2.2.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển HTX nông nghiệp Hải Phòng trước khi có luật HTX năm 1996
2.2.1.1. Thời kỳ trước năm 1986
Cũng giống nhƣ các tỉnh, thành phố khác ở miền Bắc, từ những năm 1955 Hải Phòng đã tổ chức thực hiện KTHT, HTX với các hình thức nhƣ: tổ đổi công, tổ vần công, tổ hợp tác một cách tự nguyện; có ngƣời lãnh đạo, ghi công và chấm điểm. Đến năm 1956, toàn thành phố có 10.700 tổ đổi công với trên 80% số hộ nông dân tham gia.
Vào những năm 60, 70, kinh tế tập thể (chủ yếu là HTX) phát triển với quy mô lớn và rộng khắp. Đây cũng chính là giai đoạn kinh tế tập thể phát triển vô cùng mạnh mẽ và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Nếu nhƣ trong năm 1958, 1959, KTHT, HTX chỉ chiếm 0,2% tổng giá trị sản phẩm toàn thành phố thì đến năm 1974 con số này đã tăng lên tới 40,2%.
45
Tuy nhiên, do quá chú trọng đến việc mở rộng HTX cả về số lƣợng và quy mô, không để ý đến chất lƣợng cũng nhƣ năng lực sản xuất kinh doanh của từng HTX nên từ những năm 60 trở đi, tình hình phát triển HTX của cả nƣớc rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Nói riêng về Hải Phòng, tình hình dân đói và sự sa sút của kinh tế tập thể là phổ biến. Nông nghiệp rơi vào thế khốn cùng, “ngƣời trồng lúa mà không có gạo ăn, lúa chín ngoài đồng mà không ai muốn gặt vì gặt về cũng chẳng đƣợc hột nào. Cơ chế HTX có rất nhiều yếu tố không hợp lý, không có hiệu quả”. “Xã viên nói: Lên sản xuất lớn XHCN mà chỉ thấy nông dân bị đói “trên quy mô lớn” phải đi ăn xin. Từ đói mà nảy sinh ra tệ ăn cắp, ngƣời ta ăn cắp gà, chó, lợn và cả trâu của HTX cũng bị giết trộm ngay ngoài cánh đồng để ăn” [36, tr.87 - 91].
Trƣớc thực trạng đó, từ năm 1974 một vài đội của HTX Đoàn Xá huyện Đồ Sơn đã âm thầm quyết định khoán ruộng cho các hộ. Kết quả thật bất ngờ: xã viên nhận khoán đã chủ động, không quản ngày đêm cày, cấy kín diện tích. Cấy xong thì lo nƣớc, lo phân, lo làm cỏ, lúa chín thì gặt ngay không để rơi rụng. Mức ăn của nông dân năm 1980 so với năm 1979 tăng 3kg/ngƣời/tháng. Giá trị ngày công tăng từ 0,7 lên 0,9kg/công, về nhất huyện trong việc hoàn thành nghĩa vụ lƣơng thực với Nhà nƣớc... Từ thành công của HTX Đoàn Xá, tháng 6 năm 1980 Ban Thƣờng vụ Thành ủy Hải Phòng đã ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TƢ, cho áp dụng khoán trên 100% diện tích đất nông nghiệp toàn thành. Đây có thể nói là một quyết định rất dũng cảm vì vào lúc đó trên Trung ƣơng chƣa hề có chủ trƣơng này.
Đốm lửa “khoán” từ Đoàn Xá đến Đồ Sơn, Kiến An rồi lan ra toàn Hải Phòng đã thực sự thuyết phục đƣợc Ban Bí thƣ TW. Và ngày 13/01/1981, Chỉ thị số 100-CT/TW của Ban Bí thƣ TW về “Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong HTX nông nghiệp” đã ra đời. Văn bản này chỉ vỏn vẹn 10 trang, nhƣng lại là một bƣớc đột phá lớn để từ đây mở ra một phong trào khoán công khai và hợp pháp trên toàn quốc.
Toàn thành phố Hải Phòng, sản lƣợng nông nghiệp sau khoán đã thay đổi rõ rệt: sản lƣợng toàn thành năm 1979 là 187,6 nghìn tấn; năm 1980 mới khoán một vụ mùa nhƣng sản lƣợng đã nhích lên 191,7 nghìn tấn và năm 1981 khi áp dụng khoán
46
cả hai vụ thì sản lƣợng tăng vọt lên tới 259,9 nghìn tấn; năm 1982 là 300,6 nghìn tấn. Đời sống của bà con xã viên và các hộ nông dân đƣợc cải thiện đáng kể.
