Phân tích một số trường hợp sinh viên có chỉ số EQ khác nhau

Một phần của tài liệu luận văn hay đại học sư phạm hà nội ngành mầm non Trí tuệ cảm xúc của sinh viên Khoa Giáo dục mầm non Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 53 - 56)

D) Quản lí các cảm xúc của bản thân: phần này có 5 tình huống, mỗ

a. Không hạnh phúc 12 3 45 Rất hạnh phúc b Không buồn12345Rất buồn

3.2.4. Phân tích một số trường hợp sinh viên có chỉ số EQ khác nhau

Chúng tôi tiến hành xây dựng hai chân dung sinh viên tiêu biểu đại diện cho hai nhóm có điểm EQ cao và rất thấp. Để lựa chọn hai chân dung này chúng tôi đã dựa vào kết quả nghiên cứu từ các bài trắc nghiệm và kết quả điều tra.

Sinh viên Hoàng Thu H, sinh năm 1991. Dân tộc Kinh. Nơi sinh: Đơng Hưng - Thái Bình. Điểm trung bình học kỳ vừa qua là 8.5.

H là sinh viên năm thứ IV, Khoa GDMN Trường ĐHSPHN. Là con cả trong một gia đình gồm hai chị em. Gia đình H là gia đình hai thế hệ. Dưới H là một cậu em trai. Bố mẹ H làm nghề nơng, nên kinh tế gia đình khơng được khá giả lắm. Bố H sức khỏe không được tốt, hay ốm đau. H rất thương bố mẹ. Với tấm lòng yêu thương bố mẹ nên H tự nhủ với bản thân là phải cố gắng, chăm làm, học tốt để giúp đỡ bố mẹ, phụ giúp gia đình trong những thời gian rảnh.

H là một người con rất chịu thương, chịu khó, có nghị lực và quyết tâm cao. H ý thức được bản thân mình phải làm gì để giúp đỡ gia đình và biết cách tự lập, khơng để bố mẹ phải lo lắng. Chính vì thế mà ở trường lớp H ln là một cô sinh viên chăm chỉ và thông minh. H cố gắng học tập thật tốt, chú ý nghe giảng viên giảng bài, ghi chép tỉ mỉ những lời giảng của thầy cô. Kết quả học tập của H cũng tương đối cao. Ở lớp, H là một trong những sinh viên tiêu biểu hay xung phong phát biểu xây dựng bài. Vì thế mà H thường hiểu bài rất nhanh ở trên lớp. H là người rất ham học hỏi, những vấn đề mà H không biết, H thường viết ra tờ giấy để hỏi bạn bè và thầy cơ. Và cũng vì thế mà H được các thầy cô và bạn bè yêu mến. Ngoài việc học ở trên lớp H, H thường xuyên đi thư viện học. Nói đến việc học tập của H khiến nhiều người khác cũng khâm phục và quý trọng. H có một phương pháp học rất khác biệt. Có thể nói là một phương pháp học mà chơi, chơi mà học như phương pháp giáo dục trẻ ngày nay. Ngồi việc học ở trên lớp, H cịn đi làm gia sư vào buổi tối để trang trải cuộc sống, đỡ đần bố mẹ và rèn luyện thêm kỹ năng sư phạm của bản thân.

Theo kết quả điều tra thì điểm EQ của H ở mức cao (128.71 điểm). H là sinh viên rất năng động và tự tin, tham gia rất nhiều hoạt động do lớp, trường, địa phương tổ chức như: hoạt động văn nghệ của lớp của trường; hoạt động của Hội sinh viên, hoạt động tình nguyện,…Vì H rất tích cực tham gia các hoạt động tập thể nên H là người rất tự tin trong giao tiếp. Theo H, việc tham gia nhiều hoạt động sẽ giúp H trở nên tự tin hơn, rèn luyện kỹ năng giao tiếp và giúp H trưởng thành hơn. Đặc biệt, H có một tài lẻ khiến mọi người rất ngưỡng

mộ. Đó là pha trị cười rất giỏi. Đồng thời cũng là một cây văn nghệ của lớp. Chính vì thế mà H được mọi người rất quý mến. Không những thế, H là người rất hiểu cảm xúc của người khác. H rất hay giúp đỡ bạn bè và ln có những lời khun hữu ích khi bạn gặp khó khăn. Sự đồng cảm của H với mọi người là rất cao. H rất biết cách động viên, an ủi mọi người, làm cho mọi người trở nên lạc quan, vui vẻ hơn. Hơn nữa, khả năng hòa nhập của H với mọi người rất tốt. H có khả năng thích ứng cao với mơi trường.

Qua tiếp xúc với H tôi nhận thấy, H là một sinh viên rất thân thiện, năng động và giàu nghị lực.

3.2.4.2. Chân dung thứ hai

Sinh viên Nguyễn Thị A, sinh năm 1994, dân tộc Kinh, nơi sinh: Yên Bái A là sinh viên năm I, Khoa GDMN Trường ĐHSPHN. Điểm trung bình các mơn ở học kỳ vừa qua là 7.2, điểm EQ là 59.05.

A là con một trong gia đình hai thế hệ. Gia đình A chỉ có ba người. Bố mẹ A làm nghề bán hàng. Công việc buôn bán của họ rất bận rộn, thường phải đi lại nên bố mẹ A rất ít khi để ý đến tâm trạng, cảm xúc của con cái. A thường hay phải ở nhà một mình. Khi cịn học ở trường Phổ thơng ngồi việc đi học ở trên lớp, về đến nhà A thường xem tivi và ngồi máy tính một mình. A rất ít đi ra ngồi phần lớn thường ở nhà.

Vào đại học, A là một sinh viên ngoan nhưng trầm tính. A cũng rất chăm chỉ học bài, điểm số các môn học của A cũng ở mức khá trong lớp. Nhưng lại rất ít khi xung phong phát biểu ý kiến. A rất ít nói chuyện với bạn bè trong lớp, sống nội tâm, ít chia sẻ tâm sự với bạn bè. Vì thế mà khả năng hiểu, phán đoán được cảm xúc, nhu cầu, suy nghĩ của người khác của A là rất kém. A có tham gia hoạt động do lớp, trường tổ chức nhưng kết quả không cao. A rất ngại đứng trước đám đông. Mỗi khi đứng trước đám đông, A thường đỏ mặt và nói ấp úng. Chính vì thế mà A không tự tin đứng trước đám đông, không được mạnh dạn.

Trong giao tiếp, A tự nhận mình là người có khả năng giao tiếp khơng tốt, khả năng hịa nhập với mọi người chưa cao. A khơng khéo léo trong cách ăn nói và khả năng thuyết phục người khác không được tốt. A cho rằng, việc

hiểu cảm xúc của bản thân A còn chưa tốt nên hiểu cảm xúc của người khác đối với A cịn hạn chế. Hơn nữa, chính A cịn khơng hiểu rõ bản chất của TTCX là gì và tầm quan trọng của nó đối với cuộc sống của con người. A còn cho biết mức độ điều khiển, quản lý cảm xúc của A khơng được tốt. Vì thế mà điểm EQ khi đo của A nằm trong mức rất thấp.

Tiếp xúc với A, tôi nhận thấy A là một bạn gái hiền, ngoan và sống rất nội tâm.

Một phần của tài liệu luận văn hay đại học sư phạm hà nội ngành mầm non Trí tuệ cảm xúc của sinh viên Khoa Giáo dục mầm non Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 53 - 56)