Các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 50)

20 năm cải cách chế độ sở hữu ở Trung Quốc, NXB Trung Châu cổ tịch,1998, tr52.

2.1.3.1.Các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân

Sau năm 1992, các chính sách của Đảng và Chính phủ Trung Quốc ngày càng trở nên thân thiện hơn đối với khu vực tư nhân. Những lĩnh vực doanh nghiệp tư nhân có thể hoạt động giảm nhanh chóng từ 50 xuống 35 năm 1993 nhưng trong những năm sau đó BICAM đã ban hành Những khuyến nghị cho

việc phát triển kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể trong đó đưa ra những biện pháp

cụ thể thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân. Từ năm 1992 đến năm 1994 đã có 20 tỉnh đưa ra những chính sách tương tự như vậy. Dấu ấn nổi bật nhất trong những thay đổi về mặt chính sách là sự xác định lại cơ cấu hệ thống kinh tế Trung Quốc trong Báo cáo chính trị của chủ tịch Giang Trạch Dân tại Đại hội lần thứ XV Đảng Cộng sản Trung Quốc và những sửa đổi Hiến pháp tháng 3 năm 1999. Trong báo cáo của mình, chủ tịch Giang Trạch Dân đã chỉ rõ: “Một đặc điểm cơ bản trong thời kỳ đầu chủ nghĩa xã hội ở nước ta là kinh tế Nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo, và phát triển cùng với nó còn có những hình thức sở hữu khác”. Ông cũng nhấn mạnh: “Kinh tế phi nhà nước là một thành phần quan trọng trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc”. Tư tưởng này đã chính thức được đưa vào Hiến pháp sửa đổi sau đó với nội dung: “Kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể là những thành phần quan trọng trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc”; “nhà nước có trách nhiệm bảo đảm tài sản và thu nhập hợp pháp của khu vực tư nhân”. Đây là một bước tiến lớn trong quá trình tồn tại và phát triển của Đảng Cộng sản Trung

Quốc. Tuy nhiên, tài sản của tư nhân vẫn chưa chính thức được công nhận là bất khả xâm phạm.

Trong thực tiễn, nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của hộ cá thể và doanh nghiệp tư nhân đã ra đời. Ở mức dưới luật có Quy định tạm thời về

hộ cá thể ở thành thị và nông thôn do Quốc vụ viện ban hành năm 1987 và ba

đạo luật: Luật Doanh nghiệp cá thể, Luật Công ty hợp danh và Luật Công ty. Luật công ty ban hành năm 1993 được áp dụng cho cả doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, theo đó nhiều doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tập thể chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn khi thực thi đạo luật này. Luật Công ty cũng nghiêm cấm cá thể sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn. Ở một vài địa phương, vợ chồng có thể đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn nhưng chính quyền Bắc Kinh lại cấm hình thức này. Nói tóm lại, nếu các cá nhân chỉ muốn chịu trách nhiệm hữu hạn thì họ có thể liên doanh với các đối tác khác chỉ góp vốn mà không có vai trò thực sự trong việc quản lý doanh nghiệp. Yêu cầu mức sở hữu tối thiểu đối với những chủ sở hữu khác là khác nhau ở mỗi địa phương: Quảng Đông là 5%, Bắc Kinh là 20%.

Có thể kết luận rằng những chuyển biến trong chính sách của Đảng và Chính phủ Trung Quốc đối với khu vực tư nhân đã trải qua nhiều biến động. Trong thời kỳ 1978 – 1988, khu vực tư nhân chỉ được coi là một thành phần bổ sung cho kinh tế nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân chưa có địa vị pháp lý rõ ràng nhưng chính những cải cách ở khu vực nông thôn, hay đúng hơn là những áp lực về mặt việc làm đã thúc đẩy sự hồi phục của khu vực tư nhân. Lúc đó người ta cũng chưa thể đoán biết được sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp hương trấn sau này.

Việc thừa nhận khu vực tư nhân năm 1988 không hẳn là một chuyển biến về mặt nhận thức theo hướng khuyến khích sự phát triển của khu vực tư nhân mà đúng hơn đó chỉ là việc thừa nhận những gì đã tồn tại hiển hiện trong thực tiễn mà thôi. Chuyển biến về nhận thức chỉ thực sự xuất hiện trong Đại hội XIV

Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1993 khi lần đầu tiên nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa được thừa nhận tại Trung Quốc và sau đó kinh tế Trung Quốc đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của khu vực tư nhân. Bước ngoặt quan trọng là năm 1999 khi Hiến pháp Trung Quốc sửa đổi đã chính thức thừa nhận tầm quan trọng như nhau của khu vực tư nhân và khu vực nhà nước. Đại hội XI Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2002 vẫn “kiên trì không lay chuyển việc khuyến khích, giúp đỡ và hướng dẫn kinh tế phi công hữu phát triển. Kinh tế phi công hữu với các loại hình thức như cá thể, tư doanh… là bộ phận cấu thành quan trọng của kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, có vai trò quan trọng trong việc phát huy đầy đủ tính tích cực của các lực lượng xã hội, tăng nhanh phát triển sức sản xuất”. Đại hội cũng đề ra chủ trương bảo hộ tất cả thu nhập hợp pháp của mọi người: “Hoàn thiện chế độ luật pháp bảo hộ tài sản tư nhân”. Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội Trung Quốc khoá 10 diễn ra vào tháng 3/2004 đã thông qua 13 nội dung sửa đổi Hiến pháp năm 1999, trong đó Hiến pháp mới khẳng định: “Nhà nước Trung Quốc bảo vệ mọi quyền lợi hợp pháp và lợi ích của kinh tế tư nhân và phi công hữu, khuyến khích, ủng hộ và hướng dẫn sự phát triển của khu vực kinh tế này”. Hiến pháp còn khẳng định: “Tài sản tư hữu hợp pháp của công dân là bất khả xâm phạm. Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu và thừa kế tài sản tư hữu của mọi công dân”. Lần sửa đổi Hiến pháp này chứng tỏ Nhà nước đã đối xử bình đẳng với kinh tê dân doanh. Tài sản tư hữu hợp pháp được Hiến pháp bảo vệ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế phi công hữu và đối với mọi người dân.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 50)