3. Về chế độ sở hữu XHCN
3.2.2.4 Xây dựng môi trường tâm lý xã hội thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế tư nhân
kinh tế tư nhân
Ở Trung Quốc, có nhiều người ngại kinh tế tư nhân phát triển sẽ dùng tiền bạc để huỷ hoại cán bộ và mua chuộc cử tri gây mất ổn định chính trị xã hội. Trong hơn 20 năm qua, đúng là ở Trung Quốc có hiện tượng các doanh nhân tư nhân cấu kết với cán bộ nhà nước, mua chuộc, hối lộ làm hư hỏng một số cán bộ Đảng viên. Tuy vậy, một số doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng mua chuộc, làm hư hỏng không ít cán bộ Đảng viên, thậm chí với cách thức tinh vi hơn. Vì vậy, sẽ là không công bằng khi nói kinh tế tư nhân có mặt xấu là làm hư hỏng cán bộ Nhà nước. Sự lo ngại này khiến mọi người có thái độ dè dặt với khu vực tư nhân gây ra những khó khăn cho kinh tế tư nhân trong quá trình phát triển.
Cả Trung Quốc và Việt Nam đều có tâm lý e ngại kinh tế tư nhân lớn mạnh sẽ làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Sự lo ngại này đã làm cho một số cán bộ
dè dặt, không quyết đoán, chậm trễ trước những yêu cầu bức xúc của khu vực tư nhân. Chính vì vậy nên khu vực tư nhân ở cả Trung Quốc và Việt Nam đều gặp phải những khó khăn giống nhau khi tiếp cận với các nguồn lực cần thiết cho phát triển như đất đai, tín dụng, cơ sở hạ tầng… Tuy nhiên, bài học kinh nghiệm Trung Quốc cho thấy khu vực kinh tế tư nhân hoàn toàn có thể phát triển năng động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta cần đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng trong khu vực kinh tế tư nhân, tập trung vào việc nâng cao nhận thức chính trị, ý thức chấp hành luật của cả người lao động và người chủ doanh nghiệp, tổ chức, lãnh đạo và phát huy vai trò của các đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp. Những Đảng viên đang làm chủ doanh nghiệp của tư nhân chấp hành tốt Điều lệ Đảng và luật pháp, chính sách của Nhà nước thì vẫn là Đảng viên của Đảng.
Gần đây ở Việt Nam đã có một số biểu hiện mới trong khởi nghiệp kinh doanh. Một số người có trình độ, kinh nghiệm quản lý, kiến th ức chuyên môn đã "tự nguyện" rời bỏ doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và tự lập doanh nghiệp của mình theo Luật Doanh nghiệp; một số người trong số họ đã bán hoặc thế chấp toàn bộ đất đai, nhà cửa của cả gia đình, thậm chí của cả bố mẹ, anh em để tạo vốn kinh doanh. Có người trong số nói trên đã "thành đạt" sau 2 năm khởi nghiệp. Số sinh viên quan tâm đến khởi nghiệp kinh doanh đang có xu hướng gia tăng. Các cuộc thi dự án khởi nghiệp kinh doanh đã được hưởng ứng và tham gia của hàng trăm sinh viên ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố khác. Các sinh viên tham gia đã có kiến thức nhất định về khảo sát, nghiên cứu thị trường, xây dựng dự án, kế hoạch kinh doanh; các dự án khởi nghiệp của sinh viên có nội dung phong phú và đa dạng; một phần đáng kể có tính sáng tạo và khả thi tương đối cao. Số sinh viên tốt nghiệp thực sự thành lập doanh nghiệp, trở thành
người chủ, người điều hành doanh nghiệp đang có biểu hiện gia tăng. Ở Thành phố Hồ Chí Minh, những chủ sở hữu nhóm nà y đã thành lập "Câu lạc bộ doanh nhân 2030"; sau hơn 1 năm hoạt động đã thu hút sự tham gia của hơn 100 doanh nhân tuổi đời không quá 30. Tôn chỉ mục đích của câu lạc bộ là cùng hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển để sau 10 -20 năm trở thành doanh nhân có uy tín và ảnh hưởng không chỉ trong nước mà cả trong khu vực. Cũng tương tự, Hiệp hội doanh nghiệp trẻ ở các địa phương đã kết nạp thêm nhiều thành viên mới, trong đó hầu hết được thành lập từ sau năm 2000. Các cuộc thi "Ý tưởng kinh doanh sáng tạo" đã góp phần thúc đẩy hình thành ý tưởng, dự án kinh doanh trong số những người có quan tâm; không ít ý tưởng đã được sử dụng trở thành dự án kinh doanh. Tất cả các hiện tượng nói trên chứng tỏ tinh thần kinh doanh đang được thức tỉnh, khuyến khích, cổ vũ; và Luật Doanh nghiệp chắc chắn đã là nhân tố quan trọng cho quá trình đó. Bởi vì, Luật Doanh nghiệp giải phóng tư duy, sức sáng tạo về ý tưởng kinh doanh và phương thức tổ chức kinh doanh; về cơ bản xóa bỏ các giới hạn về không gian đối với việc thực hiện kinh doanh.
Tuy vậy, các hoạt động nói trên chủ yếu là tự phát, chưa có hướng dẫn và hỗ trợ của nhà nước cũng như của các hiệp hội; mới tập trung chủ yếu ở những người có trình độ học vấn cao trong xã hội; mới tập trung chủ yếu ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để mọi người hiểu rõ vai trò của kinh tế tư nhân trong công cuộc cải cách kinh tế là hết sức cần thiết.
