Đánh giá thực trạng phát triển HTX nông nghiệp ở Hải Phòng

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Hải Phòng (Trang 63)

2.3.1. Những kết quả đạt được

Thực hiện chỉ đạo của Liên minh HTX Việt Nam và UBND thành phố Hải Phòng, năm 2010, Liên minh HTX Hải Phòng phát động phong trào thi đua chào

57

mừng các sự kiện lớn của đất nƣớc và Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 14 với hai chủ đề: “Đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX, Liên hiệp HTX và HTX tiên phong trong xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới”; thi đua thực hiện vƣơn tới 3 đỉnh cao (năng suất–chất lƣợng–hiệu quả) và 4 đảm bảo (đảm bảo an ninh quốc phòng, an toàn lao động; đảm bảo tốt môi trƣờng tự nhiên và xã hội; đảm bảo chính sách pháp luật và thực hiện tốt chính sách xã hội; đảm bảo không ngừng nâng cao đời sống ngƣời lao động). Kết quả là số HTX điển hình tiên tiến liên tục tăng lên, mô hình HTX kiểu mới có xu hƣớng phát triển ổn định và bền vững.

Kinh tế nông nghiệp mà đặc biệt là HTX nông nghiệp tuy còn nhiều khó khăn nhất, song từ thực trạng nghiên cứu ở trên chúng ta đã phần nào thấy đƣợc những kết quả mà các HTX đã đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của Hải Phòng, nhất là từ sau khi Luật HTX sửa đổi năm 2003 đƣợc triển khai vào cuộc sống.

2.3.1.1. Giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng

Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân 5 năm (2006–2010) tăng 4,56%/năm vƣợt chỉ tiêu kế hoạch 5 năm đề ra (kế hoạch 5 năm tăng 3,5–4%). Kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hƣớng CNH, HĐH và bảo đảm an ninh lƣơng thực. Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 40 - 42% giá trị của toàn ngành nông nghiệp (năm 2005 chiếm gần 35%). Phát triển khá nhanh các mô hình KTHT và vùng sản xuất tập trung chuyên canh, đồng thời quan tâm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, góp phần nâng cao năng suất, giá trị và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp (giá trị sản xuất nông nghiệp trên đất canh tác đạt bình quân 75 triệu đồng/ha/năm, nhiều diện tích đạt trên 100 triệu đồng/ha/năm). Sản xuất lúa đã có bƣớc tiến bộ mới, đạt năng suất cao nhất từ trƣớc đến nay (bình quân 59,28 tạ/ha), mặc dù diện tích cấy lúa giảm 716 ha so với năm 2008, sản lƣợng thóc vẫn đạt 488.293 tấn, vƣợt 3,75% kế hoạch, tăng 2,60% (12.397 tấn) so với năm 2008. Năm 2009 giá trị sản xuất trồng trọt đạt 1.586 tỷ đồng, vƣợt kế hoạch và tăng 1,01% so với năm 2008 (Bảng 2.4).

58

Bảng 2.4: Dự kiến chỉ tiêu nông nghiệp năm 2010

Đơn vị tính Năm 2009 Ƣớc 2010 2010/ 2009 (%) Nông nghiệp

- Diện tích lúa cả năm nghìn ha 82.38 80.86 98.2

Năng suất lúa cả năm tạ/ha 59.31 60.04 101.2

Sản lƣợng lúa cả năm nghìn tấn 488.3 485.5 99.4 - Sản lƣợng lƣơng thực quy thóc nghìn tấn 498.2 499.2 100.2 - Bình quân sản lƣợng lƣơng thực/ngƣời Kg 270.5 270.5 100.0 - Đàn trâu (1/10) Con 9,356 8,889 95.0 - Đàn bò (1/10) Con 17,378 17,143 98.6 - Đàn lợn (1/10) nghìn con 533.6 526.0 98.6 Tr.đó: Lợn nái nghìn con 83.2 80.1 96.3

- Đàn gia cầm (1/10) triệu con 5.8 6.3 108.8

Giá trị sản xuất nông nghiệp tỷ đồng 2,709.5 2,833.0 104.6 Chia ra: Giá trị trồng trọt tỷ đồng 1,586.4 1,589.7 100.2 Giá trị chăn nuôi tỷ đồng 1,036.1 1,142.8 110.3

Giá trị dịch vụ tỷ đồng 87.0 100.5 115.5

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của thành phố Hải Phòng năm 2009)

