0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Những đóng góp của khu vực kinh tế tƣ nhân đối với nền kinh tế

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 62 -62 )

20 năm cải cách chế độ sở hữu ở Trung Quốc, NXB Trung Châu cổ tịch,1998, tr52.

2.2.1 Những đóng góp của khu vực kinh tế tƣ nhân đối với nền kinh tế

* Đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Cho tới nay, Trung Quốc đã cơ bản hoàn thành công cuộc cải cách bắt đầu từ những năm 80 và đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn. Từ một nền kinh tế “ốm yếu” thuộc hàng ngũ những quốc gia có thu nhập thấp, năm 2000, Trung Quốc lần đầu tiên có tên trong danh sách những quốc gia có GDP trên 1000 tỷ USD với con số thực tế đạt được là 1.072 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng là 8% (cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng chung của kinh tế thế giới là 4,7%). Trong năm 2001, tổng thu nhập quốc dân (GNP) của Trung Quốc đạt 1.190 tỷ USD, mức tăng trưởng 7% và đáng ngạc nhiên là tỷ lệ lạm phát lại rất thấp, chỉ có 0,8%. Trung Quốc đặt mục tiêu đến năm 2010 sẽ đạt tổng giá trị sản xuất trong nước tăng gấp hai lần mức năm 20001

.

Có được những thành quả vượt trội như vậy là do sự đóng góp tích cực của các yếu tố nội sinh bên trong nền kinh tế Trung Quốc, trong đó một phần không nhỏ bắt nguồn từ khu vực kinh tế tư nhân. Theo số liệu thống kê không chính thức, tỷ trọng thực sự của khu vực tư nhân trong GDP của Trung Quốc năm 1998 là khoảng 33%, chiếm gần 1/2 GDP của khu vực kinh tế phi nhà nước. Nếu nông nghiệp được xem là có tính cá thể cao nhất với phần lớn các hộ nông dân cá thể thì tỷ trọng này có thể tăng lên 51%. Nếu bổ sung phần đóng góp của các đơn vị sở hữu tập thể đang được “tư nhân hoá” thì con số sẽ đạt tới 62% GDP.

Cho đến nay, ở Trung Quốc vẫn chưa có một nguồn thống kê cụ thể nào về đóng góp chi tiết của khu vực tư nhân. Đây là khu vực khá đặc biệt trong nền kinh tế Trung Quốc, nó hoạt động hầu như trong mọi “ngõ ngách” của thị

1

“Kinh tế Trung Quốc trong buổi bình minh thế kỷ mới”, tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 1(35)-2001,tr17- 18

trường, đảm nhiệm rất nhiều lĩnh vực từ nhỏ bé nhất tới những mảng kinh tế lớn mà tưởng như chỉ có khu vực nhà nước mới có thể thực hiện. Có lẽ cũng vì thế mà có rất ít tài liệu hoặc nguồn thông tin đủ toàn diện và chính xác về hiệu quả thực sự của khu vực kinh tế này. Tuy nhiên, chất lượng hoạt động của nó hoàn toàn có thể thấy được qua việc sử dụng rất ít lượng tài nguyên và vốn để có một tỷ trọng trong GDP cao như vậy. Theo ước tính, tỷ lệ bình quân vốn trên sản lượng (vốn/sản lượng) của các doanh nghiệp tư nhân và cá thể chỉ bằng khoảng 1/2 của các doanh nghiệp nhà nước. Điều này cho thấy đầu tư vào khu vực này có hiệu quả hơn so với đầu tư vào khu vực Nhà nước. Bên cạnh đó, việc vay vốn của các doanh nghiệp tư nhân và cá thể lại không phải là dễ dàng. Mặc dù đầu tư của khu vực này chiếm tới 15 – 27% tổng đầu tư cả nước nhưng lượng vốn vay từ các nguồn chính thức chỉ đạt khoảng 0,87% tổng vốn của các ngân hàng cho vay, trong khi đó vần hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước: 9,3% tổng lượng nộp thuế của cả nước (bằng 117,7 tỷ NDT), đóng góp một phần ngân sách không nhỏ. Có thể khẳng định rằng, diện mạo sáng sủa của nền kinh tế Trung Quốc hiện nay có phần đóng góp không nhỏ của khu vực kinh tế tư nhân.

