NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN Ở VIỆT NAM
3.1.1. Khái quát về chính sách phát triển kinh tế tƣ nhân ở Việt Nam thời kỳ Đổi mớ
kỳ Đổi mới
Thực tế lịch sử ở nước ta đã chỉ rõ rằng việc xây dựng các quan hệ sản xuất chỉ dựa trên cơ sở sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất dưới hai hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là không phù hợp với nền sản xuất nhỏ, lực lượng sản xuất thấp kém, chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp lạc hậu mới thoát khỏi chiến tranh. Việc phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần thực chất là sự điều chỉnh quan hệ sản xuất, trước hết là quan hệ sở hữu, làm cho chúng phù hợp hơn với tính chất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Đại hội Đảng lần thứ VI (tháng 12/1986) đã đánh dấu bước ngoặt về thay đổi tư duy xoá bỏ dần cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường. Trên cơ sở thừa nhận những sai sót, nóng vội, chủ quan duy ý chí trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, Đại hội đã khẳng định trong thời kỳ quá độ lâu dài đi lên chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần - bao gồm: thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa (kinh tế nhà nước và hợp tác xã) và thành phần kinh tế khác (sản xuất hàng hoá nhỏ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước với các hình thức khác nhau). Như vậy, sau nhiều chục năm là đối tượng cải tạo, từ năm 1986, khu vực kinh tế tư nhân được thừa nhận tồn tại lâu dài, là tất yếu khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội và được hoạt động trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực mà pháp luật không cấm; không bị hạn chế về quy mô, địa bàn và hình thức tổ chức sản xuất.
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII đánh giá, coi “bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước” là một trong những thành tựu về đổi mới kinh tế. Đại hội VII lần đầu tiên đề ra chủ trương “giải phóng sức sản xuất, khơi dậy mọi tiềm năng của cá nhân, tập thể và cộng đồng, tạo điều kiện cho mọi người ra sức làm giàu cho mình và cho đất nước; thừa nhận lợi ích cá nhân là
động lực trực tiếp”. Đây là một thay đổi căn bản về quan niệm thang bậc giá trị,
thừa nhận và khuyến khích những nỗ lực làm giàu, trước hết cho cá nhân. Về chủ trương phát triển kinh tế tư nhân, Đại hội VII xác định “Kinh tế tư nhân được phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, theo sự quản lý, hướng dẫn của Nhà nước, trong đó, kinh tế cá thể và tiểu chủ có phạm vi hoạt động tương đối rộng ở những nơi chưa có điều kiện tổ chức kinh tế tập thể, hướng kinh tế tư bản tư nhân phát triển theo con đường tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức”.
Sau Đại hội VII, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tháng 4/1992 (Điều 21và Điều 22) đã khẳng định sự bảo hộ hợp pháp của Nhà nước đối với sở hữu tư nhân; cho phép được thành lập doanh nghiệp tư nhân không hạn chế về quy mô, hoạt động trong những ngành nghề có lợi cho quốc kế dân sinh…
Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, tháng 6/1994, đã tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi cho đầu tư thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Bộ luật dân sự năm 1995 cũng đưa ra những quy định cụ thể, tạo ra khuôn khổ pháp lý cơ bản cho kinh tế hợp tác xã và kinh tế tư nhân phát triển. Tuy nhiên, cho đến trước năm 2000, kinh tế tư nhân vẫn chưa có bước phát triển mang tính đột phá bởi những ràng buộc của cơ chế cũ vẫn chưa được cởi bỏ hết.
Trước thực trạng đó, ngày 12/6/1999, Quốc hội đã thông qua Luật doanh nghiệp. Luật này thay thế Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990,
và có hiệu lực từ ngày 1/1/2000. Tiếp đó, một số quy định, nghị định mới nhằm tạo điều kiện thông thoáng hơn cho các thành phần kinh tế được ban hành. Đó là Nghị định số 02/2000/NĐ-CP và Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp, Quyết định số 1253/QĐ- TTg ngày 19/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ về bãi bỏ các giấy phép trái với Luật doanh nghiệp.
Đại hội Đảng IX đã đánh dấu bước tiến mới về đổi mới tư duy chính trị thúc đẩy quá trình tiếp tục phát triển và hoàn thiện phương thức sản xuất ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đại hội khẳng định: Một là, sở hữu tư nhân được thừa nhận là một trong các hình thức sở hữu cơ bản trong nền kinh tế; Hai là, kinh tế tư bản tư nhân tiếp tục được khuyến khích phát triển rộng rãi trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Nhằm cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội IX, lần lượt các Hội nghị lần thứ 3 và 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã bàn và xác định phương hướng cho việc tiếp tục phát triển kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác và kinh tế tư nhân. Như vậy, sau hơn 15 năm đổi mới, lần đầu tiên Đảng ta đã có một nghị quyết đánh giá và xác định vai trò của kinh tế tư nhân trong xây dựng và phát triển kinh tế đất nước, đồng thời đề ra phương hướng đổi mới chính sách, cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Cụ thể là Nghị quyết 14/NQ-TƯ có một số điểm đáng lưu ý sau đây:
Một là, khái niệm “kinh tế tư nhân” đã được xác định rõ, bao gồm hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; và việc khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân được coi là vấn đề chiến lược lâu dài trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nói cách khác, thành phần kinh tế tư nhân từ nay đã được “chính danh” cùng sánh vai với các thành phần kinh tế khác góp sức lực, trí tuệ và tiền vốn vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội.
Hai là, lần đầu tiên, Nghị quyết đã xác định và bắt đầu đề cập đến một tầng lớp xã hội mới, đó là doanh nhân. Doanh nhân đã được cùng với người lao động trong sứ mạng huy động nội lực, giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất để xây dựng đất nước.
Ba là, cùng với đổi mới thể chế, chính sách, Nghị quyết đã nhấn mạnh đến thay đổi tâm lý cải thiện môi trường kinh doanh. Thực tế cho thấy tâm lý hạ thấp giá trị, thậm chí coi thường các nhà doanh nghiệp, nghề kinh doanh, coi kinh doanh là lừa đảo, gian dối… và tâm lý coi trọng “nhà nước” hơn “tư nhân” đã và đang là lực cản lớn, phổ biến ảnh hưởng không thuận lợi đến phát triển kinh doanh.
Như vậy, có thể thấy rằng đây là bước ngoặt trong tư duy kinh tế của Đảng ta, từ chỗ không thực sự thừa nhận kinh tế nhiều thành phần sang thực hiện nhất quán và lâu dài phát triển kinh tế nhiều thành phần như một bước chiến lược trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tất cả văn bản trên đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng và tạo nguồn động lực mới mạnh mẽ hơn cho các thành phần kinh tế, đặc biệt là thành phần kinh tế tư nhân. Điều đó đã tạo nên sinh khí mới, sức bật và tiềm lực mới cho nền kinh tế Việt Nam.