Các giống rau màu có năng suất, chất lƣợng cao đƣợc đƣa nhanh vào sản xuất, đi đôi với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới và công nghệ sản xuất tiên tiến nhƣ: trồng trong nhà lƣới, sử dụng màng phủ nông nghiệp, che phủ ni lon, sử dụng phân bón sinh học… để nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác. Hình thành và phát triển nhanh các vùng sản xuất nông sản tập trung có giá trị kinh tế cao nhƣ vùng chuyên canh rau, chuyên cây công nghiệp truyền thống, cây thực phẩm, hoa, quả và cây cảnh tại các huyện An Dƣơng, An Lão, Vĩnh Bảo,

59

Kiến Thụy, Thủy Nguyên. Từng bƣớc thực hiện có hiệu quả mô hình liên kết Nhà nƣớc, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân.

Chăn nuôi phát triển theo hƣớng công nghiệp, chăn nuôi trang trại, gia trại; sản xuất sản phẩm có chất lƣợng cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Hệ thống chuồng lồng, chuồng sàn, chuồng có hệ thống làm mát và sƣởi ấm bƣớc đầu áp dụng vào sản xuất; 37,5% số trang trại, gia trại chăn nuôi lợn có hầm bioga xử lý chất thải. Nhiều giống lợn, giống bò, giống gia cầm cao sản, phẩm chất thịt ngon, khả năng sinh sản tốt, có khả năng thích ứng với điều kiện thời tiết khí hậu đƣợc chuyển giao cho nông dân. Theo báo cáo tổng kết Hải Phòng năm 2009, tổng đàn lợn 533.637 con, tăng 4,04% so với năm 2008; đàn gia cầm 5,8 triệu con, vƣợt 4,1% kế hoạch, tăng 5,01% so với năm 2008; đàn bò 17.378 con, tăng 5,07%. Giá trị sản xuất chăn nuôi năm 2009 đạt 1.036 tỷ đồng, vƣợt kế hoạch và tăng 9,62% so với năm 2008; chiếm tỷ trọng 42,12% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.

2.3.1.2. Hoạt động của HTX có nhiều thay đổi tích cực

Nhìn chung, các HTX nông nghiệp cũ cơ bản đƣợc chuyển đổi xong, các HTX yếu kém, tồn tại hình thức trong nhiều năm qua đã đƣợc giải thể, nhiều mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới đƣợc xây dựng để phù hợp với tình hình mới. Năm 2009, Hải Phòng đã thành lập mới đƣợc 15 HTX và giải thể 2 HTX làm ăn kém hiệu quả.

Các HTX mới thành lập đã tuân thủ các quy định của Luật HTX. Xã viên tham gia tự nguyện và không chỉ giới hạn ở các cá nhân, hộ gia đình mà còn có cả chủ trang trại, các cơ sở sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ... Các HTX nông nghiệp mới thành lập tuy có số xã viên ít hơn nhƣng mức vốn góp cao hơn, có định hƣớng sản xuất kinh doanh rõ ràng; tập hợp đƣợc đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ, mạnh dạn và năng động hơn trong kinh doanh.

HTX nông nghiệp cũng đƣợc củng cố thêm về vốn quỹ, về quan hệ và trách nhiệm giữa HTX với xã viên. Hoạt động của đa số các HTX đã đƣợc đổi mới, gắn với lợi ích thiết thực của các xã viên. Nhiều HTX khắc phục đƣợc tình trạng yếu kém, trì trệ vƣơn lên mở rộng quy mô, hoạt động ổn định và bền vững hơn.

60

Các HTX chuyển đổi hay mới thành lập đƣợc củng cố một bƣớc đáng kể về tổ chức quản lý, về phƣơng thức sản xuất kinh doanh. Vì vậy, trong 2 năm trở lại đây ở nông thôn đã xuất hiện nhiều điển hình HTX nông nghiệp tiêu biểu làm ăn có lãi, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, có thu nhập khá nhƣ: HTX Hợp Đức (Kiến Thụy), HTX Tân Liên (Vĩnh Bảo), HTX An Hồng (An Dƣơng), HTX làng nghề Lật Dƣơng (Tiên Lãng), HTX Lại Xuân (Thủy Nguyên)...