2.2.1.2. Thời kỳ từ 1986 đến 1996
Vào những năm 1984 – 1987, sau một số năm triển khai chỉ thị 100 của Ban Bí thƣ, sản xuất nông nghiệp có xu hƣớng chững lại, sản xuất hàng hóa không phát triển, đời sống ngƣời lao động đặc biệt là nông dân lâm vào khó khăn, tình trạng thiếu ăn lan rộng trong khi tài nguyên bị sử dụng lãng phí (đất đai canh tác bị bỏ hoang, cây trồng, vật nuôi năng suất thấp...). Những hạn chế của cách khoán sản phẩm theo Chỉ thị 100, cộng với tình trạng bao cấp tràn lan trong HTX, làm cho động lực do khoán tạo ra dần bị triệt tiêu. Đây chính là lý do cho sự ra đời nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị ngày 5/4/1988 về “đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”.
Theo Nghị quyết này HTX không còn quản lý tập trung các tƣ liệu sản xuất nhƣ trƣớc. Ruộng đất và các tƣ liệu sản xuất quan trọng khác, trƣớc thuộc sở hữu tập thể của HTX đến nay đƣợc đem hóa giá, bán lại cho hộ xã viên, một số công trình phúc lợi chuyển cho UBND xã quản lý. Ngƣời nông dân đƣợc giao quyền sử dụng ruộng đất và phƣơng tiện sản xuất lâu dài, đƣợc chủ động trong cả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm đƣợc bán cho Nhà nƣớc theo cơ chế thỏa thuận, không còn sự áp đặt về giá, về số lƣợng...
Vai trò của đội sản xuất trƣớc đây tổ chức theo địa bàn thôn xóm để quản lý, điều hành lao động và chỉ đạo sản xuất trong đội, nay chức năng đó không còn nữa, nhiều nơi đã lồng ghép với xóm trƣởng, thôn trƣởng đảm đƣơng cả công việc sản xuất trên địa bàn.
Tác động của cơ chế quản lý kinh tế mới đã xác lập vai trò làm chủ của kinh tế hộ và tạo ra động lực to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế, hình thành nhu cầu hợp tác rất đa dạng giữa các hộ, đồng thời cũng làm cho hoạt động của các HTX cũ ngày càng trở nên lúng túng, số HTX yếu kém ngày càng tăng lên, các HTX trung bình cũng cố gắng hoạt động nhƣng lại mất vốn do kinh doanh thua lỗ, nợ đọng trong xã viên ngày càng tăng, một số khâu xã viên cần HTX làm thì HTX không làm đƣợc. HTX cần thực hiện những khâu gì và hoạt động nhƣ thế nào để đáp ứng
47
yêu cầu phát triển kinh tế hộ trở thành thách thức lớn đối với các HTX sản xuất nông nghiệp của Hải Phòng nói riêng và cả nƣớc nói chung vào cuối giai đoạn 1986–1996.
2.2.2. Thực trạng HTX nông nghiệp Hải Phòng từ khi ban hành Luật HTX (1996) đến nay HTX (1996) đến nay
Có thể nói rằng sự ra đời của Luật HTX tháng 3 năm 1996 và Luật HTX sửa đổi năm 2003, là kết quả của một quá trình liên tục đổi mới tƣ duy, nhận thức lại về mô hình HTX đích thực với những nguyên tắc cơ bản của nó. Điều này đã tạo ra động lực, tạo ra sức sống mới cho khu vực KTHT, HTX của cả nƣớc nói chung và Hải Phòng nói riêng. Số lƣợng HTX nông nghiệp Hải Phòng tuy tăng không nhiều, nhƣng đã từng bƣớc đƣợc củng cố về chất, lấy lại uy tín và vai trò đối với ngƣời lao động, trên cơ sở đó phát triển và ngày càng thu hút các đối tƣợng khác nhau tham gia, không chỉ là ngƣời lao động nhƣ những năm trƣớc khi có luật. Tạo ra những HTX kiểu mới, đích thực, thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các hoạt động của mình nhƣ các loại hình tổ chức kinh tế khác và những HTX này có động lực, mạnh dạn tham gia thị trƣờng để phát triển trong điều kiện mới.
Nhận thức đƣợc vị trí, tầm quan trọng của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trƣờng, cũng nhƣ vai trò đặc biệt của thành phần kinh tế này đối với những ngƣời lao động nhỏ lẻ, hộ gia đình nên từ khi Luật HTX ra đời, Thành ủy và chính quyền thành phố Hải Phòng rất sát sao chỉ đạo thực hiện các biện pháp phát triển kinh tế tập thể. HTX, nòng cốt của kinh tế tập thể, vì thế cũng có điều kiện phát triển về mọi mặt, từ hình thức, quy mô, ngành nghề, lĩnh vực hoạt động đến chất lƣợng và hiệu quả hoạt động.
