Kinh tế tư nhân Trung Quốc phát triển từ Đông sang Tây

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 58)

20 năm cải cách chế độ sở hữu ở Trung Quốc, NXB Trung Châu cổ tịch,1998, tr52.

2.1.4.2Kinh tế tư nhân Trung Quốc phát triển từ Đông sang Tây

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 T ri Ö u n g - ê i Tù t¹o viÖc lµm. ViÖc lµm t- nh©n t¹i n«ng th«n. Tù t¹o viÖc lµm t¹i thµnh thÞ. ViÖc lµm t- nh©n t¹i thµnh thÞ.

Nguồn: Niên giám thóng kê Trung Quốc,1999.

Vì Trung Quốc chú trọng tới phi tập trung hoá và thử nghiệm cải cách ở cấp địa phương nên sự phát triển của khu vực tư nhân chịu ảnh hưởng lớn của các điều kiện địa phương trong đó có cả thái độ của chính quyền địa phương đối với vai trò của thị trường. Kết quả là mô thức phát triển ở mỗi vùng một khác. Những khác biệt giữa các tỉnh duyên hải với các tỉnh nội địa được đặc biệt thể hiện rõ.

Bảng 2: Phân bổ các công ty tƣ nhân theo vùng

Năm

Duyên hải Miền Trung Miền Tây

Công ty (Nghìn) Việc làm (Nghìn) Công ty (Nghìn) Việc làm (Nghìn) Công ty (Nghìn) Việc làm (Nghìn) 1991 95,4 1754,5 24,5 453,4 19,7 280,5 1993 159,3 2351,3 44,6 768,9 34,1 600,6 1996 529,2 7232,8 178,6 2741,2 111,4 1737,4 1997 610,1 8235,5 211,1 3189,7 139,5 2067,4

Nguồn: Niên giám Quản lý Hành chính Công thương Trung Quốc, 1992-1998

Sự phân bổ các doanh nghiệp tư doanh theo vùng thật hết sức khác nhau trên cả nước, như được nêu trong bảng trên. Tỷ lệ về số lượng của các doanh nghiệp này ở khu vực miền Tây, miền Trung và miền Duyên hải là 21:26:100 năm 1992 và 23:34:100 năm 1997. Về mặt việc làm, tỷ lệ này là: 22:26:100 năm 1992 và 25:39:100 năm 1997. Xét cả về mặt số lượng doanh nghiệp lẫn việc làm, các tỉnh miền Trung đã có thể đuổi kịp miền Duyên hải với tốc độ nhanh hơn so với các tỉnh miền Tây.

Tuy nhiên, tỷ trọng tương đối về việc làm tại thành thị không khác nhau nhiều đến như vậy. Miền Duyên hải có tỷ trọng thấp nhất cả về việc làm trong các doanh nghiệp nhà nước lẫn việc làm trong khu vực tư nhân (doanh nghiệp tư doanh và hộ cá thể), nhưng lại có tỷ trọng cao nhất về việc làm trong khu vực doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tập thể. Miền Trung có tỷ trọng cao nhất về việc làm trong khu vực tư nhân trong nước tính tới năm 1998. Nhưng ngay trong khu vực tư nhân trong nước, miền Duyên hải có tỷ trọng cao

nhất về việc làm trong các doanh nghiệp tư doanh với hơn 8 lao động và có tỷ lệ cao nhất giữa việc làm trong doanh nghiệp tư doanh với việc làm tự tạo. Tỷ lệ này khá giống với phương diện thành thị – nông thôn trong quan hệ giữa doanh nghiệp tư doanh với hộ cá thể. Nhìn tổng quan, tỷ lệ về việc làm thành thị của khu vực ngoài quốc doanh là cao nhất ở miền Duyên hải và thấp nhất ở các tỉnh miền Tây.