* Đóng góp vào khu vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ

Nếu xét về mức đóng góp theo ngành thì khu vực tư nhân chiếm ưu thế nhất trong lĩnh vực công nghiệp. Trước năm 1985, sản lượng công nghiệp của khu vực tư nhân chỉ chiếm khoảng 2% tổng sản lượng công nghiệp toàn quốc dù đã sử dụng số lao động phi nông nghiệp khá nhiều. Từ năm 1985 đến năm 1997, tỷ trọng này trong tổng sản lượng công nghiệp quốc gia đã tăng liên tục từ 2% lên 34% trong đó chủ yếu là từ các doanh nghiệp tư nhân ở thành thị. Tới năm 1999, con số này đạt khoảng 38,8%, tương đương 5.800 tỷ NDT và như vậy là sản lượng công nghiệp của khu vực tư nhân đã tăng với tốc độ chóng mặt trong vòng 20 năm trở lại đây.

Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp chủ yếu là sản xuất công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng như: ti vi, tủ lạnh, máy giặt,

quần áo, giầy dép…, điển hình có các doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Tân Hy vọng, Tập đoàn Wanxiang Qianchao, Tập đoàn Dongfang Group… Trong điều kiện hiện nay, khi sự mất cân bằng trong sản xuất và tiêu dùng giữa nông thôn và thành thị đặt ra yêu cầu chuyển đổi và nâng cấp ngành nghề thì lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến chế tạo còn có không gian phát triển. Hơn nữa, công cuộc hiện đại hoá diễn ra sôi nổi và khẩn trương đang rất cần một bộ phận thật năng động để đạt được những mục tiêu chiến lược đã đề ra. Kinh nghiệm xương máu trong quá khứ đã chứng minh rằng phải phát triển công nghiệp nhẹ và công nghiệp tiêu dùng làm điều kiện tiền đề tích luỹ cũng như nâng cao trình độ sản xuất trước khi lấy công nghiệp nặng làm đầu. Những lĩnh vực ấy, khu vực Nhà nước không thể bao quát hết hoặc hoạt động không hiệu quả bằng khu vực tư nhân, cho nên nếu biết tận dung sự năng động của khu vực tư nhân thì sẽ mang lại những thành quả không nhỏ cho nền kinh tế.

Trong nông nghiệp, Trung Quốc quan tâm đặc biệt đến kết cấu sản phẩm, nhằm vào những mặt hàng có lợi thế so sánh, “tiêm” sâu hơn nữa khoa học kỹ thuật tiến bộ nhằm đưa nông nghiệp thành một ngành phát triển và hiện đại. Cho tới nay, kinh tế tư nhân ở nông thôn Trung Quốc đã có những bước đi khá vững chắc, đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy chỉ sử dụng 2,3% lao động nông thôn song các doanh nghiệp đã đầu tư tích cực cho cơ sở vật chất, sử dụng nhiều máy móc hiện đại đồng thời tổ chức quản lý và sử dụng nhân lực có hiệu quả. Hiện nay, một mô hình sản xuất nông nghiệp mới đang được các doanh nghiệp tư nhân áp dụng khá phổ biến là phát triển kinh tế trang trại với sự tham gia chủ yếu của các công ty TNHH, công ty cổ phần, hộ nông dân và các trang trại hợp tác. Theo hình thức này, người sáng lập – tức là người khai phá đất đai – sẽ thuê một diện tích đất nào đó, chia thành nhiều lô, bán giấy chứng nhận quyền hưởng lợi đất đai hoặc giấy chứng nhận quyền hưởng lợi cổ phần cho những người muốn đầu tư rồi thống nhất quy hoạch, sản xuất và kinh doanh. Một số loại hình trang trại phổ biến đang thu hút sự quan tâm của các hộ gia đình như: trang trại

trồng rau, hoa và cây lấy quả; trang trại trồng cây lấy củ; trang trại trồng hoa, cây cảnh; trang trại trồng dược liệu… Ngoài ra, các trang trại quy mô lớn có thể lựa chọn phương thức kinh doanh tổng hợp, nghĩa là vừa trồng trọt kết hợp với chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lại vừa kinh doanh du lịch sinh thái. Điển hình có công ty TNHH Dung Hợp, nông trang Long Hội, Hoa Long, Quang Minh… Đây là phương thức phát triển mới của kinh tế tư nhân, tập trung lực lượng sản xuất trên cơ sở những đơn vị kinh tế nhỏ để hợp thành một bộ phận hữu cơ của sản xuất lớn xã hội hoá. Nó thể hiện sự năng động sáng tạo không ngừng của các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp, đóng góp nhiều hơn nữa vào công cuộc công nghiệp hoá nông thôn và phát triển kinh tế của đất nước.

