20 năm cải cách chế độ sở hữu ở Trung Quốc, NXB Trung Châu cổ tịch,1998, tr52.
2.1.4 Đặc điểm phát triển của khu vực kinh tế tƣ nhân Trung Quốc 1 Kinh tế tư nhân Trung Quốc phát triển từ nông thôn tới thành thị
2.1.4.1 Kinh tế tư nhân Trung Quốc phát triển từ nông thôn tới thành thị
Vì những lý do lịch sử và tư tưởng hệ, các doanh nghiệp tư nhân ban đầu nổi lên như những doanh nghiệp cá thể ở nông thôn và trong những ngành như thương mại, dịch vụ – nơi chỉ có số ít các doanh nghiệp nhà nước lớn và những méo mó từ công tác kế hoạch hoá tập trung đã tạo ra cơ hội trên thị trường cho các nhà doanh nghiệp tư nhân. Sau đó, quy mô các hoạt động của khu vực tư nhân dần dần mở rộng , cũng như khuôn khổ pháp lý và tổ chức của chúng, sự phân bố về địa lý, và sự có mặt của chúng trong các ngành khác nhau cũng tăng lên. Doanh nghiệp nông thôn đóng một vai trò chủ đạo trong sự phát triển khu vực tư nhân ở Trung Quốc, đặc biệt trong giai đoạn đầu vì các cuộc cải cách lớn trước hết được thử nghiệm và chứng minh là thành công trong nông nghiệp. Cho
tới tận năm 1993, việc làm trong các doanh nghiệp tư doanh ở nông thôn vẫn cao hơn ở thành thị.
Việc làm tự tạo ở nông thôn vẫn tiếp tục vượt xa việc làm tự tạo ở thành thị. Nông thôn vốn có phần cách xa sự kiểm soát hành chính trung ương, điều đó đã tạo ra một khu vực tư nhân nông thôn với những điểm khác biệt đáng kể so với khu vực tư nhân thành thị. Một sự khác biệt nổi bật thể hiện ở tỷ lệ giữa hộ cá thể với doanh nghiệp tư doanh, ở nông thôn cao hơn nhiều so với ở thành thị. Về mặt lịch sử, cơ cấu công nghiệp của khu vực tư nhân giữa nông thôn và thành thị cũng rất khác nhau. Ở thành thị, các doanh nghiệp tư nhân cụm lại trong các ngành nghề bán lẻ quy mô nhỏ, dịch vụ và ăn uống đã ảnh hưởng rất mạnh đến nhận thức của công chúng rằng doanh nghiệp tư nhân chỉ chủ yếu quan tâm tới những hoạt động “phi sản xuất”. Đồng thời, hơn 75% doanh nghiệp tư nhân đã phát triển ở nông thôn phần lớn khuất mắt công chúng, sau khi các cuộc cải cách thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp nông thôn. Trong số đó, ngót 40% tham gia trong hoạt động chế tạo hoặc chế biến.