Về thực tiễn

Một phần của tài liệu luận văn hay đại học sư phạm hà nội ngành mầm non Trí tuệ cảm xúc của sinh viên Khoa Giáo dục mầm non Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 59 - 61)

D) Quản lí các cảm xúc của bản thân: phần này có 5 tình huống, mỗ

a. Không hạnh phúc 12 3 45 Rất hạnh phúc b Không buồn12345Rất buồn

1.2. Về thực tiễn

Bằng việc sử dụng các công cụ đo lường, hệ thống các phiếu điều ra và các phương pháp nghiên cứu cụ thể, đề tài đã rút ra được một số kết luận về TTCX của sinh viên Khoa GDMN Trường ĐHSPHN như sau:

- TTCX của sinh viên đạt ở mức trung bình và khơng đồng đều đồng đều. Vẫn cịn số ít sinh viên có EQ ở mức rất thấp và mức thấp.

- Mức độ TTCX ở sinh viên năm thứ IV cao hơn sinh viên năm thứ I. - TTCX của sinh viên phụ thuộc khá lớn vào sự hiểu biết của họ về TTCX và sự tự rèn luyện của sinh viên về TTCX.

- Sự phát triển EQ chịu sự ảnh hưởng nhiều nguyên nhân. Nhưng những nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến sự phát triển TTCX của cá nhân.

2. Kiến nghị

Từ nghiên cứu lí luận về TTCX và khảo sát thực trạng nghiên cứu TTCX của sinh viên Khoa GDMN Trường ĐHSPHN, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

- Hệ thống giáo dục nước ta cần nhấn mạnh vào việc đào tạo về cả kỹ năng nhận thức, kỹ năng sống và kỹ năng nghề nghiệp, trong đó có kỹ năng xúc cảm. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có nhiều nghiên cứu về TTCX của sinh viên. Đồng thời xây dựng nội dung, phương pháp giáo dục, tạo điều kiện để người học có thể tự học, biết cách làm việc, hòa nhập vào xã hội.

- Nhà trường cần tổ chức nhiều hoạt động mang tính tập thể cũng như mở các lớp bồi dưỡng về TTCX cho sinh viên, các lớp học về kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, giúp sinh viên có thể có những hiểu biết cơ bản về TTCX. Để từ đó sinh viên có thể chủ động, tự tin trong giao tiếp và rèn luyện những kỹ năng cần thiết trong hoạt động tương tác. Nhà trường nên phối hợp với các tổ chức trong và ngoài trường học như Thanh niên tình nguyện, Chiến dịch mùa thi, Hành tinh xanh,… nhằm giúp sinh viên rèn luyện TTCX của bản thân. Qua đó phát triển khả năng giao tiếp, hoạt động của bản thân, tạo mối quan hệ tốt trong xã hội.

- Giáo viên cần đảm bảo sao cho việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên phải diễn ra một cách thường xuyên và đồng bộ ở tất cả các môn học.

- Sinh viên cần có ý thức trong học tập và rèn luyện để nâng cao hiểu biết, nâng cao vốn sống và vốn kinh nghiệm. Sinh viên nên tích cực học hỏi, đọc nhiều sách báo, tạp chí. Đồng thời tham gia nhiều hoạt động tập thể, hoạt động mang tính tương tác với người khác, xây dựng các mối quan hệ xã hội.

Một phần của tài liệu luận văn hay đại học sư phạm hà nội ngành mầm non Trí tuệ cảm xúc của sinh viên Khoa Giáo dục mầm non Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w