Ngành dịch vụ ở Trung Quốc có thể nói là phát triển chưa tương xứng với thực lực và tiềm lực kinh tế của đất nước này. Lẽ ra với tốc độ phát triển cao nhất thế giới và GDP bình quân đầu người là 800 USD thì dịch vụ phải chiếm một tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu ngành. Tuy nhiên, do chưa thực sự được chú trọng đầu tư triệt để nên tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP mới chỉ chiếm khoảng 30%, trong đó sự góp mặt của các doanh nghiệp tư nhân và cá thể chủ yếu trên ba lĩnh vực:

- Dịch vụ vui chơi: đóng góp 7,8% lực lượng lao động - Dịch vụ xã hội: đóng góp 7,2% lực lượng lao động - Dịch vụ sửa chữa: đóng góp 0,3% lực lượng lao động

(Nguồn: Niên giám Quản lý Hành chính Công thương, 1992-2001)

Với nguồn nhân lực dồi dào, đặc biệt năng động và nắm bắt nhanh nhạy với thị trường, kinh tế tư nhân chắc chắn sẽ còn cống hiến cho xã hội nhiều loại hình dịch vụ với chất lượng cao hơn nữa, góp phần đẩy nhanh việc cơ cấu lại nền kinh tế của Trung Quốc.

Nếu như sự phát triển của khu vực tư nhân khởi nguồn từ yêu cầu cấp thiết về việc làm thì cho tới nay ý nghĩa này vẫn còn giữ nguyên giá trị. Là một đất nước rộng lớn, Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới với số dân hiện nay khoảng 1,4 tỉ người. Cơ số dân số quá lớn khiến cho chính sách kế hoạch hoá gia đình dù đã triển khai tích cực và tương đối hiệu quả nhưng vẫn có những hạn chế: mỗi năm, số trẻ em sinh ra là hơn một chục triệu. Hơn nữa, chế độ một con đã đưa Trung Quốc vào hàng ngũ những quốc gia có dân số già. Với nhịp độ tăng dân số 2%/năm từ những năm 80, số người già trên 60 tuổi đã lên tới 130 triệu người vào năm 2000, chiếm 10% tổng số dân. Số người thất nghiệp không có việc làm, nếu thống kê lạc quan nhất cũng tới gần 200 triệu người (trong đó khoảng 30 triệu ở thành phố, khoảng 160 triệu ở nông thôn và khoảng 10 triệu ở những vùng khác), những con số bi quan hơn được đưa ra với 300 triệu người trong tình trạng thất nghiệp hoặc bán thất nghiệp thường xuyên. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê Trung Quốc, năm 2001 số lao động của Trung Quốc là hơn 730 triệu người, nghĩa là tăng thêm 10 triệu người so với năm 2000, trong đó tỷ lệ thất nghiệp khuc vực đô thị là 3,6%1. Từ đó, việc giải quyết nạn thất nghiệp luôn là một trong ba vấn đề cơ bản phải quan tâm giải quyết hàng đầu của chính phủ Trung Quốc.

Mặt khác, cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh đầu những năm 90 đã tạo ra số lượng lớn lao động dôi dư từ khu vực này. Tình trạng thua lỗ do làm ăn kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước đã buộc Nhà nước phải tiến hành cải cách toàn bộ qua các hình thức như: cổ phần hoá, giao, bán, khoán, cho thuê, phá sản hoặc giải thể… Điều này khiến một số lượng không nhỏ lao động là cán bộ công nhân viên chức Nhà nước phải gia nhập đội quân thất nghiệp, làm tăng thêm gánh nặng cho xã hội và đặt ra yêu cầu hỗ trợ giải quyết. Thêm vào đó, sự kiện Trung Quốc gia nhập WTO cũng thách thức các nhà chức trách khi đứng trước tình trạng phá sản của rất nhiều doanh nghiệp

1

không đủ sức cạnh tranh dẫn đến phải sa thải hoặc giải phóng toàn bộ công nhân ra xã hội. Tất cả những khó khăn này đã thúc đẩy chính phủ Trung Quốc mở rộng hơn nữa khu vực kinh tế tư nhân nhằm sử dụng hết nguồn nhân lực dư thừa và lực lượng lao động đang ngày một tăng thêm.

Trong bối cảnh đó, khu vực tư nhân đã phát huy triệt để vai trò của mình, đóng góp tích cực vào nỗ lực giải quyết việc làm của xã hội. Từ năm 1990 đến năm 1997, số việc làm trong doanh nghiệp tư nhân tăng 41% và việc làm mới trong khu vực này chiếm 31% tổng số việc làm mới chính thức, hoặc 56% việc làm mới chính thức trong khu vực thành thị. Trong thời gian qua, số việc làm mới đã vượt quá tổng số việc làm trong các doanh nghiệp nhà nước, tập thể và hương trấn cộng lại.