Thực hiện nghị quyết số 13-NQ/TW, hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 5 (khóa IX) về “Tiếp tục đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”, nghị quyết 17-NQ/TW ngày 5/5/1999 và NQ số 08-NQ/TW ngày 21/5/2002 của Ban Thƣờng vụ Thành ủy, KTHT, HTX ở Hải Phòng thực sự đã có những chuyển biến mới đáng khích lệ.
48
Theo thống kê của các ngành, các quận, huyện năm 2004 Hải Phòng có 483 HTX, trong đó có: 178 HTX nông nghiệp, 12 HTX thủy sản, 40 HTX thƣơng mại dịch vụ, 26 Quỹ tín dụng, 197 HTX Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, 13 HTX xây dựng, vận tải và 17 HTX thuộc các loại lĩnh vực khác. Tuy nhiên, tính đến 30/12/2010, toàn thành phố có 420 đơn vị kinh tế tập thể, trong đó: 173 HTX nông nghiệp, 08 HTX thủy sản, 113 HTX công nghiệp – thủ công nghiệp, 10 HTX xây dựng, 44 HTX thƣơng mại – dịch vụ, 22 HTX giao thông vận tải, 26 Quỹ tín dụng nhân dân, 33 HTX ngành nghề khác và 01 liên hiệp HTX.
Hầu hết các HTX đã thực hiện chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX 2003. Nhiều HTX đã tìm đƣợc hƣớng đi đúng đắn và có những bƣớc phát triển vƣợt bậc do có phƣơng án sản xuất kinh doanh hợp lý, sản phẩm phù hợp, đƣợc thị trƣờng và khách hàng chấp nhận. Số HTX làm ăn khá có mức tăng trƣởng từ 10 – 15%. Các HTX (chuyển đổi hay thành lập mới) đƣợc củng cố về tổ chức quản lý, về năng lực hoạt động, về trách nhiệm hai chiều giữa xã viên và HTX, dần khắc phục tình trạng thua lỗ kéo dài.
Căn cứ vào nội dung cũng nhƣ phƣơng thức hoạt động, có thể thấy các HTX nông nghiệp ở Hải Phòng trong những năm vừa qua hoạt động chủ yếu theo 3 mô hình sau:
2.2.2.1. Mô hình dịch vụ hỗ trợ
Đây là mô hình mà đa số các HTX nông nghiệp của Hải Phòng đang tổ chức thực hiện. Theo mô hình này, HTX làm một số khâu mà xã viên làm riêng rẽ không hiệu quả, nhƣ làm dịch vụ thuỷ lợi, dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ khuyến nông, hƣớng dẫn khoa học kỹ thuật, dịch vụ làm đất, bảo vệ nội đồng, cung ứng vật tƣ... Mô hình HTX dịch vụ hỗ trợ khá phổ biến vì nó giảm đƣợc chi phí sản xuất cho hộ xã viên, bảo đảm các quyền tự chủ của xã viên và mở ra nhiều cơ hội tiếp cận thị trƣờng.
Bƣớc đầu, các HTX hoạt động theo mô hình dịch vụ hỗ trợ cũng đã có sự gắn kết giữa “bốn nhà”: nhà nông, Nhà nƣớc, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp. Các hoạt động liên doanh, liên kết để cung ứng vật tƣ, tiêu thụ sản phẩm và chuyển
49
giao công nghệ vì thế cũng đƣợc hình thành và có xu hƣớng tăng nhanh. Ở Hải Phòng, khi nói tới mô hình này không thể không nhắc tới HTX nông nghiệp kiểu mới Cấp Tiến.
Cấp Tiến là xã thuần nông ở huyện Tiên Lãng, với diện tích 722,35 ha đất nông nghiệp, hơn 7.000 nhân khẩu trong đó có 3.524 lao động tại địa phƣơng. Trong những năm qua, Cấp Tiến luôn chủ động khai thác thế mạnh về tài nguyên đất đai, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giúp các hộ nông dân thoát nghèo và vƣơn lên trong cuộc sống.
Trong đó, vai trò của HTX dần đƣợc khẳng định sau khi kiện toàn theo mô hình HTX kiểu mới theo Luật HTX năm 2003, xác định rõ phƣơng thức hoạt động phù hợp với thực tế. Ban lãnh đạo HTX đề ra phƣơng hƣớng nâng cao chất lƣợng hoạt động dịch vụ sản xuất nông nghiệp, làm tiền đề phát triển, huy động xã viên và các hộ nông dân tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang sản xuất hàng hóa, trên cơ sở chọn khâu đột phá là tìm các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất.
