Tình hình phục hồi và phát triển kinh tế tư nhân

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 40)

20 năm cải cách chế độ sở hữu ở Trung Quốc, NXB Trung Châu cổ tịch,1998, tr52.

2.1.1.2Tình hình phục hồi và phát triển kinh tế tư nhân

Với chính sách trên đây, kinh tế tư nhân dần dần hồi phục bắt đầu bằng hình thức “khoán hộ” ở nông thôn đã đưa kinh tế gia đình quay trở lại và khuyến khích sản xuất tư nhân phát triển. Năm 1978, do gặp hạn hán lớn gây khó khăn trong sản xuất và thất thu mùa màng nên lãnh đạo tỉnh An Huy đã thí điểm giao đất của tập thể cho nông dân tự canh tác, lương thựcthu được không trưng mua và không tính là khẩu phần lương thực. Kết quả đem đến rất khả quan: năm đó An Huy bội thu, người dân rất phấn khởi và hình thức “khoán sản lượng” sau đó là “khoán hộ” ra đời. Theo hình thức này, đất canh tác được phân bổ cho mỗi hộ gia đình theo số nhân khẩu và các hộ tiến hành ký hợp đồng khoán sản lượng với Nhà nước.Họ có trách nhiệm phải nộp một khoản thuế do Nhà nước quy định, thanh toán các khoản đóng góp theo hạn ngạch thu mua của Nhà nước, phần còn lại sau khi nộp hết các khoản sẽ thuộc về các hộ gia đình. Như vậy khác với chế độ bình quân chủ nghĩa chia đều từ tư liệu sản xuất đến thành quả lao động, hình thức “khoán hộ” đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực hơn cho người nông dân, khuyến khích họ tích cực trong sản xuất, năng động tìm mọi phương thức để tối đa sản lượng trên mảnh ruộng được giao. Mặc dù vẫn phải liên hệ với đơn vị tập thể gốc qua những hợp đồng về tuân thủ một số quy hoạch trồng trọt, nộp tiền khấu cho các quỹ tích luỹ và phúc lợi tập thể … nhưng trên tất cả, người nông dân đã bắt đầu có quyền tự chủ trong sản xuất, tổ chức nhân lực, thu mua đầu vào và tự hạch toán lãi lỗ. Đây là những biểu hiện cơ bản của phương thức kinh tế tư nhân – hộ gia đình. Đơn vị kinh tế gia đình một lần nữa lại xuất hiện, sản xuất tư nhân bắt đầu phát triển.

Bên cạnh đó ở Trung Quốc thời kỳ này còn hình thành và phát triển các “hộ chuyên”, thể hiện sự mở rộng đa ngành, đa nghề của khu vực tư nhân vượt ra ngoài lĩnh vực nông nghiệp. Những hộ này gồm một số thợ lành nghề có trình

độ quản lý tốt hình thành nên và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thủ công nghiệp truyền thống. Ưu điểm của nó là tận dụng được ưu thế ngành nghề địa phương, từ đó góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển từ kinh tế gia đình và chuyên môn hoá lĩnh vực nông nghiệp. Do những đóng góp tích cực vào sự phát triển của kinh tế nông thôn nên hình thức này đã nhận được nhiều ưu đãi và khuyến khích từ phía chính quyền. Tính đến tháng 21 năm 1984, số “hộ chuyên” đã chiếm 14% tổng số hộ nông dân của cả nước.

Tạo điều kiện cho hai hình thức trên hoạt động trôi chảy phải kể đến vai trò của chế độ “hai giá song song” ra đời vào tháng 5/1984 đã động viên tinh thần tự chủ và tích cực của người nông dân. Nếu như trước đây, Nhà nước độc quyền về thu mua nông sản phẩm với một mức giá cố định thì nay chế độ giá cả “song trùng” cho phép người sản xuất thương lượng với Nhà nước về một hạn mức sản phẩm được bán ra với giá do Nhà nước quy định, phần sản phẩm dôi dư do sản xuất vượt hạn mức sẽ được phép bán ra thị trường tự do với giá cả của cung – cầu.