2.3.1.3. Thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của xã viên

HTX nông nghiệp ở Hải Phòng đã thể hiện đƣợc vai trò trong việc hƣớng dẫn các hộ xã viên, thành viên chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi và tổ chức các dịch vụ phục vụ sản xuất, nâng cao hiệu quả trên một diện tích đất canh tác. Các mô hình ứng dụng công nghệ sinh học đƣợc HTX nông nghiệp Hải Phòng nhân rộng, nhƣ: mô hình sản xuất giống khoai tây Hà Lan vụ xuân bảo quản kho lạnh, tạo củ giống sạch bệnh, chất lƣợng cao; mô hình nhân giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp, trồng hoa, cây cảnh bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào; sản xuất rau an toàn, rau cao cấp quanh năm trong nhà lƣới…

Điển hình là HTX nông nghiệp Đồng Thái (An Dƣơng) đi đầu trong đổi mới theo mô hình HTX hoạt động theo Luật HTX, xã viên đóng góp vốn đầu tƣ hệ thống thủy lợi, chuyển dịch hơn 300 ha trồng cây cảnh, trồng hoa loa kèn trái vụ có thu nhập 300-400 triệu đồng/ha.

HTX nông nghiệp Tam Đa, (Vĩnh Bảo) và một số HTX nông nghiệp ở Tiên Lãng vừa duy trì các hoạt động dịch vụ vật tƣ phân bón, giống cây trồng vừa liên kết với Công ty TNHH thƣơng mại VIC để tƣ vấn, hỗ trợ về công nghệ ủ men thức ăn chăn nuôi cho các hộ xã viên, hộ nông dân theo mô hình “3 nhà” trong sản xuất thức ăn, chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm, góp phần thúc đẩy sản xuất và chăn nuôi phát triển theo hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt hiệu quả cao hơn. Các HTX nông nghiệp Hợp Thành, Lƣu Kiếm (Thủy Nguyên) phát triển dịch vụ khoa học kỹ thuật, vật tƣ ứng trƣớc giúp các hộ nông dân bảo đảm canh tác theo mùa vụ.

Nhằm củng cố tiềm lực kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, một số HTX đã liên kết lại với nhau thành HTX có quy mô lớn hơn hoặc

61

thành lập các Liên hiệp HTX hoặc các hiệp hội ngành nghề. Liên hiệp HTX chế biến và khai thác khoáng sản Cƣờng Thịnh (thuộc HTX nông nghiệp Lại Xuân – Thủy Nguyên) kết nạp thêm 3 doanh nghiệp, có tổng số 12 đơn vị thành viên, số vốn điều lệ tăng 5 tỷ đồng và giá trị tài sản lên gần 100 tỷ đồng, luôn bảo đảm việc làm và thu nhập cho 800 lao động với mức bình quân gần 3 triệu đồng/ngƣời/tháng

Hình thức và nội dung liên kết giữa HTX với doanh nghiệp ngày càng đa dạng hơn nhƣ: ứng trƣớc vật tƣ, nguyên liệu cho sản xuất, cung ứng giống cây trồng vật nuôi, tạo vùng nguyên liệu tập trung cung ứng cho các nhà máy; liên kết tiêu thụ sản phẩm, liên kết ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, xử lý vấn đề môi trƣờng... Dƣới sự hỗ trợ của Liên minh HTX Hải Phòng, các HTX nông nghiệp đã phối hợp với Trung tâm công nghệ - sinh học (Viện Di truyền nông nghiệp) giới thiệu, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật trồng nấm thƣơng phẩm nhằm khai thác tốt hơn nguồn nguyên liệu và lao động sẵn có ở các địa phƣơng, góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Từ kết quả này, nhóm mở rộng hoạt động và thu hút thêm nhiều thành viên mới ở các huyện An Lão, Kiến Thụy, Thủy Nguyên, phát triển thêm ngành nghề trồng dƣa chất lƣợng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ở thị trƣờng và tăng hiệu quả kinh tế trên một diện tích đất canh tác. Hải Phòng hiện cũng là địa phƣơng đi đầu miền Bắc về sản xuất hạt giống lúa lai F1 và tiên phong trong cả nƣớc về mua bản quyền công nghệ, chuyển giao công nghệ sản xuất giống lúa lai F1…

Khó khăn đối với các HTX, các hộ chăn nuôi chính là khâu tiêu thụ sản phẩm, Liên minh thông qua đơn vị thành viên là Công ty TNHH thƣơng mại VIC xây dựng mô hình liên kết “3 nhà” gồm các khâu sản xuất thức ăn, chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm đƣợc các hộ nông dân tích cực tham gia. Công ty nhiều lúc còn tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi bằng hình thức cung ứng trƣớc vật tƣ, sau khi tiêu thụ sản phẩm mới thanh toán tiền mua vật tƣ giúp nhiều trƣờng hợp khó khăn phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống...

