Kết quả nghiên cứu chung về mức TTC

Một phần của tài liệu luận văn hay đại học sư phạm hà nội ngành mầm non Trí tuệ cảm xúc của sinh viên Khoa Giáo dục mầm non Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 43 - 48)

D) Quản lí các cảm xúc của bản thân: phần này có 5 tình huống, mỗ

a. Không hạnh phúc 12 3 45 Rất hạnh phúc b Không buồn12345Rất buồn

3.2.1. Kết quả nghiên cứu chung về mức TTC

3.2.1.1. Đánh giá chung về mức độ TTCX của sinh viên theo điểm EQ

Qua điều tra thực trạng TTCX của sinh viên Khoa GDMN Trường ĐHSPHN bằng trắc nghiệm đo MSCEIT, chúng tôi thu được kết quả chung như sau:

Bảng 1: Đánh giá chung về mức TTCX của sinh viên theo điểm EQ

N MIN MAX Mean SD

EQ 80 59.05 128.71 103.07 15.87

Từ kết quả ở bảng 1 ta thấy:

- Theo thang đánh giá của bộ trắc nghiệm MSCEIT sinh viên Khoa GDMN Trường ĐHSPHN đạt chỉ số EQ ở mức trung bình. Điều này thể hiện ở kết quả điểm EQ trung bình đạt được là 103.07.

- Điểm EQ thấp nhất là 59.05, cao nhất là 128.71 và độ lệch chuẩn là 15.87. Như vậy độ phân tán về chỉ số EQ giữa các sinh viên là khá lớn. Nói cách khác, có sự khơng đồng đều về TTCX giữa các sinh viên được nghiên cứu.

Là một trường trọng điểm của cả nước nên Trường ĐHSPHN là nơi hội tụ của rất nhiều sinh viên đến từ các vùng miên khác nhau, có những hồn cảnh, mơi trường sống khác nhau. Do vậy có sự khác biệt về chỉ số EQ giữa các sinh viên là điều tất yếu.

3.2.1.2. Thực trạng mức độ TTCX của sinh viên Khoa GDMN Trường ĐHSPHN.

Để đo mức EQ của 80 sinh viên năm I, năm IV Khoa GDMN, Trường ĐHSPHN, chúng tôi sử dụng trắc nghiệm MSCEIT. Từ kết quả chuyển đổi điểm thô EQ của sinh viên thành điểm chuẩn EQ theo công thức của D. Wechler, chúng tôi phân loại điểm số EQ thành 6 nhóm mức độ sau đây: rất thấp (≤ 70); thấp (70 - 89); trung bình (90 - 109); trên trung bình (110 - 119); cao (120 - 129); rất cao (≥ 130).

Kết quả cụ thể về mức độ EQ của sinh viên được thể hiện ở bảng 2 và biểu đồ 2 dưới đây:

Bảng 2: Mức TTCX của sinh viên Khoa Giáo dục mầm non, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Phân loại

Rất thấp

Thấp Trung bình Trên trung bình Cao Rất cao Điểm EQ ≤ 70 70 – 89 90 – 109 110 – 119 120 – 129 ≥ 130 N 4 9 39 18 10 0 % 5% 11.25% 48.75% 22.5% 12.5% 0%

Từ bảng kết quả trên cho ta thấy:

- Nhiều sinh viên Khoa GDMN Trường ĐHSPHN có chỉ số EQ ở mức trung bình (48.75%). Khơng có sinh viên nào đạt được chỉ số EQ ở mức rất cao (≥ 130). Có 11.25% số sinh viên đạt chỉ số EQ ở mức thấp (70 - 89) và 5% số sinh viên đạt chỉ số EQ ở mức rất thấp (≤ 70).

- Số sinh viên đạt chỉ số EQ mức trên trung bình là 22.5% và ở mức cao là 12.5%.

Kết quả này cho chúng ta thấy rằng: chỉ số EQ của sinh viên là chưa cao. Nguyên nhân này có thể là do những sinh viên được nghiên cứu chưa thực sự hiểu rõ được cảm xúc của mình và của những người xung quanh. Việc nhìn nhận, đánh giá người khác cịn thiếu chính xác.