Trên cơ sở diện tích đất nông nghiệp hiện có, HTX xác định phƣơng án kinh doanh, thực hiện 7 khâu dịch vụ cho xã viên, gồm: các khâu tƣới tiêu, thủy lợi nội đồng; giống cây trồng, vật nuôi; bảo vệ thực vật; ứng dụng khoa học kỹ thuật; bao tiêu đầu ra cho hàng nông sản; dịch vụ điện và dịch vụ một phần khâu làm đất.
Dịch vụ tƣới tiêu luôn đƣợc HTX chủ động thực hiện, đáp ứng yêu cầu thâm canh 2 vụ lúa, sản xuất vụ đông, sản xuất cây màu chuyển đổi vụ xuân. HTX triển khai khá hiệu quả dịch vụ bảo vệ thực vật, qua đó, tổ dịch vụ bảo vệ thực vật HTX thƣờng xuyên bám sát đồng ruộng dự tính dự báo tình hình sâu bệnh, hƣớng dẫn qui trình phòng trừ kịp thời. Vì thế, sản xuất ở HTX đƣợc bảo đảm an toàn, không bị sâu bệnh phá hoại làm ảnh hƣởng đến năng suất, chất lƣợng sản phẩm cây trồng. Dịch vụ làm đất đáp ứng yêu cầu của sản xuất theo đúng thời vụ trong qui trình kỹ thuật đề ra, đảm bảo chất lƣợng và giá cả hợp lý, luôn thấp hơn mặt bằng thị trƣờng.
Dịch vụ điện là một trong những dịch vụ đáng chú ý của HTX. Hiện HTX quản lý và cung cấp điện trên hệ thống lƣới điện có tổng chiều dài hơn 40 km.
50
Đƣờng dây hạ thế trong HTX đƣợc đầu tƣ tu bổ thƣờng xuyên, bảo đảm cấp điện liên tục và an toàn cho 100% hộ xã viên trong HTX. HTX trực tiếp quản lý công tơ hộ sử dụng điện, đáp ứng yêu cầu sản xuất và sinh hoạt, nâng cao chất lƣợng đời sống cho xã viên.
HTX phân vùng và huy động tổng hợp các nguồn vốn đầu tƣ nhằm cải tạo hệ thống kênh mƣơng nội đồng, chủ động nguồn nƣớc tƣới, tiêu. Bảo đảm khâu dịch vụ thủy lợi, HTX có điều kiện vận động các hộ nông dân đƣa các loại giống lúa mới năng suất cao vào gieo cấy, tăng năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế.
HTX quy hoạch vùng đất trồng rau màu, tăng hệ số quay vòng đất theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Thể hiện rõ vai trò thông qua việc đảm trách các khâu dịch vụ, HTX chủ động lo cho xã viên, các hộ nông dân về vật tƣ, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo phƣơng thức ứng trƣớc cho các hộ khó khăn để bảo đảm tính “đồng đều tƣơng đối” trong chăm sóc cây trồng và con vật nuôi. HTX chủ động liên hệ với các đơn vị chuyên ngành kỹ thuật chuyển giao công nghệ giúp các hộ nông dân phát triển sản xuất nấm thƣơng phẩm và trong 3 năm qua, đã trở thành một nghề mới đem lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ dân ở địa phƣơng.
HTX kết hợp với Công ty TNHH Thƣơng mại VIC tổ chức các đợt tập huấn cho xã viên và hộ nông dân về kỹ thuật và công nghệ ủ men lỏng thức ăn chăn nuôi, giúp các hộ nông dân về vốn, thức ăn chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm. Ổn định đƣợc “đầu ra”, xã viên và các hộ dân yên tâm đầu tƣ phát triển nghề chăn nuôi, tăng thu nhập. Năm 2009, bình quân thu nhập của Cấp Tiến đạt 12,9 triệu đồng/ngƣời/năm.
Qua đó, HTX khẳng định vai trò và có những đóng góp tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phƣơng. HTX Cấp Tiến đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh HTX Việt Nam, UBND thành phố tặng cờ, bằng khen.
2.2.2.2. Mô hình HTX vừa dịch vụ vừa kinh doanh tổng hợp
Đây là mô hình có sự kết hợp giữa dịch vụ với sản xuất, chế biến nông sản (chủ yếu vẫn ở dạng sơ chế), phát triển ngành nghề, kinh doanh thƣơng mại, xây dựng. Các HTX này huy động đƣợc vốn đầu tƣ lớn, có phƣơng án sản xuất kinh
51
doanh khả thi, giải quyết đƣợc nhiều việc làm cho các hộ xã viên. Nói đến mô hình hoạt động này không thể không kể đến HTX Lại Xuân (Thủy Nguyên).
Lại Xuân là một trong 6 xã miền núi, nằm ở phía Bắc huyện Thủy Nguyên. Diện tích tự nhiên là 1.025 ha với dân số là 9.850 ngƣời. HTX nông nghiệp Lại