0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế tư nhân:

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 103 -103 )

3. Về chế độ sở hữu XHCN

3.2.2.2. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế tư nhân:

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật

Trung Quốc đã ban hành Luật Công ty áp dụng cho cả doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước. Trong khi đó, tại Việt Nam, các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước, còn khu vực tư nhân thì được điều chỉnh bằng Luật Doanh nghiệp, khu vực có vốn nước ngoài lại được điều chỉnh bởi Luật đầu tư nước ngoài. Về lâu dài cần tạo một sân chơi bình đẳng, thống nhất cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Nhanh chóng hình thành một Luật Doanh nghiệp chung, thống nhất 3 đạo luật hiện hành là Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Đầu tư nước ngoài giúp cho

các loại hình doanh nghiệp có cùng sân chơi thống nhất, bình đẳng, không còn phân biệt đối xử.

Luật pháp, chính sách cần nhất quán, minh bạch, mọi sự thay đổi cần thiết phải theo xu hướng thuận lợi hơn, tốt hơn và không gây bị động cho người kinh doanh. Xây dựng luật cần theo hướng đủ cụ thể để thực hiện thống nhất. Tôn trọng quyền tự chủ, tự quyết định của người kinh doanh. Có chế tài, chế độ khen thưởng và xử phạt nghiêm minh cả với người kinh doanh và người thi hành công vụ. Dần dần xác lập hệ thống lý lịch tư pháp của công dân, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong cấp đăng ký kinh doanh theo nguyên tắc “một cửa”, “một dấu”.

Phân biệt rõ quan hệ kinh tế, dân sự với việc vi phạm gây thiệt hại nghiêm trọng cho lợi ích quốc gia, lợi ích nhà nước và trật tự an toàn xã hội có tính chất hình sự. Hàng năm các doanh nghiệp lớn cần được kiểm toán. Cần thống nhất phối hợp giữa cơ quan thanh tra, kiểm tra, các cơ quan quản lý nhà nước có chương trình thanh tra, kiểm tra định kỳ đối với doanh nghiệp và thông báo trước cho doanh nghiệp. Cơ quan bảo vệ pháp luật chỉ kiểm tra, thanh tra khi doanh nghiệp đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Các cơ quan thanh tra, kiểm tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thanh tra, kiểm tra và phải bồi thường thiệt hại về những tổn thất gây ra cho cơ sở (nếu có).

Sớm ban hành pháp luật về cạnh tranh, chống độc quyền, hình thành khuôn khổ pháp lý cho việc đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền kinh doanh. Tiếp tục hoàn thiện các quy định về hợp đồng và xử lý các vi phạm, tranh chấp kinh tế thông qua các hình thức trọng tài và toà án. Sớm ban hành pháp lệnh về trọng tài. Bổ sung, sửa đổi Pháp lệnh thi hành án theo hướng đơn giản thủ tục, rút ngắn thời gian và tăng cường hiệu lực thi hành án.

Trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của nền kinh tế, của từng ngành, từng địa bàn cần xác định rõ hướng phát triển với các thành phần kinh tế trong đó có kinh tế tư nhân. Đi liền với chiến lược, quy hoạch, cần có cơ chế,

chính sách để tạo động lực hoặc hỗ trợ phát triển theo định hướng. Khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển mạnh, lâu dài, bền vững, có hiệu quả và không hạn chế trong suốt quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng CNXH; phát triển rộng rãi những ngành nghề, lĩnh vực có lợi cho quốc kế dân sinh và tham gia vào những ngành nghề, lĩnh vực then chốt mà doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí chi phối. Mở rộng ngành nghề kinh doanh, nhất là những ngành nghề, lĩnh vực kinh tế tư nhân có nhiều lợi thế trên từng địa bàn cũng như trong phạm vi cả nước; chú trọng đầu tư nhiều hơn vào khu vực sản xuất, đi liền với biện pháp bảo vệ môi trường; đẩy mạnh sản xuất sản phẩm xuất khẩu và đầu tư kinh doanh ra nước ngoài.