Đặc biệt việc TTCX của sinh viên không cao là do sinh viên khơng hiểu rõ được bản chất, vai trị của TTCX. Bởi khi tiến hành đo EQ trên sinh viên, bằng việc giới thiệu và trò chuyện ban đầu với các sinh viên về vấn đề TTCX, chúng tôi đã nhận ra rõ điều đó.

Biểu đồ 1: Mức độ EQ của sinh viên

Khi so sánh kết quả nghiên cứu này với kết quả nghiên cứu về EQ của các sinh viên khác trong cả nước chúng tôi thấy:

- Điểm EQ trung bình của sinh viên Khoa GDMN, Trường ĐHSPHN (103.07) thấp hơn các trường thuộc khu vực TP.HCM (104.94) (Đề tài KX - 05 - 06).

- Tuy nhiên điểm EQ trung bình của sinh viên Khoa GDMN Trường ĐHSPHN lại cao hơn điểm EQ trung bình của sinh viên một số trường như: sinh viên trường Đại học Tây Bắc (điểm EQ trung bình: 99.12), sinh viên trường Kỹ thuật Bách khoa Đà Nẵng (97.63), sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Hà Nội (98.99),…

3.2.1.2. Kết quả nghiên cứu mức TTCX của sinh viên năm I và năm IV

Như chúng ta đã biết, TTCX là loại trí tuệ có biên độ thay đổi khá lớn khi con người được rèn luyện, trải nghiệm trong cuộc sống. Để làm rõ điều này, chúng tôi so sánh mức TTCX của sinh viên năm thứ I và sinh viên năm thứ IV Khoa GDMN Trường ĐHSPHN, năm học 2012 - 2013, kết quả như sau:

Bảng 3: Mức TTCX của sinh viên năm I và năm IV Khoa Giáo dục mầm non Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Năm N Mức độ TTCX (%) Rất thấp Thấp Bình thường Trên Bình thường Cao Rất cao Năm I 40 7.5% 15% 50% 17.5% 10% 0% 99.40 17.09 Năm IV 40 2.5% 7.5% 47.5% 27.5% 15% 0% 106.7 5 13.83

Từ bảng kết quả trên ta nhận thấy, có sự chênh lệch khá rõ về điểm trung bình EQ giữa hai nhóm sinh viên: năm I và năm IV. Sinh viên năm IV có điểm trung bình EQ cao hơn so với sinh viên năm I (106.75 so với 99.40). Điểm số EQ của sinh viên năm thứ I có sự phân tán cao và khơng đồng đều (SD: 17.09), cịn sinh viên năm IV, có sự đồng đều và ít sự phân tán về chỉ số EQ (SD: 13.83).

Sự khác biệt này như trên đã trình bày có ngun nhân từ mơi trường, sự trải nghiệm, kinh nghiệm. Khác với sinh viên năm I mới vào trường còn bỡ ngỡ, chưa được học tập và rèn luyện trong mơi trường sư phạm nhiều, trong khi đó sinh viên năm thứ IV đã được trang bị cho mình nhiều tri thức khoa học và được rèn luyện, trải nghiệm nhiều trong môi trường sư phạm và cuộc sống. Sinh viên Khoa GDMN Trường ĐHSPHN phần lớn là những người đến từ các tỉnh, thành của miền Bắc. Sinh viên năm thứ IV với gần 4 năm học xa nhà, phải tự sống, tự lo cho bản thân,va chạm nhiều với xã hội nên họ có ý thức rõ ràng về trách nhiệm cá nhân. Đồng thời trong thời gian học, sinh viên năm thứ IV đã được tham gia và trải nghiệm nhiều hoạt động mang tính chất tập thể, tính chất xã hội. Chính vì thế mà sinh viên năm thứ IV có thêm nhiều kiến thức, kỹ năng sống, khả năng hiểu biết những xúc cảm của mình và người khác tốt hơn sinh viên năm I mới vào trường.

