Nhóm giải pháp phát triển kinh tế biển đến năm 2015 và 2020 tại Hải Phòng:
82
(1) Tiếp tục hoàn thiện xây dựng và bổ sung quy hoạch:
Hoàn thiện và lồng ghép các quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, đất quốc phòng, quy hoạch ngành, sản phẩm, quy hoạch khu kinh tế, khu công nghiệp,...làm cơ sở để tăng trưởng nhanh, bền vững.
Trong quy hoạch và kế hoạch phải tính đến các tác động của phát triển với môi trường sinh thái, tác động của biến đổi khí hậu, kết hợp kinh tế biển với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh để xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu và giải pháp thực hiện các quy hoạch, kế hoạch
(2) Đẩy nhanh việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế biển:
Tập trung cao cho việc triển khai các dự án phát triển kết cấu hạ tầng lớn như: dự án đường ô tô cao tốc Hải Phòng - Hà Nội, dự án xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện, dự án nâng cấp sân bay Cát bi, dự án hạ tâng dịch vụ cảng tại Cát Hải,...
Tiếp tục triển khai các dự án hạ tầng giao thông, hậu cần nghề cá tại các huyện đảo Cát Hải, Bạch Long Vỹ, tại các địa phương giáp biển như Thủy Nguyên, Kiến Thụy, Đồ Sơn, Tiên Lãng.
Chuẩn bị các điều kiện để xây dựng tuyến đường cao tốc ven biển từ Thanh Hóa – Ninh Bình – Thái Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh cũng như các khu đô thị, khu công nghiệp ven biển.
(3) Giải pháp tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư
Xây dựng và đề xuất với Chính phủ ban hành cơ chế đặc biệt cho thu hút vốn đầu tư phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng then chốt; đầu tư có trọng điểm; ưu tiên thu hút nguồn vốn: Phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng, giao thông huyết mạch nối huyện ven biển và bên ngoài, hệ thống cấp thoát nước, xử lý rác thải tại đô thị ven biển, bệnh viện,...
Chủ động lập các dự án cụ thể để vận động vốn ODA cho vùng biển và ven biển, quản lý và thực hiện tốt các cam kết với các nhà tài trợ để khai thác có hiệu
83
quả nguồn vốn này; tăng cường công tác quản lý đầu tư và xây dựng từ nguồn vốn ngân sách, quản lý đất đai nhằm chống thất thoát, nâng cao hiệu quả đầu tư.
Xây dựng cơ chế khuyến khích thu hút các dự án FDI theo hướng có chọn lọc các nhà đầu tư có tiềm năng về tài chính, kỹ thuật và trình độ quản lý, các dự án công nghệ tiên tiến. Đồng thời, kiên quyết từ chối các dự án có nguy cơ phương hại đến môi trường biển, an ninh quốc phòng.
(4) Củng cố bộ máy quản lý Nhà nước về phát triển kinh tế biển:
Chủ động củng cố, kiện toàn một cách toàn diện Ban chỉ đạo Biển đông và Hải đảo của Thành phố. Xây dựng các cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển kinh tế biển, giải quyết các vấn đề liên quan đến khai thác, quản lý tài nguyên, tổ chức thực hiện các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển trong từng giai đoạn; đánh giá hiệu quả các dự án, chương trình.
(5) Phát triển nguồn nhân lực phục vụ kinh tế biển:
Thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kinh tế biển theo hướng bám sát thị trường lao động, gắn đào tạo với giải quyết việc làm. Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo hướng đạt trình độ cao và nhanh chóng hội nhập trình độ quốc tế.
Đa dạng hóa các loại hình đào tạo và hợp tác đào tạo, khuyến khích liên kết và hợp tác đào tạo trong và ngoài nước, xây dựng các trung tâm cấp chứng chỉ hành nghề quốc tế.