Ngày 01/10/1985, Trung ương Đảng và Quốc Vụ viện Trung Quốc đã đưa ra “10 chính sách làm sống động hơn nữa kinh tế nông thôn”, trong đó tuyên bố “Ngoài những sản phẩm cá biệt, Nhà nước không giao nhiệm vụ cho nông dân bán hết nông sản theo chế độ thống nhất mà sẽ căn cứ vào tình hình thực tế để thực hiện mua theo hợp đồng và mua theo thị trường”, “xoá bỏ chế độ mua toàn bộ lương thực và bông, chuyển thành mua một phần theo hợp đồng …”, “giá mua nếu thấp hơn giá thị trường, Nhà nước sẽ mua theo giá ban đầu, đảm bảo lợi ích cho nông dân”2. Với cơ chế này, thực chất người nông dân đã thu được một lượng giá trị dôi dư trong mỗi đơn vị sản phẩm được sản xuất vượt kế hoạch khi nó được bán trên thị trường, mặt khác họ còn tiết kiệm được một khoản tiền khi mua tất cả nguyên liệu đầu vào của Nhà nước với giá luôn thấp hơn giá thị

2

trường tự do. Theo đó, hệ thống “hai giá” bước đầu đã khuyến khích triệt để người nông dân và các doanh nghiệp hăng hái tham gia sản xuất.

Ở khu vực thành thị, kinh tế tư nhân cũng bắt đầu được khôi phục tuy chỉ giới hạn trong phạm vi các hộ cá thể – getihu. Trước sức ép giải quyết việc làm cho hàng triệu thanh niên vừa quay trở về sau cuộc Đại cách mạng văn hoá, chính phủ đã cho phép đội ngũ này tự tạo ra việc làm ngoài nỗ lực tìm kiếm những công việc chính, có nghĩa là họ được khuyến khích phát triển nghề tay trái. Tuy chỉ mang tính chất tạm thời nhưng những chính sách này đã cho ra đời một bộ phận kinh tế đặc biệt: hộ kinh doanh cá thể.

Theo quy định, doanh nghiệp cá thể là những doanh nghiệp do tư nhân sở hữu sử dụng từ 5 đến 8 lao động. Từ 140.000 tư thương cá thể còn sót lại từ trước cải cách, hình thức này phát triển lan rộng một cách nhanh chóng và bước đầu thu hút hành triệu lao động làm thuê. Sự xuất hiện kịp thời của nó đã giải quyết trước hết là nhu cầu căng thẳng về việc làm và sau đó là mong muốn được cải thiện đời sống của nhân dân sau cơn khủng hoảng. Chúng cung cấp mọi hàng hoá và dịch vụ thiết yếu như: giày dép, quần áo, cửa hàng Bách hoá bán từ cái kim sợi chỉ đến quạt điện, tivi…, thổi bùng không khí phấn chấn vào cuộc sống thành thị vốn đang rất ảm đạm vì thiếu thốn.

Vào tháng 12/1978, Hội nghị Cục trưởng cục quản lý Hành chính tư thương dã phê chuẩn cho một số lao động nhàn rỗi có hộ khẩu hợp thức hóa được mở cửa hàng sửa chữa và dịch vụ, bước đầu tạo cơ sở pháp lý cho sự phát triển của kinh tế tư thương. Đến cuối năm 1979, Trung Quốc đã có 310.000 người làm việc trong các hộ cá thể, tăng gấp đôi so với năm 1978. Tiếp đó, năm 1980, Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc tổ chức Hội nghị công tác việc làm và đưa ra phương châm: “thực hiện tốt giữa việc giới thiệu việc làm, tự tổ chức việc làm và tự tìm việc làm dưới quy hoạch và sự chỉ đạo của Nhà nước”. Kinh tế tư nhân ở các thành phố và thị trấn trên toàn quốc phát triển mạnh mẽ,

số người làm việc trong các hộ cá thể đã lên tới 806.000 người, gấp đôi so với mức năm 1979.

