Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng 2006 - 2010 (Trang 29)

Cho đến nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là một trong những nguồn vốn quan trọng của quá trình tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Vai trò của FDI được thể hiện rất rõ qua sự đóng góp vào các nhân tố chính trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, biểu hiện như sau:

FDI đóng góp phần quan trọng trong nguồn vốn đầu tư toàn xã hội và ngân sách nhà nước

Bảng 1.1: Đóng góp của Khu vực kinh tế có vốn FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội Việt Nam thời kỳ 2006-2010

(Đơn vị: nghìn tỷ VND)

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng

Toàn xã hội 404.7 532.1 637.3 704.2 830.3 3108.60 Khu vực Nhà nước 185.1 198.0 184.4 245.0 316.3 1128.80 Khu vực ngoài Nhà nước 154.0 204.7 263.0 278.0 299.5 1199.20

Khu vực có vốn FDI 65.6 129.4 189.9 181.2 214.5 780.60

22

Muốn tăng trưởng kinh tế thì cần phải có nguồn vốn đầu tư để mở rộng sản xuất, kinh doanh, nguồn vốn đầu tư này được lấy từ hai nguồn cơ bản: vốn tự huy động trong nước và các nguồn vốn từ bên ngoài. Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam, xuất phát điểm của chúng ta là một nước nông nghiệp lạc hậu với năng suất lao động, hiệu quả sản xuất thấp nên khả năng tích lũy nội bộ không cao. Để tạo được “cú huých” trong phát triển kinh tế-xã hội, chúng ta phải huy động tối đa các nguồn vốn từ bên ngoài, trong đó, nguồn vốn FDI đóng vai trò đặc biệt quan trọng; theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 21/12/2010, cả nước có khoảng 12.200 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 192,2 tỷ USD; nếu tính riêng trong giai đoạn 2006-2010, cả nước thu hút được 7.804 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 146,781 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 44,634 tỷ USD, tăng 1.700 số dự án so với giai đoạn 5 năm trước nhưng tổng số vốn đăng ký và vốn thực hiện đều tăng rất nhiều lần. Cũng theo các chuyên gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 2006-2010, đóng góp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội là đáng kể, năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt là chỉ tiêu về vốn thực hiện khá ổn định.

Theo bảng trên, trong thời kỳ 2006-2010, có thể nói, đóng góp của khu vực có vốn FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng dần theo từng năm và ngày càng chiếm vị trí quan trọng. Đến hết năm 2010, toàn xã hội huy động được 3.108,6 nghìn tỷ VND tổng vốn đầu tư, trong đó, khu vực có vốn FDI đã đóng góp 780,6 nghìn tỷ, chiếm trung bình 25,1%.

Bảng 1.2: Đóng góp của Khu vực kinh tế có vốn FDI trong ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2006-2010

(Đơn vị: tỷ đồng) Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng thu ngân sách 279472 315915 416783 390650 520100 Đóng góp của khu vực có vốn FDI 25838 31388 43848 44315 60450 Tỷ lệ (%) 9,25% 9,94% 10,52% 11,34% 11,62%

23

Như vậy, giá trị đóng góp của khu vực kinh tế có vốn FDI ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong ngân sách của Chính phủ, năm sau cao hơn năm trước. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với nền kinh tế Việt Nam khi chúng ta đang chịu ảnh hưởng khá nặng nề bởi sự suy thoái kinh tế toàn cầu và phải đối mặt với các vấn đề bất ổn kinh tế vĩ mô, đặc biệt là lạm phát.

