Hệ thống cơ sở hạ tầng được ví như “xương sống” của nền kinh tế, là yếu tố tiên quyết thu hút các dự án đầu tư nước ngoài, đươc các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Một hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại giúp cho mọi hoạt động kinh tế vận hành tốt hơn, giảm thiểu thời gian và chi phí vận chuyển, nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đáp ứng yêu cầu này, Hải Phòng cần đẩy mạnh các hoạt động, thực hiện các giải pháp chủ yếu sau đây:
77
- Tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ với các dự án đầu tư hạ tầng như đường giao thông hướng ngoại, nhà máy nhiệt điện, cải tạo và nâng cấp cảng Hải Phòng, xây dựng cảng cửa ngõ Lạch Huyện, cảng Nam Đồ Sơn, mở rộng sân bay Cát Bi, hoàn thiện đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng bằng nguồn vốn của Chính phủ, nguồn vốn ODA hoặc áp dụng các hình thức BOT, BTO...[27]. Cần áp dụng tốt mô hình của Hà Nội trong việc mở rộng tự do hóa, xã hội hóa đầu tư nhằm tận dụng tối đa các nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Tăng cường công tác quy hoạch xây dựng, quản lý, cải tạo nâng cấp các hệ thống hạ tầng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật đến chân hàng rào dự án.
- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp đã được quy hoạch và phát triển thêm các cụm công nghiệp mới. Lựa chọn các nhà đầu tư là các doanh nghiệp có đủ năng lực về tài chính và kinh nghiệm chuyên môn để đảm nhiệm việc tổ chức xây dựng cơ sở hạ tầng của mỗi cụm công nghiệp. Đơn vị đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ bỏ vốn đầu tư và thu hồi lại từ các khoản đóng góp làm hạ tầng của các doanh nghiệp đăng ký thuê đất trong cụm – hình thức B-T. Hoặc thành phố ứng vốn trước để đền bù, giải phóng mặt bằng (sẽ thu lại các doanh nghiệp), xây dựng đường trục chính, kêu gọi các doanh nghiệp chuyên ngành cấp điện, cấp nước bỏ vốn đầu tư hạ tầng và cho doanh nghiệp thuê đất trực tiếp của thành phố.
- Sau khi quy hoạch cụm công nghiệp được phê duyệt, cần sớm thực hiện việc công bố công khai về quy hoạch sử dụng đất, tiêu chuẩn, đối tượng doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất kinh doanh, cơ chế chính sách ưu đãi…được áp dụng cho cụm công nghiệp.
- Cần phải coi trọng, không thể bỏ qua quy trình thẩm định đánh giá tính khả thi của các dự án, các doanh nghiệp xin thuê đất tại cụm công nghiệp. Tránh tình trạng thành phố tập trung vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉ đạo đền bù giải phóng mặt bằng rất tốn kém nhưng sau đó việc xem xét cấp đất cho các dự án được thực hiện dễ dãi, tuỳ tiện, chưa đúng đối tượng để xảy ra nhiều phức tạp khi không phải tất cả đều là các nhà đầu tư có tiềm năng.
78
- Cần một cơ chế hỗ trợ, tác động từ phía thành phố ở mức độ nào đó để tạo đà và thu hút các nguồn vốn khác cùng tham gia xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp. Như hỗ trợ hơn nữa kinh phí chuẩn bị đầu tư của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp: chi phí lập dự án, chi phí lập hồ sơ giao đất, chi phí hành chính cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng, ứng vốn để thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng, rà phá vật liệu nổ và xây dựng các cơ sở hạ tầng sử dụng chung trong khu, cụm công nghiệp. Bao gồm: đường trục giao thông sử dụng chung, hệ thống thoát nước, trạm xử lý nước thải trung tâm, hào kỹ thuật để lắp đặt đường cấp điện, nước, điện thoại…, hệ thống cây xanh, tường rào bao quanh khu, cụm công nghiệp. Lựa chọn và quyết định Ban quản lý dự án, các đơn vị có đầy đủ năng lực để tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng khu, cụm công nghiệp để quản lý việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành.
- Đẩy nhanh đầu tư, xây dựng phát triển lĩnh vực cung cấp dịch vụ cơ bản như: viễn thông, điện lực, cấp nước, thoát nước, xử lý môi trường, vận tải, cảng biển nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.