Những cải cách trong khu vực tư nhân cho đến lúc này vẫn mang tính chất thử nghiệm. Sự khẳng định chính thức chỉ xuất hiện vào năm 1981 khi Trung ương Đảng ban hành “quy định về việc mở rộng nhiều kênh tạo việc làm, làm sống động nền kinh tế, giải quyết vấn đề việc làm cho người dân ở thành phố và thị trấn” và một loạt những quy định về kinh tế cá thể ở thành thị, phi nông nghiệp do Quốc vụ viện ban hành. Một thành phần doanh nghiệp mới được xác định: Hộ công thương cá thể – là doanh nghiệp công nghiệp và thương mại một chủ. Phạm vi hoạt động của khu vực tư nhân đã lan sang lĩnh vực thương mại và công nghiệp và lần đầu tiên nhận được từ phía Nhà nước những quy định rõ ràng nhất về các chính sách đối với khu vực, bao gồm: phạm vi hoạt động, đối tượng được phép hoạt động, quy mô, sử dụng đất đai, nguồn cung ứng nguyên liệu, xác định giá cả, tài chính, thuế, bảo vệ tài sản cũng như địa vị chính trị và xã hội.

Khu vực tư nhân nay được coi là thành phần bổ sung của nền kinh tế, được phép hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. Trong Hiến pháp Trung Quốc có nêu rõ: “các hộ lao động cá thể ở thành phố và thị trấn tiến hành kinh doanh là sự bổ sung cho nền kinh tế công hữu XHCN. Nhà nước bảo hộ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của kinh tế cá thể. Nhà nước thông qua việc quản lý hành chính, chỉ đạo, giúp đỡ và giám sát nền kinh tế cá thể”1. Ngay lập tức, số hộ tư thương ở thành thị tăng lên một cách nhanh chóng: 1,83 triệu hộ với 2,27 triệu lao động. Trong cả khu vực tư nhân, tới năm 1983 đã có 6,9 triệu hộ với 7,46 triệu việc làm, tăng 133,4% so với năm 1982 (2,6 triệu hộ với 3,2 triệu việc làm). Cuối năm 1984, con số này lần lượt là: 9,33 triệu hộ với 13,04 triệu người làm, vốn đăng ký lần đầu tiên vượt qua mức 10 tỷ nhân dân tệ.

1

“Kinh tế tư nhân-Động lực thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế Trung Quốc”, tạp chí Kinh tế quốc tế, số 5/2002, tr11.

Vào cuối những năm 80s, các hộ cá thể đã phát triển với tốc độ tương đối nhanh, đạt con số 23,05 triệu hộ, chiếm tới 10% tổng lao động phi nông nghiệp trong toàn quốc. Hệ thống “hai giá” ra đời trước đó vẫn đang phát huy tác dụng. Người nông dân tiếp tục được mua nguyên vật liệu tự do từ Nhà nước và hưởng phần giá trị gia tăng sau khi hoàn thành hợp đồng khoán sản lượng. Mặt khác, nhu cầu về lương thực thực phẩm và hàng hoá thiết yếu vẫn tăng lên đều đặn ở cả thành thị và nông thôn. Cuộc sống thiếu thốn trước kia đã khiến người ta tích cực chi tiêu cho mọi loại nhu cầu, từ đó mở ra thị trường tiêu dùng rộng lớn thúc đẩy khu vực tư nhân phát triển mạnh mẽ.

Ngay sau khi Trung Quốc thực thi “Pháp quy của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa” (năm 1987) trong đó thừa nhận và khẳng định sự tồn tại của thành phần kinh tế này thì ngay lập tức, các “đơn vị” kinh tế cá thể (chưa có doanh nghiệp tư nhân) gia tăng nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng.

Trong thời kỳ này, ở Trung Quốc có hai con đường đáp ứng nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp cá thể. Theo con đường chính thức, các hộ cá thể tiến hành mở rộng hoạt động sản xuất và thuê thêm nhiều nhân công. Trên thực tế, có rất nhiều hộ đã sử dụng quá giới hạn 8 lao động như trong quy định về “hộ cá thể”. Theo số liệu từ cuộc điều tra 300 làng ở nông thôn Trung Quốc, năm 1986 có 0,2% số hộ gia đình nông nghiệp thuê mướn hơn 8 nhân công, ước tính vào năm 1988 sẽ có tới 500.000 hộ tương tự. Tuy nhiên, những hộ cá thể này theo quy định vẫn chưa được đăng ký là một doanh nghiệp tư nhân.