- Tiếp tục triển khai thực hiện đầy đủ nội dung của Luật Doanh nghiệp và

các văn bản hướng dẫn thi hành:

Thực tế cho thấy, Luật Doanh nghiệp đã phát huy tác dụng hết sức to lớn đối với phát triển kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Luật Doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Có thể nêu ra một số hiện tượng nổi bật:

+ Về công tác ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật: một số văn bản cần thiết vẫn chưa được ban hành, các văn bản về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh vẫn chưa chính thức tập hợp thành hệ thống. Thẩm quyền, thủ tục và điều kiện cấp một số giấy phép kinh doanh như các loại chứng chỉ hành nghề y dược, giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y dược, thẻ hướng dẫn viên du lịch, giấy phép sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động vẫn chưa hợp lý, gây cản trở đối với hoạt động kinh doanh và làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước1. Mặt khác, một số ngành, nghề như dịch vụ môi giới việc làm,

1

Hầu hết cán bộ quản lý nhà nước có liên quan ở địa phương đều cho rằng việc các bộ trực tiếp cấp các loại giấy phép kinh doanh hay chứng chỉ hành nghề có một số bất hợp lý sau đây: (i) không có cơ quan giám sát việc cấp phép tạo dư địa lạm dụng quyền lực làm trái quy định, gây thiệt hại cho doanh nghiệp; (ii) giảm hiệu lực quản lý nhà nước, vì bộ không "sát" doanh nghiệp bằng sở, các sở lúng túng trong xử lý doanh nghiệp vi phạm; (iii) gây tốn kém và phiền hà cho doanh nghiệp trong việc xin phép v.v... Các bộ cho rằng năng lực các sở còn yếu nên chưa phân cấp được.

dịch vụ đòi nợ, tư vấn hôn nhân, v.v... được quan niệm chung là ngành,

nghề kinh doanh có điều kiện lại không có các quy định về điều kiện kinh

doanh để điều tiết và quản lý. Thực tế nói trên đã gây cản trở không chỉ đối với quản lý nhà nước, mà cả đối với những người có ý định hoặc đang kinh doanh các dịch vụ nói trên.

Bên cạnh đó, một số quy định trái với Luật Doanh nghiệp vẫn được ban hành. Ví dụ, Nghị định số 87/2002/NĐ-CP ngày 5/11/2002 về hoạt động cung ứng và dịch vụ tư vấn quy định chỉ có nhà tư vấn mới được quyền thành lập doanh nghiệp tư vấn, cá nhân không được quyền độc lập cung cấp dịch vụ tư vấn, mà phải hoạt động trong một tổ chức tư vấn. Hoặc Uỷ ban nhân dân một số địa phương vẫn duy trì lệnh tạm ngừng đăng ký và cấp giấy phép kinh doanh đối với một số ngành, nghề không thuộc đối tượng cấm kinh doanh.

+ Về đăng ký kinh doanh:

Việc đăng ký kinh doanh và gia nhập thị trường, ở một số nơi, đối với một số ngành, nghề vẫn trái với Luật Doanh nghiệp. Cụ thể là, ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre và một số nơi khác, ngoài việc cấm đăng ký kinh doanh đối với karaoke, massage, vũ trường, cắt tóc thanh nữ, quán bar, v.v... Uỷ ban nhân dân còn đặt thêm các thủ tục và yêu cầu (trái với quy định của Luật) đối với đăng ký kinh doanh nhà hàng, khách sạn, v.v... Điều đáng nói là các quy định áp đặt thêm các điều kiện đăng ký kinh doanh như đã nói trên là không cụ thể, thiếu chính xác; làm cho việc đăng ký kinh doanh của người dân phụ thuộc vào quyết định tuỳ ý, chủ quan của một số người lãnh đạo ở địa phương. Điều đó đã làm "sống" lại một phần cơ chế "xin-cho" với tác động tiêu cực cả đối với quản lý nhà nước và người kinh doanh (tạo dư địa cho cửa quyền tham nhũng, không công bằng, không hiệu quả, thu hẹp cơ hội kinh doanh và tính sáng

tạo của người kinh doanh, hạn chế cạnh tranh, v.v...). Ví dụ, ở Thị xã Bến Tre với số nhà hàng, nhà nghỉ và khách sạn hiện có đã được coi là "quá nhiều"; do đó, chính quyền địa phương không cho phép mở thêm nhà hàng, khách sạn mới.