FDI và chuyển giao công nghệ

Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH, đang tiến dần tới một nền sản xuất đại công nghiệp quy mô lớn và như vậy, công nghệ là một nhân tố quan trọng, mang tính bứt phá trong tiến trình phát triển kinh tế-xã hội. Lênin cũng đã từng khẳng định: “không có kỹ thuật tư bản chủ nghĩa quy mô lớn được xây dựng trên những phát minh mới nhất của khoa học hiện đại, không có một tổ chức nhà nước có kế hoạch khiến cho hàng triệu người phải tuân theo hết sức nghiêm ngặt một tiêu chuẩn thống nhất trong công việc sản xuất và phân phối sản phẩm thì không thể nói đến chủ nghĩa xã hội được...”[36,Tr.368]. Xuất phát từ bản chất của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, FDI luôn là một kênh chuyển giao công nghệ quan trọng, mang lại các lợi ích căn bản nhất đối với nước nhận đầu tư, bao gồm cả phần cứng (máy móc, trang thiết bị hiện đại, kết cấu xây dựng tiên tiến...) và phần mềm (tri thức, bí quyết quản lý, năng lực tiếp thị, kinh nghiệm hoạt động sản xuất kinh doanh...). Đối với Việt Nam hiện nay, trình độ công nghệ của chúng ta nhìn chung còn thấp, lạc hậu so với các nước trong khu vực và thế giới. Trong báo cáo đánh giá của Viện Quản lý kinh tế Trung ương được đăng tải trên Tạp chí Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (số 4, tháng 2/2011, Tr. 10-11): Nếu so sánh với các nước tiên tiến trên thế giới, trong một số lĩnh vực, mức độ lạc hậu của chúng ta khoảng 50-60 năm. Theo thống kê, hiện nay, trên 75% máy móc thiết bị của các doanh nghiệp có từ những năm 60 của thế kỷ trước; trong đó, trên 70% đã hết khấu hao, khoảng 50% đã được tân trang lại. Tính tới thời điểm cuối năm 2010, cả nước có trên 500.000 doanh nghiệp với đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, và có đến hơn 80% trong số doanh nghiệp vừa và nhỏ đó hiện đang sử dụng các công nghệ quá lạc hậu. Tính

24

trên phương diện tổng thể, 52% số các doanh nghiệp Việt Nam đang sử dụng công nghệ lỗi thời mà nhiều quốc gia trên thế giới đã từ bỏ, 38% sử dụng công nghệ hạng trung bình, chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp có các công nghệ tiên tiến, tập trung trong lĩnh vực công nghệ thông tin-viễn thông, dầu khí...

Trong khi đó, theo một nghiên cứu gần đây của Viện Khoa học Công nghệ Phương Nam được đăng trên Thời báo Kinh tế Việt Nam (số ra ngày 16/9/2010, Tr.6), hàng năm chúng ta chỉ đầu tư khoảng 0,5-0,6% GDP cho khoa học công nghệ, con số này thấp hơn ¼ so với Trung Quốc (theo tỷ lệ/GDP), thấp hơn hàng chục lần so với Hàn Quốc và cả nghìn lần so với Mỹ. Theo tính toán, nếu đầu tư 1- 2% GDP cho KHCN thì sẽ thu lại khoảng 30-40% GDP, còn nếu đầu tư trên 3% GDP sẽ thu được trên 80% GDP. Tuy nhiên, khó khăn của chúng ta là ngân sách eo hẹp, Chính phủ khó có khả năng dành nhiều hơn nữa cho KHCN. Hơn nữa, các hoạt động nghiên cứu và phát triển – R&D (Research and Development) thường đòi hỏi chi phí lớn và có độ rủi ro cao nên các doanh nghiệp hầu như không thể thành lập được quỹ để hỗ trợ cho công việc này. Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải chịu “thiệt hại kép” về mặt công nghệ, suy giảm năng lực cạnh tranh khi tham gia vào các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế.

Trước thực trạng đó, tuy Chính phủ đã có chiến lược phát triển KHCN nhưng việc thực thi còn gặp nhiều khó khăn, do vậy cần thực hiện các phương cách đa dạng hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiến hành hoạt động nghiên cứu và phát triển, đổi mới công nghệ. Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng của hoạt động chuyển giao công nghệ trong các dự án FDI. Về chuyển giao công nghệ, căn cứ trên hệ số năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP), hệ số của các khu vực kinh tế nhà nước, tư nhân và doanh nghiệp FDI tại Việt Nam năm 2010 lần lượt là 8,6; 3,1 và -17,6. Điều này cho thấy công nghệ FDI đưa vào Việt Nam là "rác" (Theo CIEM - Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương). Các tiêu chí đánh giá công nghệ của một dự án phải tuân theo Luật Chuyển giao công nghệ (tháng 11/2006), phải gắn với sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Quá trình thẩm định và cấp phép các dự án FDI cần phải được thực hiện nghiêm chỉnh, tiếp tục kiên quyết “nói không” với những dự án FDI