Trong một động thái khác, doanh nghiệp cá thể có thể phát triển theo con đường phi chính hay còn gọi là doanh nghiệp “đội mũ đỏ”. Theo phương thức này, doanh nghiệp sẽ tìm cách núp dưới bóng sở hữu tập thể để mở rộng quy mô đồng thời tránh sự phân biệt về tư tưởng hệ và những ngăn cấm từ phía Chính phủ. Có rất nhiều cách “đội mũ đỏ”, song phương pháp chung là các hộ tiến hành đăng ký kinh doanh với chính quyền là doanh nghiệp tập thể. Bằng cách nộp một khoản “phí hành chính” cho một đơn vị Nhà nước hay tập thể bất kỳ

hoặc tổ chức chính quyền địa phương, họ sẽ có được con dấu của đơn vị này vào đơn xin đăng ký và nghiễm nhiên trở thành doanh nghiệp tập thể mà thực chất chính là sở hữu tư nhân. Nhờ đó, các “công ty mũ đỏ” có thể tránh được sự cấm đoán đối với doanh nghiệp tư nhân, hơn nữa lại đảm bảo tiếp cận dễ dàng với đất đai, tài sản, tài chính và thị trường. Chính quyền địa phương sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bằng cách hoãn nộp thuế, hỗ trợ ký kết những hợp đồng thuận lợi hay cho vay tài chính với những điều kiện ưu đãi riêng biệt.

Do nhu cầu phát triển thôi thúc cùng với những lợi ích cực kỳ thiết thực, làn sóng “đội mũ đỏ” của các doanh nghiệp cá thể ngày một dâng cao. Đến cuối năm 1984, những doanh nghiệp loại này ở một số địa phương đã chiếm tới hơn 50% tổng số các doanh nghiệp và gây ra nhiều bất lợi cho chính quyền xét trên góc độ lợi ích kinh tế. Bởi vì theo phương thức này, các cá nhân tiến hành liên kết với doanh nghiệp Nhà nước để được “đội mũ đỏ” và có thể hưởng ưu đãi dành cho khu vực kinh tế Nhà nước, còn chính quyền các địa phương với tư cách là “cổ đông” sẽ thu được một khoản tiền, thêm vào đó lại không phải quản lý và điều hành doanh nghiệp. Thế nhưng “lợi bất cập hại”, nếu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và thu nhiều lợi nhuận thì nó sẽ thuộc về người chủ sở hữu tư nhân, ngược lại, nếu làm ăn thua lỗ thì phần trách nhiệm sẽ thuộc về Nhà nước, đẩy các doanh nghiệp Nhà nước và chính quyền địa phương chìm trong các khoản nợ. Theo điều tra ở Chu Thành thuộc tỉnh Sơn Đông, trong số 150 doanh nghiệp do thành phố sở hữu thì có tới 103 doanh nghiệp đã “đội mũ đỏ” và gây thiệt hại khoảng 147 triệu nhân dân tệ, tương đương với thu nhập của thành phố trong một năm rưỡi!1

.

Có thể thấy sự ra đời của các hộ cá thể lúc đầu chỉ mang tính chất tự phát, phát triển do được khuyến khích để giải quyết nạn thất nghiệp tràn lan ở các thành phố và thị trấn mà không có một quy định cụ thể nào. Việc chính quyền thừa nhận sự tồn tại của chúng chỉ nhằm lấp đầy các chỗ trống do kinh tế Nhà

1

nước và tập thể bỏ lại. Nói cách khác, chúng chỉ đóng vai trò “phụ trợ” cho các khu vực kinh tế khác. Thế nhưng, những hiệu quả bất ngờ thu được từ hoạt động tích cực của những hộ này đã khiến các cấp lãnh đạo phải suy xét và nhanh chóng xây dựng thành chiến lược phát triển cụ thể cho những giai đoạn sau.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 40)