NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN Ở VIỆT NAM
3.1.2.4 Đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế
- Đóng góp trong GDP:
Có thể nói, khu vực ngoài quốc doanh chính thức của Việt Nam còn khá nhỏ bé. Theo tỷ trọng trong GDP, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thuộc bộ phận chính thức chiếm 16% GDP năm 1998 trong khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 10% và khu vực Nhà nước (gồm cả hành chính Nhà nước và Doanh nghiệp nhà nước) chiếm khoảng 40% GDP. Tuy nhiên, nếu trước thời kỳ đổi mới, hầu như không tồn tại khối doanh nghiệp tư nhân thì nay với tỷ trọng còn khiêm tốn trong GDP, khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhất là bộ phận chính thức, cho thấy vai trò không thể thiếu của nó trong phát triển kinh tế.
- Đóng góp vào nguồn thu ngân sách:
Hiện nay, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nước đóng góp khoảng 1/6 nguồn thu ngân sách nhà nước. Tỷ lệ đóng góp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nước có xu thế tăng dần qua các năm.
Nếu năm 1990, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nước đóng góp 10.8% thu ngân sách nhà nước thì năm 1997 con số này là 15.4%, trong khi phần của doanh nghiệp nhà nước giảm từ 58.8% xuống còn 38% trong cùng thời kỳ. Điều đó dẫn đến mức đóng góp của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nước vào ngân sách nhà nước tăng từ 2.3% GDP năm 1990 lên 3.7% GDP năm 1997 và bằng 40% mức đóng góp của doanh nghiệp nhà nước (chưa kể thuế xuất nhập khẩu) trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chỉ nộp vào ngân sách nhà nước một khoản bằng 1.4% GDP (năm 1997).
Đóng góp của doanh nghiệp vào ngân sách trung ương vẫn còn nhỏ, nhưng đang có xu hướng tăng lên trong mấy năm gần đây từ vào khoảng 6.4%
năm 2001 lên hơn 7% năm 2002 (tỷ lệ tương ứng của doanh nghiệp FDI là 5.2% và 6%, của doanh nghiệp nhà nước là 21.6% và 23.4%). Thu từ thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh năm 2002 đạt 103.6% kế hoạch và tăng khoảng 13% so với năm 2001. Quý I/2003, số thu từ doanh nghiệp dân doanh chiếm khoảng 11% tổng số thu, tăng 28.7% so với cùng kỳ và đạt 26.8% chỉ tiêu do Quốc hội đề ra. So với ngân sách trung ương, thì đóng góp của các doanh nghiệp dân doanh trong nguồn thu của ngân sách địa phương lớn hơn nhiều. Ví dụ, ở thành phố Hồ Chí Minh dóng góp của doanh nghiệp dân doanh trong tổng số thu ngân sách địa phương là khoảng 15%, Tiền Giang 24%, Đồng Tháp 16%, Gia Lai 22%, Ninh Bình 19%, Yên Bái 16%, Thái Nguyên 17%, Quảng Nam 22%, Bình Định 33%, v.v…
Nhìn chung, đóng góp trực tiếp vào vào nguồn ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể trong mấy năm qua là chưa tương xứng với tốc độ phát triển của khu vực kinh tế này. Ngoài đóng góp trực tiếp vào ngân sách, một phần không nhỏ các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp còn tích cực tham gia và có đóng góp đáng kể vào xây dựng các công trình văn hoá, trường học, đường giao thông nông thôn, nhà tình nghĩa và những đóng góp phúc lợi xã hội khác ở tất cả các địa phương trong cả nước.
- Đóng góp vào xuất khẩu:
Trong mấy năm qua các doanh nghiệp dân doanh đã có đóng góp tích cực vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu, nhất là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản, thuỷ sản. Có một số doanh nghiệp dân doanh đã được xếp hạng 10 doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong cả nước theo ngành hàng. Một số sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của nước ta hiện nay như hàng thuỷ sản, các sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ v.v… đều do khu vực kinh tế tư nhân sản xuất. Khu vực kinh tế tư nhân trong nước còn chiếm tỷ trọng đáng kể trong xuất khẩu hàng may mặc, đồ da v.v… Báo cáo của Bộ thương mại cho
rằng khu vực kinh tế tư nhân đóng góp gần một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu của nhà nước.
Tuy vậy, theo báo cáo của các Sở Kế hoạch và Đầu tư, tỷ trọng của các doanh nghiệp dân doanh trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước cũng như của từng địa phương còn nhỏ, khác nhau khá lớn giữa các vùng và các tỉnh khác nhau. Doanh nghiệp dân doanh ở các tỉnh phía Nam đóng góp nhiều hơn vào kim ngạch xuất khẩu ở địa phương, trong lúc đó, ở các tỉnh phía Bắc nhìn chung còn chưa đáng kể. Ở Hà Nội, các doanh nghiệp dân doanh chỉ chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của địa phương và khoảng hơn 7% toàn bộ xuất khẩu trên địa bàn, tỷ lệ tương ứng ở thành phố Hồ Chí Minh là 12.5%, nhìn chung tỷ lệ này ở các địa phương là dưới 10%. Tuy nhiên cũng có một số cá biệt như Hà Giang chiếm 60% xuất khẩu của địa phương, Quảng Ngãi 34%, Bình Thuận 45%.
Thực trạng trên đây có thể do một số nguyên nhân sau đây. Các doanh nghiệp dân doanh quy mô còn nhỏ, nên địa bàn hoạt động mới chủ yếu chỉ giới hạn trong phạm vi địa phương, còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm thương mại quốc tế. Đa số các doanh nghiệp dân doanh đang tham gia hoạt động xuât khẩu thông qua uỷ thác, hoạc gia công cho các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại, xuất khẩu chưa hiệu quả, chưa đến được với các doanh nghiệp dân doanh vừa và nhỏ.