Nhìn vào bảng kết quả ta cịn thấy rõ số đơng sinh viên ở cả hai khóa đều có EQ ở mức trung bình. Sinh viên năm thứ I có EQ ở mức trung bình (50%) chiếm tỉ lệ cao hơn sinh viên năm thứ IV (47.5%). Nhưng số sinh viên năm I lại

có EQ ở mức cao (10%) chiếm tỉ lệ thấp hơn sinh viên năm IV (15%). Còn với EQ ở mức thấp và rất thấp thì sinh viên ở năm I lại cao hơn sinh viên ở năm IV. Đặc biệt ở mức EQ trên trung bình thì sinh viên năm thứ IV (27.5%) lại cao hơn hẳn so với sinh viên năm thứ I (17.5%).

3.2.1.3. Kết quả nghiên cứu TTCX của sinh viên theo kết quả học tập

Bảng 4: Kết quả nghiên cứu TTCX của sinh viên theo kết quả học tập

Mức độ TTCX (%) ĐTB SD Rất thấp Thấp Trung bình Trên trung bình Cao Rất cao Giỏi 0% 2.5% 15% 11.25% 8.75% 0% 108.98 13.43 Khá 2.5% 5% 30% 7.5% 3.75% 0% 101.50 14.76 Trung bình 2.5% 3.75% 3.75% 3.75% 0% 0% 92.22 20.51

Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy:

- Có sự khác biệt rõ rệt về mức độ TTCX giữa các sinh viên có kết quả học tập khác nhau.

- Điểm trung bình EQ tăng dần theo kết quả học tập, từ trung bình đến giỏi. Điều này thể hiện ở mức điểm EQ trung bình như sau: Những sinh viên có học lực trung bình có điểm trung bình EQ là 92.22. Sinh viên có học lực Khá thì điểm trung bình EQ là 101.50. Cịn sinh viên có học lực giỏi thì điểm EQ trung bình đạt được cao nhất là 108.9.

- Đồng thời nhìn vào bảng số liệu ta cịn thấy được sự đồng đều trong điểm số EQ của những sinh viên có học lực giỏi và khá. (SD của sinh viên có học lực giỏi là: 13.43, SD của sinh viên có học lực khá là 14.76). Đối với những sinh viên có học lực trung bình thì ta nhận thấy có sự khơng đồng đều và có sự phân tán khá cao (SD: 20.51).

Những sinh viên có lực giỏi, khá có biểu hiện về TTCX tốt là điều dễ hiểu. Bởi họ là những sinh viên có ý thức cao trong học tập, là những người có sự say mê, u thích các mơn học. Chính vì có ý thức nên họ sống rất có trách

con người có ý chí, có mục đích, quan điểm sống rõ ràng. Ví dụ như sinh viên năm thứ IV: Hoàng Thu H, Đỗ Thị T, Nguyễn Thị T, là những sinh viên có kết quả tương đối cao. Họ là những sinh viên có sự đam mê với việc học, có ý chí theo đuổi ngành mình đã chọn. Họ ln đi tìm tịi, khám phá những điều mà mình chưa biết, ln học hỏi mọi người xung quanh để hoàn thiện bản thân. Ngoài việc học hỏi bạn bè, thầy cô trên lớp, họ thường đi lên thư viện và đọc những tài liệu tham khảo thêm để hiểu biết thêm những kiến thức chưa biết. Tìm tịi, khám phá giúp họ có được những kiến thức mới, phát triển những xúc cảm bản thân và có sự đồng cảm cao với những người xung quanh.

Như vậy, qua bảng kết quả ta thấy mức độ TTCX có ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên. Hầu hết những sinh viên có điểm EQ ở mức cao và trên trung bình đều có học lực là khá và giỏi. Tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng đúng, vì thực tế có những sinh viên có học lực trung bình lại có EQ ở mức cao. Và có những sinh viên có học lực giỏi nhưng vẫn có EQ ở mức thấp và rất thấp. Điển hình như sinh viên Nguyễn Thị N, mặc dù bạn có kết quả học tập cao, nhưng khả năng hiểu và nhận biết cảm xúc của mình và của người khác vẫn còn hạn chế. Do bạn vẫn cịn thiếu tự tin nên ít chủ động tham gia vào các hoạt động tập thể nên khả năng hiểu, đồng cảm với người khác của bạn không cao.

Một phần của tài liệu luận văn hay đại học sư phạm hà nội ngành mầm non Trí tuệ cảm xúc của sinh viên Khoa Giáo dục mầm non Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w