Nếu như năm 1998, Trung Quốc có 14.574.400 người làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân thì tới tháng 11/1999, con số này đã tăng tới 19.014.000 người. Các hộ kinh doanh cá thể đã tạo việc làm cho 19,19 triệu lao động ở thành thị và 35,52 triệu lao động dư thừa ở nông thôn. Tính riêng trong lĩnh vực công nghiệp, tỷ trọng việc làm được tạo ra từ kinh tế tư nhân chiếm 18% tổng số việc làm công nghiệp, đến năm 1997, tổng số công nhân đã đạt 67,9 triệu người.

Như vậy, số việc làm do khu vực tư nhân tự tạo tăng trưởng rất nhanh theo thời gian. Với ưu thế sử dụng lao động phổ thông là chủ yếu, lĩnh vực kinh doanh rộng lớn và đa dạng phù hợp với mọi ngành nghề, khu vực này đã trở thành nguồn quan trọng thu hút lao động dôi dư và một khi nền kinh tế Trung Quốc còn phải đối mặt với vấn đề việc làm đặt ra bức bách thì khu vực tư nhân còn đóng góp vai trò thiết yếu này cho toàn xã hội.

* Thương mại và đầu tư

Thương mại: Tuy chưa có số liệu thống kê cụ thể song nhìn chung khu

vực kinh tế tư nhân đóng vai trò thúc đẩy trao đổi hàng hoá dịch vụ giữa các khu vực và ngành nghề kinh tế ở cả trong và ngoài nước. Ở nông thôn, các hộ nông dân chủ yếu dựa trên lợi thế so sánh của từng vùng để sản xuất nông sản phẩm

hoặc tiểu thủ công nghiệp địa phương, từ đó hình thành những thị trường đặc thù và kích thích hoạt động mua bán. Ở thành thị, các doanh nghiệp tư nhân có mặt trong hầu hết các ngành chế biến, chế tạo và dịch vụ, sản xuất ra những hàng hoá thiết yếu cung cấp đi khắp nơi. Như vậy, nhìn vào tổng thể, kinh tế tư nhân đã tạo ra những luồng trao đổi trong nước đan xen và rất đa dạng, góp phần gắn kết cả khối thị trường. Ngoài ra, những sản phẩm sản xuất từ khu vực tư nhân còn có mặt rất nhiều ở thị trường nước ngoài và đóng góp vào kim ngạch ngoại thương đang tăng trưởng khá nhanh ở Trung Quốc. Năm 2001, kim ngạch ngoại thương Trung Quốc đạt mức kỷ lục là 510 tỷ USD với nhịp độ tăng trưởng khoảng 30%, nâng tổng kim ngạch ngoại thương lên 1.100 tỷ USD và tổng mức dự trữ ngoại tệ là 300 tỷ USD1. Trong đó, những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc như: hàng điện tử, thiết bị đồ gia dụng, thiết bị điện máy, hàng dệt may, giày dép, đồ chơi, hàng thủ công mỹ nghệ… đều thuộc danh mục sản xuất chủ yếu của khu vực tư nhân.

Đầu tư: Bên cạnh những đóng góp cho lĩnh vực thương mại, khu vực kinh

tế tư nhân Trung Quốc còn đóng góp phần quan trọng trong thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Trong nước, tỷ lệ tích luỹ khá cao (khoảng 35%) cũng có phần của khu vực tư nhân thông qua hoạt động gửi tiết kiệm ở các ngân hàng hoặc dưới dạng tài sản cố định phục vụ sản xuất… Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp lớn làm ăn có hiệu quả còn tiến hành đầu tư mạnh ra nước ngoài, điển hình là tập đoàn Haier có 12 chi nhánh ở Châu Âu và Mỹ.

* Thúc đẩy các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động có hiệu quả

Đây có lẽ là đóng góp lý thú nhất của khu vực tư nhân khi mọi nguồn lực xã hội từ trước đến nay đều tập trung chủ yếu vào khu vực kinh tế Nhà nước. Theo thống kê, vào đầu thập kỷ 90, Trung Quốc có 315.000 xí nghiệp quốc hữu với tổng số vốn chiếm trên 60% vốn của toàn xã hội, thu hút khoảng 64% lao

1

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 62 -62 )

×