25

sử dụng công nghệ lạc hậu (việc này đã tiến hành rất tốt trong hai năm 2009 và 2010). Quá trình đầu tư nghiên cứu, tự đổi mới, thu hút công nghệ tiên tiến từ nước ngoài cần phải tiến hành mạnh mẽ và đồng bộ, có như vậy, chúng ta mới hy vọng “đi tắt, đón đầu”, theo kịp với trình độ phát triển của khu vực và thế giới.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động vào chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế

Bảng 1.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo ngành (Lũy kế các dự án còn hiệu lực tới 22/12/2010)

(Đơn vị: USD)

TT Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn

đầu tư đăng ký Vốn điều lệ

1 CN chế tạo, chế biến 7.305 93.975.766.842 31.980.792.062 2 KD bất động sản 348 47.995.113.643 11.595.129.797 3 Xây dựng 674 11.508.659.814 3.680.710.180 4 Dvụ lưu trú và ăn uống 295 11.383.087.002 2.968.455.256 5 SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa 63 4.870.373.037 1.115.417.097 6 Thông tin và truyền thông 636 4.758.448.303 2.936.410.668 7 Nghệ thuật và giải trí 123 3.461.202.314 1.014.911.935 8 Vận tải kho bãi 300 3.179.512.685 1.001.183.157 9 Nông,lâm nghiệp; thủy sản 479 3.080.730.071 1.497.249.045 10 Khai khoáng 68 2.939.845.083 2.347.143.692 11 Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa 466 1.583.505.053 795.027.340 12 Tài chính,n.hàng, bảo hiểm 73 1.321.475.673 1.171.710.673 13 Y tế và trợ giúp XH 72 891.926.437 212.639.016 14 HĐ chuyên môn, KHCN 952 701.063.480 342.060.002 15 Dịch vụ khác 105 645.737.056 148.728.042 16 Giáo dục và đào tạo 133 380.357.322 117.406.481 17 Hành chính và dvụ hỗ trợ 98 182.818.048 95.077.638 18 Cấp nước; xử lý chất thải 23 63.773.000 37.458.000

Tổng số 12.213 192.923.394.863 63.057.510.081

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

FDI không chỉ đơn thuần có vai trò tăng vốn và nâng cao trình độ công nghệ, phương pháp quản lý tiên tiến mà còn tạo ra các sản phẩm mới, ngành nghề mới thu

26

hút nhiều lao động từ nông nghiệp vào công nghiệp và dịch vụ, làm dịch chuyển cơ cấu lao động một cách tích cực. Cùng với đó, cơ cấu ngành cũng biến đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ tăng lên.

Các khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế mới được xây dựng ngày càng nhiều khiến cơ cấu vùng kinh tế thay đổi rõ rệt theo hướng CNH-HĐH. Trong nội bộ ngành công nghiệp cũng có nhiều chuyển biến tích cực với sự xuất hiện ngày càng nhiều các khu công nghiệp “vệ tinh” tập trung sản xuất các hàng hóa chế biến, phụ trợ, cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp khác, tạo thành chuỗi liên kết sản xuất và cung ứng hàng hóa trong nước.

Sự chuyển dịch cơ cấu ngành và vùng kinh tế của mỗi quốc gia phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho FDI, thu hút ngày càng nhiều hơn dòng vốn FDI từ nước ngoài. Ngược lại, FDI góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành và vùng kinh tế ở nước chủ nhà, góp phần nâng cao trình độ công nghệ, năng suất lao động trong nhiều ngành. Tuy nhiên, dưới tác động của FDI, một số ngành nghề cũng sẽ bị mai một và bị xóa bỏ.

