mầm non
Theo các nhà tâm lí học, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến TTCX của sinh viên nói chung và sinh viên sư phạm mầm non nói riêng. Nhưng nhìn chung tất cả đều thuộc hai nhóm yếu tố sau:
* Nhóm yếu tố khách quan:
- Hoạt động học tập của sinh viên: Hoạt động học tập của sinh viên có ảnh hưởng đáng kể đến việc hình thành và phát triển năng lực TTCX của họ. Thông qua hoạt động học tập trên lớp, hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, hoạt động tham quan thực tế, kiến tập, thực tập sư phạm,… sinh viên sư phạm mầm non khơng chỉ có thêm kiến thức, hiểu biết về Ngành mầm non mà còn được rèn luyện khả năng sư phạm của mình, được làm quen với những công việc sau này. Đồng thời, giúp cho sinh viên mở rộng được khả năng giao tiếp, mở rộng quan hệ, hình thành ở sinh viên kĩ năng ứng xử đúng mực, phù hợp với đặc điểm nghề nghiệp của một giáo viên mầm non.
- Mơi trường: Mơi trường có ảnh hưởng rất lớn đến TTCX của sinh viên nói chung và sinh viên sư phạm mầm non nói riêng.
+ Môi trường học đường: Bao gồm những hành vi của cán bộ giảng dạy và bạn bè, tập thể lớp. Các hành vi, ứng xử, lời nói, cử chỉ hàng ngày của giảng viên, của bạn bè xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đến TTCX của sinh viên. Sự tương tác thường xuyên giữa giảng viên với sinh viên, sinh viên với sinh viên là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao TTCX của sinh viên. Nói cách khác sự phát triển TTCX của sinh viên phụ thuộc khá lớn vào các mối quan hệ tương tác này.
+ Mơi trường gia đình: Gia đình là một mơi trường xã hội đầu tiên có ảnh hưởng trực tiếp đến TTCX của sinh viên. Việc tiếp xúc với những thành viên trong gia đình: ơng, bà, bố, mẹ, anh, chị, em sẽ làm phong phú TTCX của sinh viên. Tuy nhiên, tùy vào từng gia đình mà có những cách giáo dục con cái khác nhau. Vì vậy, TTCX của sinh viên có thể cao hoặc thấp khác nhau.
+ Mơi trường văn hóa xã hội nơi sinh viên sinh sống: Sinh viên ở các trường đại học thường đến từ các vùng miền khác nhau. Họ mang những nét văn hóa đặc thù. Chính vì thế mà sinh viên có những cách ứng xử khác nhau, đặc trưng cho từng vùng.
* Nhóm yếu tố chủ quan:
- Nhận thức và nhu cầu nâng cao TTCX của bản thân sinh viên: Từ việc nhận thức được tầm quan trọng của TTCX đối với quá trình học tập cũng như trong cuộc sống, nghề nghiệp sau này, sinh viên sẽ dần dần hình thành nhu cầu mong mn được nâng cao năng lực TTCX của bản thân mình. Từ đó sinh viên tích cực rèn luyện bản thân, học hỏi mọi người để nâng cao TTCX cho mình. TTCX cao hay thấp là do chính sinh viên quyết định. Sinh viên nào có mong muốn, quan tâm nâng cao hiểu biết và sử dụng TTCX trong quá trình học tập, cuộc sống, trong thực tế nghề nghiệp sẽ là tiền đề cho sinh viên đó tích cực học tập và rèn luyện những năng lực cơ bản của TTCX trong quá trình học tập ở trường sư phạm.
- Tính tích cực hoạt động của mỗi cá nhân. Đây là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển TTCX của cá nhân. Những tiềm năng trí tuệ của cá nhân có được phát huy hay khơng là tùy vào tính chất hoạt động của cá nhân đó. Để TTCX được nâng cao, sinh viên cần phải tích cực rèn luyện bản thân nhằm đáp ứng với những yêu cầu của nhà trường và xã hội.
Như vậy, các yếu tố chủ quan và khách quan này đều có ảnh hưởng đến TTCX của sinh viên. Chúng có quan hệ qua lại với nhau. Chính vì thế mà để phát triển TTCX cho sinh viên, chúng ta cần phải lưu ý đến hai yếu tố này.