Cần tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục trong bộ máy Đảng, chính quyền nhà nước các cấp, các tổ chức đoàn thể, các hiệp hội, tổ chức quần chúng và các tầng lớp nhân dân, nhất là cộng đồng các nhà kinh doanh, học sinh, sinh viên về:
- Những giá trị và địa vị xã hội, những thách thức và rủi ro đối với nghề kinh doanh và doanh nhân; hệ thống chuẩn mực đạo đức và văn hoá kinh doanh.
- Quan điểm và những thay đổi tư duy của Đảng, Nhà nước về vai trò, vị trí, tầm quan trọng và tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa; tầm quan trọng của phát triển kinh tế tư nhân đối với tăng trưởng và xoá đói, giảm nghèo.
- Những quy định cơ bản của pháp luật kinh doanh và doanh nghiệp như Luật thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, chế độ hỗ trợ và ưu đãi của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh…; ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ nội dung các quy định nói trên đối với phát triển kinh tế tư nhân.
KẾT LUẬN
Toàn bộ sự phân tích trên đây cho phép đi đến một số kết luận:
“Cải cách”, “Cải tổ”, “Đổi mới” kinh tế… là sự lựa chọn của nhiều quốc gia xã hội chủ nghĩa trong những thập niên 80 và 90 của thế kỷ XX, nhưng không phải tất cả đều đem lại thành công. Nhờ bản lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản và nhà nước, cả Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được những thành công rực rỡ trong việc xác lập nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo những hoàn cảnh của đất nước mình.
Với Trung Quốc, những sáng tạo về lý luận, những hành động kiên quyết và khôn khéo trong chỉ đạo kinh tế đã giúp Trung Quốc tìm lại vị thế của nền kinh tế trong thế giới hiện đại. Trong thành công này, đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân là không thể phủ nhận, đúng như lời nhận xét của Phó Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Điền Kỷ Vân trong Báo cáo tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khoá IX: “Đối với sự nghiệp phát triển sức sản xuất của nước ta, kinh tế tư nhân không chỉ thúc đẩy tăng trưởng, làm phồn vinh thị trường, làm thuận lợi cho sinh hoạt của dân chúng, phát huy vai trò ngày càng quan trọng trong việc làm tăng tích luỹ xã hội mà còn thu hút nhiều lao động dư thừa, viên chức về hưu góp phần quan trọng vào ổn định xã hội”. Sự phát triển kinh tế tư nhân của Trung Quốc đáng là một tấm gương về sự sáng tạo và năng động để nhiều nước học hỏi.
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, phát triển trong những điều kiện lịch sử văn hoá tương đối giống nhau, cũng có hoàn cảnh giống nhau khi tiến hành cải cách và đổi mới. Khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam cũng trải qua những thăng trầm, biến động, tuy rằng, so với Trung Quốc, khu vực kinh tế này còn chậm phát triển hơn nhiều, nhưng cả hai đang ngày càng chứng tỏ được tầm quan trọng của mình trong tiến trình phát triển đất nước.
Trong hoàn cảnh ấy, nghiên cứu những bài học kinh nghiệm Trung Quốc để vận dụng vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Cuối cùng, cần phải nhấn mạnh rằng, sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung, của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam nói riêng, xét cho cùng, là tuỳ thuộc vào những điều kiện nguồn lực và những nỗ lực của chính người Việt Nam. Vì vậy, để tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam, làm cho khu vực kinh tế này có được những đóng góp xứng đáng vào tiến trình phát triển đất nước, cần có những tư duy mới, cách làm mới, chính sách và thể chế mới đối với khu vực kinh tế tư nhân. Đó là áp lực, là đòi hỏi bức bách đối với Đảng Cộng sản, nhà nước, các nhà hoạch địng chính sách, các doanh nhân và cả mỗi người dân Việt Nam.
1. Lý Thiết Ánh: “ Về cải cách và mở cửa ở Trung Quốc”, Nhà xuất bản khoa học xã hội, 2002
2. TS. Nguyễn Kim Bảo: “ Thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa có đặc sắc
Trung Quốc”, Nhà xuất bản khoa học xã hội, 2002
3. Phan Thế Hải: “ Đặng Tiểu Bình – Nhà cải cách kinh tế hàng đầu thế kỷ XX”,
Nhà xuất bản thanh niên, 2000
4. Lưu Lực: “Toàn cầu hoá kinh tế – Lối thoát của Trung Quốc là ở đâu”, Nhà xuất
bản khoa học xã hội, 2002
5. Nguyễn Thế Tăng: “ Trung Quốc cải cách và mở cửa”, Nhà xuất bản khoa học
xã hội, 2000
6. Tề Quế Trân: “Trung Quốc 20 năm cải cách mở cửa cải cách chế độ sở hữu”,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2001
7. Vũ Quang Vinh: “ Một số vấn đề cải cách mở cửa của Trung Quốc và đổi mới ở
Việt Nam”, Nhà xuất bản thanh niên, 2001
8. Kiệt Minh, Trương Tây Ninh, Trương Thao, Khúc Khắc Mẫn: “ Mười hai mối
quan hệ lớn: Con đường cất cánh của Trung Quốc’, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia”. 1999
9. “ Doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc đang nổi lên – Triển vọng trong thế kỷ
mới”, Chương trình phát triển dự án Mê-kông (MPDF) và Tập đoàn tài chính Quốc tế (IFC), 2000
10.“Chính sách phát triển kinh tế – Kinh nghiệm và bài học của Trung Quốc”, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Dự án VIE (UNDP), 2002
11.Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới: Số 3(83) 2003
Số 9(89) 2003 Số 1(93) 2004
12.Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 303 – Tháng 8/2003
13.Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XV Đảng Cộng sản Trung Quốc,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1998
14.Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2003
15.Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, Đảng Cộng sản