Đối với một số ngành, nghề khác, doanh nghiệp không được đăng ký và không thể đầu tư phát triển kinh doanh được, bởi vì, chưa có quy định về điều kiện kinh doanh hoặc "Chính phủ chưa có chủ trương" theo như trả lời của một số công chức. Ví dụ, với cách trả lời nói trên, Công ty trách nhiệm hữu hạn An Thái (Thái Bình) đã bị từ chối đăng ký kinh doanh và tiến hành xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô vận tải nhẹ phục vụ sản xuất nông nghiệp thay thế cho xe công nông đã bị cấm. Tóm lại, có thể nói, nguyên tắc "công dân được quyền kinh doanh tất cả những gì pháp luật không cấm" chưa được thực hiện một cách triệt để trên thực tế.

Những thay đổi thông qua việc ban hành và thực hiện Luật Doanh nghiệp đã đơn giản hóa thủ tục đăng ký kinh doanh, giảm một phần khá lớn chi phí gia nhập thị trường, bao gồm chi phí thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh và xin giấy phép kinh doanh. Tuy vậy, so với nhiều nước khác, thủ tục và chi phí gia nhập thị trường (bao gồm chi phí thời gian và tiền bạc) vẫn còn cao. Thực vậy, ở trường hợp thuận lợi nhất, thì để hoàn thành thủ tục gia nhập thị trường, doanh nghiệp phải tiến hành ít nhất 4 bước: đăng ký kinh doanh, khắc dấu, đăng ký mã số thuế và mua hóa đơn tài chính. Theo quy định hiện hành, hoàn tất 4 bước nói trên trung bình phải mất gần 50 ngày với chi phí khoảng gần 2 triệu đồng (nếu qua các doanh nghiệp dịch vụ, thì chi phí này còn cao hơn nhiều). Ngoài ra, còn phải đăng báo trên 3 số liên tiếp về những nội dung đăng ký kinh doanh chủ yếu với chi phí từ 600 nghìn đến 750 nghìn đồng, tuỳ thuộc

vào địa phương và tờ báo. Như vậy, tổng chi phí gia nhập thị trường đối với trường hợp tốt nhất ở nước ta vào khoảng từ gần 3 triệu (chưa kể thuế môn bài), bằng khoảng 49% thu nhập bình quân đầu người hàng năm. Chi phí gia nhập thị trường ở nước ta tuy đã giảm nhiều trong 3 năm qua, nhưng còn ở mức cao hơn rất nhiều so với mức trung bình trên thế giới, cao hơn các nước khu vực như Thái Lan, Trung Quốc, M alaixia, v.v... Chi phí gia nhập thị trường ở mức cao, đang có biểu hiện tăng lên đã có tác động không tốt đến môi trường kinh doanh ở nước ta trong thời gian gần đây.

Ngoài ra, còn nhiều vấn đề khác như cơ quan đăng ký kinh doanh không được tổ chức thành hệ thống thống nhất trên cả nước; Số cán bộ đăng ký kinh doanh còn rất thiếu (cả nước mới có khoảng 1.000 cán bộ làm công tác đăng ký kinh doanh) , phương tiện làm việc, nhất là ở cấp huyện, còn rất thiếu và lạc hậu; trong thực thi công vụ, cán bộ đăng ký kinh doanh đang phải chịu áp lực lớn về tâm lý - một số người cảm thấy hoang mang và bất ổn trong công việc do một số địa phương, cơ quan công an thường đến kiểm tra việc đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp, coi việc đăng ký kinh doanh là nơi tạo ra doanh nghiệp vi phạm pháp luật ...

Luật Doanh nghiệp đã tạo ra bước đột phá về tư duy thúc đẩy cải cách kinh tế định hướng thị trường, đồng thời là nền tảng pháp lý cơ bản cho “sân chơi” bình đẳng nói chung và kinh tế tư nhân nói riêng. Vì vậy, việc thực hiện Luật doanh nghiệp phải là công việc trọng tâm trong chương trình hành động của Chính phủ, của các Bộ và Uỷ ban nhân dân các cấp, nhất là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 Ban Chấp hành Trung ương khoá IX về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 103 -103 )

×