Giai đoạn 1978 – 1987: Sự phục hồi kinh tế tƣ nhân 1 Các chính sách phục hồi và phát triển kinh tế tư nhân

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 37)

20 năm cải cách chế độ sở hữu ở Trung Quốc, NXB Trung Châu cổ tịch,1998, tr52.

2.1.1.Giai đoạn 1978 – 1987: Sự phục hồi kinh tế tƣ nhân 1 Các chính sách phục hồi và phát triển kinh tế tư nhân

2.1.1.1 Các chính sách phục hồi và phát triển kinh tế tư nhân

Nét nổi bật của giai đoạn 1978 - 1987 là những nỗ lực của Trung Quốc nhằm dần hồi phục của khu vực tư nhân. Đầu tiên, doanh nghiệp tư nhân không được chính thức công nhận, chỉ có hộ cá thể được phép hoạt động. Sau đó, khu vực tư nhân đã có một vị trí khiêm tốn trong nền kinh tế : “bổ sung” cho khu vực nhà nước. Tiếp theo chỉ còn là những hạn chế về phạm vi hoạt động của khu vực tư nhân.

Sự hồi phục của kinh tế tư nhân được thúc đẩy mạnh mẽ nhờ áp lực về việc làm cuối những năm 70s, đầu những năm 80s. Hàng triệu thanh niên từ các miền quê đã quay trở lại thành phố và đáp ứng đủ việc làm cho toàn bộ số thanh niên đó là một việc quá khó cho Chính phủ. Do vậy, Chính phủ đã cho phép hộ cá thể được hoạt động trong một số lĩnh vực thương mại, dịch vụ.

Trong bài phát biểu nhân kỷ niệm lần thứ 30 Quốc khánh nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, ông Diệp Kiếm Anh đã tuyên bố: “Kinh tế cá thể thành thị và nông thôn là một thành phần gắn liền và bổ sung cho kinh tế nhà nước xã hội

chủ nghĩa”. Tiếp đó, vào tháng 8 năm 1980, Đảng Cộng sản Trung Quốc lại chỉ rõ: “Hiến pháp đã quy định rõ ràng rằng mọi cá thể có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh hợp pháp và không mang tính chất bóc lột. Những hoạt động đó là một thành phần bổ sung không thể thiếu được cho kinh tế nhà nước xã hội chủ nghĩa và chúng sẽ tiếp tục có những đóng góp đáng kể trong giai đoạn sắp tới. Vì vậy thành phần này cần được khuyến khích phát triển. Các cơ quan hữu quan cần nỗ lực hỗ trợ kinh tế cá thể và không được có các hành vi cản trở hoặc phân biệt đối xử”.

Tháng 7 năm 1981, Quốc Vụ viện ban hành Chỉ thị về một số chính sách liên

quan tới kinh tế cá thể phi nông nghiệp thành thị. Đó chính là những chính sách

cho khu vực tư nhân lúc đó, và một thuật ngữ mới – “getihu”, tiếng Trung Quốc nghĩa là hộ cá thể xuất hiện. Trong chỉ thị đó có nhiều quy định liên quan đến kinh tế tư nhân như phạm vi hoạt động, đối tượng được phép hoạt động, quy mô, sử dụng đất đai, nguồn cung ứng nguyên vật liệu, xác định giá cả, tài chính, thuế, bảo vệ tài sản cũng như địa vị chính trị và xã hội.

- Phạm vi hoạt động: Hộ cá thể chỉ được phép hoạt động trong các lĩnh vực

như thủ công, bán lẻ, dịch vụ, cung cấp thực phẩm, sửa chữa và các hoạt động giao thông không động cơ. Trong một số văn bản bổ sung sau đó đã có thêm các lĩnh vực như hoạt động giao thông có động cơ, bán sỉ một số sản phẩm công nghiệp và sản phẩm nông nghiệp của nông dân sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ đối với nhà nước.

- Đối tượng được phép hoạt động: Là người không hoạt động trong lĩnh vực

nông nghiệp và hiện chưa có việc làm, gồm cả cán bộ về hưu. Tiếp theo đã có những quy định bổ sung cho phép người có tiền án tiền sự cũng có thể tham gia.

- Quy mô: Nhìn chung chỉ được phép hoạt động ở quy mô gia đình nhưng

- Đất đai: Chính quyền địa phương có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi về mặt đất đai cho những đối tượng được phép hoạt động dưới hình thức mượn hoặc thuê.

- Cung ứng nguyên vật liệu và xác định giá cả: Nguồn cung ứng có thể là từ

phía Nhà nước hoặc trên thị trường. Nếu sử dụng đầu vào do Nhà nước cung ứng thì sản phẩm phải bán ra theo giá định trước. Trong trường hợp còn lại, sản phẩm có thể bán theo giá thị trường.

- Thuế và vấn đề tài chính: Đối tượng được phép hoạt động có thể xin miễn

thuế trong trường hợp kinh doanh khó khăn. Họ cũng có thể mở tài khoản và vay vốn ngân hàng.

- Bảo vệ tài sản và địa vị chính trị: Nhà nước bảo vệ thu nhập và tài sản hợp

pháp của các cá thể. Họ có đầy đủ quyền như những công dân bình thường. Ở nông thôn, thu nhập của khu vực kinh tế tư nhân phi nông nghiệp sau những năm đầu cải cách đã tăng lên đáng kể, do đó Quốc vụ viện đã ban hành một chỉ thị trong tháng 2 năm 1984 để điều chỉnh hiện tượng này. Chỉ thị đó cũng có vai trò tương tự như chỉ thị về hộ cá thể ở thành thị ban hành trước đó nhưng phạm vi hoạt động được quy định rộng hơn.

Cuối cùng, vào tháng 8 năm 1987, Quốc vụ viện đã ban hành Quy định tạm

thời về hộ cá thể ở nông thôn và thành thị trong đó tóm lược các chính sách của

chính phủ đối với kinh tế tư nhân trong những năm đầu thập kỷ 80 và quy định này vẫn còn hiệu lực cho tới ngày nay. Ngày 5 tháng 9 năm 1987, Cục Quản lý Hành chính Công thương (BICAM) đã có văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể quy định trên, góp phần hoàn thiện những quy định của Chính phủ cho hộ cá thể. Một đặc điểm nổi bật trong những quy định mới là việc mở rộng đáng kể phạm vi hoạt động cho hộ cá thể. Tuy nhiên, những quy định này chỉ xác định lĩnh vực mà hộ cá thể có thể hoạt động và theo cách hiểu truyền thống trong lập pháp ở Trung Quốc thì những lĩnh vực không được phép nghĩa là bị cấm hoạt

động, đồng nghĩa với việc chính phủ vẫn có quyền quyết định hoạt động nào của hộ cá thể là hợp pháp.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 37)