FDI góp phần đẩy mạnh xuất khẩu

Các hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Chiến lược phát triển kinh tế hướng vào xuất khẩu đã đem lại cho chúng ta một lượng lớn vốn và ngoại tệ để tái đầu tư vào sản xuất kinh doanh, trong đó, đóng góp của thành phần kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là không nhỏ với giá trị ngày càng gia tăng[20], thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.4: Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2006-2010

(Đơn vị: triệu USD)

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ G.trị Tỷ lệ G.trị Tỷ lệ

Cả nước 39826,2 100% 48561,4 100% 62685,1 100% 56600 100% 71600 100% KV NNước 16764,9 42,1 20786,8 42,8 28162,3 44,9 26700 47,2 32800 45,8 KV có FDI 23061,3 57,9 27774,6 57,2 34522,8 55,1 29900 52,8 38800 54,2

27

Tuy nhiên, trong thực tế, giá trị xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng song song với tổng giá trị nhập khẩu của khu vực này. Ngoài các trang thiết bị, máy móc, các doanh nghiệp có vốn FDI hàng năm cũng nhập khẩu một lượng rất lớn các nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất, chiếm một phần không nhỏ trong khối lượng nhập siêu của cả nền kinh tế. Chính vì vậy, việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, cung cấp nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trong nước là rất cần thiết nhằm tạo ra giá trị gia tăng cao hơn đối với các sản phẩm xuất khẩu của chúng ta.

FDI và vấn đề giải quyết công ăn việc làm

Việc phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, bởi lao động là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sản xuất kinh doanh, tới các vấn đề phát triển xã hội và mức độ tiêu dùng của dân cư. Phần lớn các dự án FDI đều tổ chức các khóa đào tạo tay nghề cho công nhân và nhân viên, trong đó có nhiều lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài. Chi phí và chất lượng đào tạo lao động trong các dự án FDI thường cao hơn so với trong nước và do các doanh nghiệp tự chi trả. Vì vậy có thể coi đây là một giải pháp tích cực để Việt Nam phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và tay nghề cao, có kỷ luật lao động tốt, đáp ứng được yêu cầu của quá trình CNH-HĐH.

Cho đến nay, khu vực kinh tế có vốn FDI đã thu hút được khoảng 1,9 triệu lao động trực tiếp và hàng triệu lao động trong các khâu gián tiếp khác[45], góp phần quan trọng vào việc giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng lao động đang tăng nhanh ở nước ta hiện nay.

Một số hạn chế và tác động tiêu cực của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Bên cạnh những đóng góp tích cực đối với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế và các tác động tiêu cực đối với xã hội Việt Nam trong thời gian vừa qua. Điều đó thể hiện ở các khía cạnh sau:

28

Chất lượng thu hút vốn FDI còn thấp: Trong nhiều năm vừa qua, việc thu hút vốn FDI một cách ồ ạt, đầu tư dàn trải, không có quy hoạch một cách rõ ràng đã để lại nhiều vấn đề bất cập về chất lượng của các dự án FDI. Một thực tế dễ nhận thấy rằng hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam có 3 cái “được”: về tổng vốn đăng ký, tổng vốn giải ngân, và về thu hút, giải quyết công ăn việc làm. Tuy nhiên, trong 3 cái “được” đó, chỉ có tỷ lệ thu hút lao động là tăng đáng kể nhưng là tăng về số lượng lao động tham gia làm việc tại các dự án có vốn FDI với chủ yếu là lao động có trình độ thấp.

Sự lan tỏa của FDI trong nền kinh tế không rõ ràng và không có chất lượng: về công nghệ, các dự án FDI với đa phần sử dụng công nghệ trung bình đã không được cải tiến công nghệ trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh; về liên kết kinh tế, liên kết ngành: sự “lan tỏa” trong hoạt động sản xuất quá yếu dẫn tới việc không hình thành được chuỗi dây chuyền cung ứng và sản xuất, các doanh nghiệp FDI đang phải nhập khẩu từ 70-80% nguyên phụ liệu đầu vào, cá biệt có một vài doanh nghiệp nhập khẩu tới 90% nguyên liệu[20]. Các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam chủ yếu đang thực hiện quá trình gia công sản phẩm với giá trị gia tăng trong tổng giá trị hàng hóa rất thấp, khoảng 20%. Mặt khác, các hoạt động nhập khẩu này cũng đang là gánh nặng cho việc ổn định cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam mặc dù sự đóng góp của khu vực kinh tế có vốn FDI trong tổng giá trị xuất khẩu

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng 2006 - 2010 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)