ít có cơ hội được xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư dễ dàng như các năm trước; rà soát, kiên quyết thu hồi các dự án vi phạm tiến độ đầu tư không có khả năng triển khai để dành cơ hội cho các nhà đầu tư khác. Việc này sẽ hạn chế bớt các nhà đầu tư không có thực lực, muốn giữ chỗ để chuyển nhượng, mua bán dự án.[14,Tr.205]

Chính sách FDI nói chung và các chính sách ưu đãi của Hải Phòng nói riêng sẽ có định hướng và chọn lọc trong việc thu hút, phù hợp với quy hoạch và cơ cấu kinh tế của từng vùng trên địa bàn Thành phố. Trên tinh thần đó:

- Các dự án FDI được lựa chọn cấp phép phải phù hợp với cơ cấu kinh tế của cả nước; phù hợp với quy hoạch phát triển vùng và gắn với liên kết vùng; gắn với việc phát triển các cụm ngành nghề; tính đến sự phát triển của doanh nghiệp trong nước; xử lý hài hòa mối quan hệ giữa thị trường trong nước và xuất khẩu; gắn với việc chuyển giao công nghệ; gắn với đào tạo lao động.

- Các dự án sẽ được xem xét một cách cẩn trọng, thậm chí không cấp phép các dự án tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; những dự án có quy mô vốn thấp sử dụng diện tích đất lớn; những dự án khai thác, sử dụng nhiều tài nguyên và công nghệ lạc hậu, không có quy trình chế biến sâu; những dự án tiêu tốn nhiều năng lượng...

- Việc lựa chọn các dự án FDI, đặc biệt là các dự án có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng phải gắn với việc lựa chọn đối tác, chuyển mạnh hướng thu hút đầu tư sang các công ty, tập đoàn của EU, Mỹ, Nhật Bản nhằm tranh thủ công nghệ, kỹ thuật hiện đại - đây là tiền đề cơ bản giúp nền sản xuất của Hải Phòng tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu.

3.3. Nhóm giải pháp vận động, xúc tiến đầu tư vào Hải phòng

Đối với các hoạt động vận động, xúc tiến đầu tư Thành phố sẽ tập trung vào một số giải pháp sau:

- Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi để thu hút đầu tư nước ngoài của thành phố trên cơ sở có sự so sánh, rút kinh nghiệm

75

từ các địa phương, đặc biệt là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,...các nước trong khu vực và cải thiện khả năng thực hiện các ưu đãi cho dự án.

- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài (thông qua Cục Đầu tư nước ngoài, các cơ quan ngoại giao và trực tiếp với các doanh nghiệp nước ngoài). Công tác xúc tiến đầu tư cần được hoạch định, lập kế hoạch có mục tiêu cụ thể và xác đáng. Nghiên cứu, phát triển hơn nữa các nội dung xúc tiến đầu tư trên cơ sở nêu bật những ưu điểm của thành phố nhằm tăng khả năng thu hút đầu tư. Cần học tập kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tổ chức các Hội chợ Đầu tư một cách thường xuyên để tìm hiểu rõ hơn nhu cầu của các nhà ĐTNN.

- Nâng cao chất lượng các tài liệu phục vụ xúc tiến đầu tư:

+ Nâng cao chất lượng trang Web về đầu tư, sách giới thiệu về môi trường đầu tư của Hải Phòng đảm bảo có nhiều thông tin về kinh tế - xã hội cũng như cập nhật thường xuyên các chính sách mới của Nhà nước và Thành phố. Có sự phối hợp chặt chẽ giới thiệu trang website của thành phố với những trang website của các Sở, Ngành, doanh nghiệp lớn trong thành phố nhằm tạo nguồn thông tin đầy đủ, chính xác và nhất quán cho nhà đầu tư.

+ Đổi mới nội dung cuốn sách giới thiệu về môi trường đầu tư: các chính sách ưu đãi, các tiềm năng, lợi thế, các loại chi phí, trình tự thủ tục xin giấy phép đầu tư và in bằng nhiều thứ tiếng Anh, Trung, Pháp.

+ Lập danh mục dự án, dự án tiền khả thi cho một số dự án quan trọng để giới thiệu, quảng bá, hỗ trợ kinh phí để các doanh nghiệp chủ động lập các dự án tiền khả thi thu hút đầu tư nước ngoài...

- Mở rộng không gian kinh tế trên cơ sở phát triển quan hệ hợp tác giữa UBND Thành Phố, Sở Kế hoạch & Đầu tư với các cơ quan đầu tư của nước ngoài như JETRO (cơ quan xúc tiến thương mại Nhật Bản), KOTRA (Hàn Quốc), UNESCAP (Ủy ban kinh tế và xã hội Châu Á-Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc),...Chủ động tham gia vào việc phát triển hai vành đai kinh tế với Trung Quốc. Chú trọng trong quan hệ với các đối tác chiến lược và các đối tác kinh tế lớn, các quốc gia có nguồn lực tài chính lớn và công nghệ nguồn (Mỹ, EU, Nhật Bản,...), các công ty đa

76

quốc gia, xuyên quốc gia; tăng cường quan hệ kinh tế với ASEAN, APEC; mở rộng quan hệ kinh tế với Lào, Campuchia. Chú trọng công tác chỉ đạo thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế mà trước hết là nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về tính tất yếu, những thuận lợi to lớn cùng với những thách thức cơ bản của quá trình hội nhập. Từ đó, các ngành, các doanh nghiệp phải có sự chủ động và đầu tư thích đáng nhằm khẩn trương nâng cao khả năng cạnh tranh để giành thắng lợi trong điều kiện hội nhập. Có cơ chế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp thu hút đầu tư và đầu tư ra nước ngoài.

- Khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào những ngành sử dụng nhiều nhân tố sản xuất mà Việt Nam và Hải Phòng sẵn có (đặc biệt là lao động) thông qua đó sản phẩm sẽ được xuất khẩu chứ không chỉ dừng lại ở việc thay thế nhập khẩu.

- Chủ động tổ chức các đoàn của thành phố đi xúc tiến thương mại và đầu tư có

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng 2006 - 2010 (Trang 77)