2.1.4.3 Kinh tế tư nhân Trung Quốc phát triển từ tình trạng không chính thức và phân biệt sang chế độ pháp trị

Một số đặc điểm độc đáo của doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc xuất phát từ thực tế là khu vực tư nhân phát triển theo kiểu thí nghiệm, trong một môi trường không chắc chắn về chính trị, pháp lý và quản lý. Trình tự điển hình của phát triển – thử nghiệm không công bố công khai, sau đó chấp thuận “trên nguyên tắc” chung, rồi đến việc phê chuẩn và có các quy định cụ thể. Trong hầu hết thời kỳ cải cách, các doanh nghiệp tư nhân tiến triển mà không có được những quyền xác định rõ và tài sản được đảm bảo. Tình trạng không chắc chắn về chính trị vẫn còn lớn chừng nào các hoạt động trong khu vực này vẫn bị xem như một giải pháp tạm thời cho một số vấn đề kinh tế hiện thời và như một sự bổ trợ cho các khu vực nhà nước và tập thể, “lấp chỗ trống” mà hai khu vực này để lại trong nền kinh tế.

Do đó, kinh nghiệm của Trung Quốc dường như gợi ý rằng một hệ thống quyền được xác định rõ và quyền tài sản được đảm bảo không nhất thiết là điều kiện tiên quyết cho sự nổi lên và bước đầu phát triển của một khu vực tư nhân. Trái lại, sự lớn mạnh của doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức thị trường theo thời gian có thể tạo ra nhu cầu cần xác định rõ và thực thi quyền sở hữu tư nhân. Các doanh nghiệp nhỏ - trụ cột của khu vực tư nhân trong thời kỳ đầu phát triển – cần có chút ít sự hỗ trợ về mặt pháp lý. Chúng nhìn chung thuộc sở hữu của một cá thể duy nhất hoặc một nhóm ít người hiểu biết nhau tường tận. Họ không huy động vốn của công chúng và vốn vay cũng chỉ đóng một vai trò nhỏ trong

cơ cấu vốn của họ. Cái mà họ cần nhất chính là được nhà nước xoá bỏ những trở ngại mà nhà nước đã gây ra trên con đường của họ. Thực ra, các cơ quan chính quyền địa phương ở Trung Quốc thường diễn giải những quy định mới như một tín hiệu cho phép họ tấn công và can thiệp vào hoạt động của khu vực tư nhân.

Tuy nhiên, quyền sở hữu không rõ ràng đã làm chậm sự tăng trưởng của nhiều doanh nghiệp, và những hình thức sở hữu lai căng từ đó đã tạo ra những cơ chế khuyến khích không phù hợp, làm lãng phí các nguồn lực của cả các doanh nghiệp lẫn của nhà nước. Cách tiếp cận phân biệt, ngược với những quy định áp dụng phổ biến, đã buộc các quan chức địa phương và các nhà quản lý doanh nghiệp phải tập trung vào việc trục lợi chứ không phải là lợi nhuận về kinh tế. Nó dẫn đến việc câu kết giữa các cơ quan chính quyền địa phương với các doanh nghiệp, trong đó cơ quan chính quyền địa phương là người bảo trợ hơn là người quản lý nhà nước. Hơn nữa, quá trình này đã làm cho các nhà doanh nghiệp tư nhân cảm thấy dễ bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp của các cán bộ chính quyền địa phương. Việc phải dựa vào những quan hệ cá nhân trong mối liên hệ với chính quyền đã được cấy ghép trong thị trường và ảnh hưởng lớn đến các giao dịch trao đổi ở đó. Bản chất phân biệt cao độ của các giao dịch thị trường đã gây khó khăn cho việc tìm được những thông tin đáng tin cậy về con người, hàng hoá, giá cả và các kênh phân phối.

Vì vậy, thị trường đã trở nên rất manh mún và phải dựa vào các quan hệ cá nhân để có được những thông tin sống còn. Trong các giao dịch thị trường liên tỉnh, chủ nghĩa phân biệt này đã gây ra một mức độ bảo hộ cao. Phi tập trung hoá tài chính và bảo trợ đối với các doanh nghiệp địa phương đã khuyến khích các quan chức địa phương bảo vệ thị trường địa phương cho những doanh nghiệp của mình qua việc dựng lên các rào cản hành chính. Do đó, có lẽ thách thức lớn nhất đối với sự phát triển của khu vực tư nhân trong nước ở Trung Quốc hiện nay chính là phải thiết lập chế độ pháp trị.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 58)