NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN Ở VIỆT NAM
3.1.2. Tình hình phát triển của kinh tế tƣ nhân ở Việt Nam thời kỳ Đổi mớ
3.1.2.1 Về số lượng doanh nghiệp
Sau gần 10 năm (1990 – 1999) kể từ khi Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân ra đời đã có gần 30.000 doanh nghiệp tư nhân được thành lập. Con số này tăng cao nhất trong giai đoạn từ 1991 đến 1993, sau đó giảm xuống đặc biệt là vào cuối những năm 90 khi nền kinh tế chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực. Cụ thể, nếu như số lượng doanh nghiệp tư nhân năm 1993 tăng 60% so với năm 1992 thì năm 1998 chỉ tăng 4,5% so với năm 1997. Tính đến năm 2000, cả nước có 56.834 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh nhưng số doanh nghiệp thực tế hoạt động là 29.548 doanh nghiệp (51.99%), các doanh nghiệp chưa hoạt động là 9.581 doanh nghiệp (16,85%), số
doanh nghiệp giải thể chuyển sang loại hình khác là 13.887 doanh nghiệp (24,44%), doanh nghiệp chưa tìm thấy (“doanh nghiệp ma”) là 3.818 doanh nghiệp (6,72%).
Kể từ năm 2000 – khi Kuật Doanh nghiệp có hiệu lực, số lượng doanh nghiệp mới đăng ký liên tục tăng nhanh với tốc độ chưa từng thấy. Trong 3 năm (2000-2002) đã có 55.793 doanh nghiệp mới đăng ký (trong khi đó trong 9 năm 1991-1999 chỉ có khoảng 45.000 doanh nghiệp đăng ký) đưa tổng số doanh nghiệp đăng ký của khu vực tư nhân ở nước ta lên khoảng 100 ngàn doanh nghiệp. Số doanh nghiệp đăng ký trung bình hàng năm hiện nay bằng 3,75 lần so với trung bình hàng năm của thời kỳ 1991-1999.
- Về số hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ: Hộ kinh doanh cá thể có xu hướng tăng mạnh. Tính đến cuối năm 2003, cả nước có 2,7 triệu hộ kinh doanh cá thể công thương nghiệp, 130.000 trang trại, và trên 10 triệu hộ nông dân sản xuất hàng hoá. Nếu tính thời điểm năm 2000, số hộ sản xuất công nghiệp chiếm 30,21%, hộ giao thông vận tải chiếm 11,63%, xây dựng chiếm 0,81%, các hoạt động khác chiếm 5,64%.
- Về doanh nghiệp tư nhân: năm 1991, cả nước chỉ có 414 doanh nghiệp, đến năm 1992 có 5.189 doanh nghiệp, năm 1995 là 15.276 doanh nghiệp, năm 1989 là 28.700 doanh nghiệp. Trong giai đoạn 1991-1999, bình quân mỗi năm tăng 5000 doanh nghiệp.
Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ năm 2000 đã có tác dụng đột phá thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của khu vực kinh tế tư nhân. Sau gần 4 năm thi hành Luật Doanh nghiệp, đến cuối năm 2003 đã có gần 73.000 doanh nghiệp mới đăng ký, đưa tổng số doanh nghiệp đã đăng ký lên gần 120.000 doanh nghiệp.
Trong số các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, loại hình doanh nghiệp tư nhân chiếm khoảng 70%, tiếp đó là công ty cổ phần và công ty hợp danh. Cho đến nay, chưa xác định chính xác số doanh nghiệp không còn hoạt động. Tuy nhiên, theo báo cáo của các địa phương, tỷ lệ doanh nghiệp
thuộc khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn không có liên hệ với cơ quan thuế là không đáng kể. Ở Thành phố Hồ Chí Minh, đến tháng 7 năm 2002 có khoảng 900 trong tổng số 27.000 doanh nghiệp (khoảng 3%), ở Hà Nội tỷ lệ này là 3,3%. Theo số liệu của Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp, trên phạm vi cả nước, số doanh nghiệp đang hoạt động chiểm khoảng 80 – 85% số doanh nghiệp đăng ký. Như vậy, số doanh nghiệp giải thể và không hoạt động ở nước ta thấp hơn nhiều so với các nước khác - chẳng hạn ở Mỹ có 10% số doanh nghiệp giải thể trong năm đầu hoạt động, ở các nước OECD có 20 – 40% doanh nghiệp giải thể sau 2 năm đầu hoạt động.