Tập trung nâng cấp các cơ sở hiện có, đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo mới, khuyến khích mở các ngành học liên quan đến kinh tế biển tại các trường đào tạo.
Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cụ thể cho từng đối tượng như: công nhân kỹ thuật, lao động quản lý, đội ngũ doanh nhân,...Xây dựng các chính sách ưu đãi cụ thể nhằm thu hút lực lượng lao động có chuyên môn cao đến làm việc tại các khu vực có nhiều khó khăn.
(6) Tăng cường hợp tác quốc tế, khu vực và với các địa phương khác:
Hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải biển: hai hành lang, một vành đai kinh tế trong khu vực Vịnh Bắc Bộ.
84
Hợp tác trong lĩnh vực thủy sản với 9 tỉnh khác trong vùng Vịnh Bắc Bộ nhằm khai thác tốt hơn nguồn lợi thủy sản trong toàn Vịnh; kết hợp chặt chẽ giữa đánh bắt với tuần tra, bảo vệ chủ quyền; kết hợp giữa đánh bắt với chế biến, dịch vụ trên biển, đảm bảo an toàn tính mạng của ngư dân.
Hợp tác trong khu vực biển: với Trung Quốc, thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam. Hợp tác với các nước Nhật Bản, Mỹ, Italy, Singapore...trong quy hoạch các khu du lịch. Phối hợp phát triển du lịch Hải Phòng với du lịch các địa phương khác trong vùng.
Hợp tác trong lĩnh vực đảm bảo an toàn, an ninh trên biển: với các tỉnh, với Trung Quốc trong thiết lập đường dây nóng, tổ chức tuần tra chung,...Hợp tác trong bảo vệ môi trường biển; hợp tác tìm kiếm cứu nạn: nhằm kiện toàn hệ thống thông tin tìm kiếm – cứu nạn.[22]
Những giải pháp tập trung phát triển khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải và các khu công nghiệp
Đến hết năm 2015, tập trung đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng, tăng cường thu hút đầu tư để lấp đầy các khu công nghiệp đã hình thành (KCN Nomura, Đình Vũ, Đồ Sơn, Vinashin Shinex – KCN Nam Cầu Kiền, Tràng Duệ), ưu tiên các dự án có hàm lượng công nghiệp kỹ thuật cao và khả năng cạnh tranh cao trong xuất khẩu.
Cần phải lựa chọn 2-3 KCN đạt tầm cỡ khu vực và quốc gia (VSIP, Nam Tràng Cát,...) thu hút, lôi kéo các công ty và tập đoàn công nghiệp xuyên quốc gia đầu tư vào các ngành công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thuyền, công nghiệp cơ khí, điện tử, hàng tiêu dùng cao cấp, hóa chất, phần mềm, thiết bị tin học, tự động hóa...Xây dựng riêng một KCN phát triển công nghiệp hóa dầu tại Hải Phòng.
Hình thành và phát triển cụm công nghiệp thu hút các dự án công nghiệp nhẹ, cần nhiều lao động để giải quyết công ăn việc làm tại các vùng nông thôn, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, thủ công nghiệp tại các huyện.
Phát triển Khu kinh tế tổng hợp Đình Vũ – Cát Hải thành một trong những trung tâm kinh tế giao thương quốc tế hiện đại của vùng Bắc Bộ và cả nước, đồng thời là cửa mở ra biển chủ yếu của hai hành lang, một vành đai kinh tế. Khuyến khích phát
85
triển các ngành, lĩnh vực đóng tàu, nhiệt điện, cơ khí, điện tử, tin học, sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp, hóa dầu, công nghiệp cảng và các ngành công nghiệp, dịch vụ cảng, sản xuất vật liệu mới, vật liệu kỹ thuật cao...Xây dựng khu Phi thuế quan với các chính sách ưu đãi nhất. Phấn đấu đến năm 2020, Hải Phòng đạt tỷ lệ 95% các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nằm trong các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp tập trung.