Tình hình Kinh tế tư nhân giai đoạn 1988-

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 47)

20 năm cải cách chế độ sở hữu ở Trung Quốc, NXB Trung Châu cổ tịch,1998, tr52.

2.1.2.2. Tình hình Kinh tế tư nhân giai đoạn 1988-

Thực ra, trước năm 1988, rất nhiều hộ cá thể có thể được coi là doanh nghiệp tư nhân nếu xét dưới góc độ lao động. Theo kết quả điều tra của một

nhóm nghiên cứu thuộc Quốc vụ viện trong 300 làng tiến hành năm 1987, có 0,2% hộ nông dân thuê trên 8 công nhân trong năm 1986. Như vậy, có thể ước tính rằng cuối năm 1988 đã có khoảng 500.000 hộ cá thể có thể coi là doanh nghiệp tư nhân.

Tuy nhiên, sau khi địa vị pháp lý được xác lập, doanh nghiệp tư nhân bắt đầu thời kỳ tăng trưởng nhanh chóng. Các hộ cá thể trước đó đã tích luỹ được một lượng vốn đáng kể, nay được cho phép và khuyến khích phát triển đã nhanh chóng đăng ký thành lập hàng ngàn xí nghiệp tư nhân. Đến cuối năm 1988, số doanh nghiệp tư nhân được cấp giấy phép đăng ký là 90.000 doanh nghiệp, số công nhân trung bình của một doanh nghiệp là 16 người, trong đó:

- Số vốn trung bình khi thành lập là: 50.000 NDT - Sản lượng trung bình năm là: 150.000 NDT - Mức thuế thu nhập là: 35%.

Đặc biệt, chủ doanh nghiệp được phép mời các chuyên gia trợ giúp về kỹ thuật và thuê mướn vô hạn số lượng nhân công, mở rộng đáng kể quyền tự do kinh doanh cho các doanh nghiệp và khuyến khích họ phát triển theo chiều sâu. Thời kỳ này, những “doanh nghiệp đội mũ đỏ” vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển. Mặc dù không có số liệu chính thức nhưng hầu hết các doanh nghiệp cấp làng ở Thuận Đức là doanh nghiệp đội mũ đỏ trước khi chương trình tư nhân hoá được thực hiện năm 1992. Ngoài ra, còn có rất nhiều doanh nghiệp tập thể cho tư nhân thuê để hoạt động như ở Hà Bắc, Thiên Tân, Liêu Ninh, Ninh Hạ… Sau khi trả một khoản tiền thuê, tư nhân có thể điều hành doanh nghiệp như doanh nghiệp của chính mình và có thể tích luỹ những khoản tiền đáng kể. Dần dần, tỷ lệ tài sản của tập thể trong doanh nghiệp giảm xuống và doanh nghiệp sẽ chuyển thành sở hữu tư nhân. Cuối năm 1989, số lượng doanh nghiệp tư nhân đã đăng ký là 90.600 1.

1

Tốc độ tăng trưởng như vậy được duy trì đều đặn cho đến khi sự kiện Thiên An Môn xảy ra ở Bắc Kinh tháng 6/1989. Nền kinh tế trở nên lộn xộn, tăng trưởng chỉ còn 3,9%, đầu tư toàn bộ giảm xuống 11%, lạm phát bị đẩy lên 6,4%. Chính phủ đã ban hành hàng loạt chính sách mới hạn chế sự phát triển của kinh tế tư nhân. Kinh tế tư nhân lập tức bị thu hẹp. Số lượng các hộ cá thể đăng ký giảm từ 23,1 triệu hộ vào cuối năm 1988 xuống còn 19,4 triệu hộ vào cuối năm 1989, số lượng các công ty tư nhân giảm từ 90.600 doanh nghiệp xuống 88.000 doanh nghiệp vào tháng 6/1990. Trong số những doanh nghiệp đóng cửa có một lượng lớn đã chuyển sang hình thức doanh nghiệp tập thể (bằng con đường liên kết) hoặc giảm số lượng thuê lao động xuống dưới mức 8 người.

Tình hình này đã được cải thiện sau chuyến công du miền Nam của Đặng Tiểu Bình. Theo ông, không nên phân biệt họ “xã” hay họ “tư”, vấn đề là phải xem nó có lợi hay không cho Nhà nước XHCN và xét trên quan điểm đó thì khu vực tư nhân phải đóng vai trò bổ sung quan trọng cho nền kinh tế quốc dân. Hơn thế nữa, một khi sự chuyển đổi sang hệ thống kinh tế thị trường đã bắt đầu thì khu vực tư nhân sẽ là khu vực không thể thiếu đáp ứng cho nhu cầu phát triển năng động. Những tư tưởng đột phá trong cách nhìn nhận về các thành phần kinh tế của ông, đặc biệt là về khu vực tư nhân, đã bắn phát đạn đầu tiên công phá “bức tường thành bảo thủ”, mở ra cơ hội mới cho khu vực này tiếp tục phát triển.

Cuộc cải cách theo đó lại bắt đầu. Thái độ của Chính phủ cũng như các doanh nghiệp nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân và cá thể ngày càng trở nên thân thiện hơn. Đến cuối năm 1992, số hộ cá thể đăng ký kinh doanh là 27 triệu hộ và số doanh nghiệp tư nhân đã tăng lên tới 140.000 doanh nghiệp.

Như vậy, ở giai đoạn này con đường phát triển của khu vực tư nhân gặp rất nhiều cản trở. Tuy nhiên, về sau, chính những hoạt động tích cực và năng động của khu vực nay đã đẩy nhanh sự hình thành và phát triển của các thị trường bổ trợ như: thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường nguyên vật

liệu… rất cần thiết cho bản thân doanh nghiệp cũng như khả năng vận hành trôi chảy của nền kinh tế thị trường. Sau hàng loạt những biến động, khu vực tư nhân lại phát triển với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết, bắt đầu một thời kỳ đóng góp ổn định và tích cực cho nền kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)