Vấn đề nâng cao trí tuệ cảm xúc cho sinh viên sư phạm mầm non

Một phần của tài liệu luận văn hay đại học sư phạm hà nội ngành mầm non Trí tuệ cảm xúc của sinh viên Khoa Giáo dục mầm non Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 28 - 30)

Như đã trình bày, TTCX rất dễ thay đổi và có biên độ thay đổi khá lớn. Do vậy, có thể nâng cao, phát triển TTCX của sinh viên khi có mơi trường hoạt động thuận lợi, và điều quan trọng là sinh viên phải tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động đó.

Để giúp cho TTCX của sinh viên được nâng cao, các nhà tâm lý học đã chỉ ra con đường luyện tập sau:

- Thứ nhất, sinh viên phải có lịng mong muốn thực sự tự thay đổi EQ của mình. Bởi lẽ, khơng có cách nào để nâng cao TTCX của một người khi mà không muốn thay đổi, không muốn hợp tác. Những người có quyết tâm, sẵn sàng thay đổi bản thân để nâng cao TTCX của mình thì hiệu quả sẽ rất cao. Đó chính là điều kiện quan trọng để nâng cao TTCX cho sinh viên.

- Thứ hai, sinh viên phải học cách phản ánh thế giới nội tâm của mình. Sinh viên cần phải biết nói ra được những suy nghĩ, cảm nhận của mình về mọi mặt. Có thể nói ra được những điều mình nghĩ là điều rất tốt để giúp sinh viên có thể hiểu được chính những xúc cảm của bản thân mình.

- Thứ ba, sinh viên phải tự điều khiển xúc cảm của mình. Có thể nói đây là yếu tố quan trọng nhất để đi đến thành công. Nếu một người biết tự kìm chế cảm xúc của mình trong mọi tình huống thì người đó sẽ có khả năng thành cơng trong cuộc sống. Những người này thường đưa ra được những quyết định sáng suốt trong mọi tình huống.

- Thứ tư, sinh viên cần phải biết thực hành thấu hiểu. Có nghĩa là sinh viên phải biết lắng nghe, chủ động lắng nghe người khác để từ đó có thể hiểu được cảm xúc của họ. Trên cơ sở đó có thể đồng cảm, thấu hiểu họ. Chúng ta cần phải học cách để ý đến xúc cảm của những người xung quanh thơng qua những lần nói chuyện, giao lưu. Chúng ta phải nhận ra được những gì họ đang quan tâm để từ đó mối quan hệ của chúng ta với họ trở nên thân thiện hơn và tốt hơn.

- Thứ năm, sinh viên cần đánh giá đúng và tôn trọng xúc cảm của những người xung quanh. Mặc dù đồng cảm với người khác, nhưng khơng để chính xúc cảm đó chi phối mình. Chúng ta cần phải biết đồng cảm với những người xung quanh, dù họ suy nghĩ gì thì chúng ta cũng nên tơn trọng những suy nghĩ của họ. Tuy nhiên, tôn trọng xúc cảm của người khác khơng có nghĩa để mình bị lôi cuốn theo xúc cảm của họ.

Một phần của tài liệu luận văn hay đại học sư phạm hà nội ngành mầm non Trí tuệ cảm xúc của sinh viên Khoa Giáo dục mầm non Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 28 - 30)