Với những kết quả đạt đƣợc ở trên, có thể nói, các HTX nông nghiệp ở Hải Phòng đã đáp ứng ngày một đầy đủ và thỏa mãn tốt hơn nhu cầu, lợi ích của từng xã viên, từng hộ gia đình, đƣợc xã viên hƣởng ứng nhiệt liệt, tham gia phát triển HTX

62

vững mạnh. Bởi HTX nông nghiệp ở Hải Phòng đã biết lấy hộ gia đình làm trung tâm phát triển của mình, biết biến lợi ích riêng thành lợi ích chung, đƣa HTX phát triển và ngày càng có sức mạnh lớn hơn.

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh một số chuyển biến, kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Số lƣợng HTX nông nghiệp có xu hƣớng giảm, tốc độ tăng trƣởng chậm, quy mô nhỏ, số đông các HTX hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, HTX nông nghiệp đang trong tình trạng trì trệ, hoạt động kém hiệu quả lại phải đối mặt với sự cạnh tranh về giá vật tƣ, về khả năng cung ứng mau lẹ so với các thành phần kinh tế khác.

Song song với một số ít HTX làm ăn hiệu quả và có lãi thì vẫn còn không ít HTX làm ăn kém hiệu quả, lợi ích mang lại cho xã viên không nhiều lại chƣa thiết thực. Một số HTX hoạt động đã có lãi, song số lãi không cao, chỉ đủ trang trải cho các khoản chi phí hoặc thậm chí cũng không đủ để trích các quỹ và tích lũy để mở rộng sản xuất.

Những hạn chế đó thể hiện khá rõ trên các mặt sau:

2.3.2.1. Về vốn và tư liệu sản xuất

Vốn quỹ của các HTX nông nghiệp Hải Phòng hình thành chủ yếu từ số vốn đóng góp của xã viên với mức tiền ít ỏi chỉ từ vài chục đến 100 nghìn đồng/xã viên, nên còn rất nhỏ bé (Bảng 2.5). Mặc dù mức vốn góp còn rất nhỏ, song đó là sự thể hiện nhận thức của xã viên về trách nhiệm của mình đối với HTX. Tuy nhiên, việc góp vốn của các xã viên, đặc biệt là ở các HTX nông nghiệp chƣa căn cứ vào nhu cầu hoạt động của HTX, mới chỉ đơn thuần là để thực hiện theo đúng quy định của Luật và bƣớc đầu xác định trách nhiệm của xã viên đối với HTX. Chính vì vậy, lƣợng vốn thực tế của các HTX thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu về vốn để duy trì và phát triển các hoạt động của HTX. Cho đến nay có rất ít HTX nông nghiệp xác định đƣợc lƣợng vốn cần thiết để phát triển và mở rộng các hoạt động của mình.

Số vốn góp nhỏ bé của HTX nông nghiệp Hải Phòng cũng đƣợc thể hiện trong kết quả điều tra của Liên minh HTX Hải Phòng. Tính đến năm 2010 vốn điều

63

lệ bình quân của một HTX nông nghiệp mới chỉ đạt 345,1 triệu đồng, trong khi đó vốn của HTX tiểu thủ công nghiệp là 731,5 triệu đồng, HTX tín dụng là 675,2 triệu đồng. Nguồn vốn hoạt động của HTX chủ yếu dựa vào vốn góp của xã viên, vốn từ tích lũy của HTX còn nhỏ, vốn vay từ ngân hàng còn khó khăn do HTX nông nghiệp không có tài sản thế chấp.

Bảng 2.5: Vốn góp của xã viên trong HTX nông nghiệp

STT Quản trị + Dịch vụ Số ngƣời Cổ phần/ ngƣời Tổng số cổ phần Thành tiền (đơn vị: đồng) 1 Chủ nhiệm 01 20 20 2.000.000 2 Phó Chủ nhiệm 02 18 36 3.600.000 3 Kiểm soát 01 18 18 1.800.000 4 Kế toán trƣởng 01 18 18 1.800.000 5 Kho quỹ 01 16 16 1.600.000 6 Nghiệp vụ 01 16 16 1.600.000 7 Đội trƣởng Dịch vụ 08 10 80 8.000.000 8 Tổ trƣởng Thủy nông 01 10 10 1.000.000

9 Nhân viên Thủy nông 14 2 28 2.800.000

10 Tổ trƣởng điện dân dụng 01 20 20 2.000.000

11 Nhân viện điện 09 20 180 18.000.000

12 Khuyến nông 01 16 16 1.600.000

13 Xã viên 176 01 176 17.600.000

Cộng 217 634 63.400.000

(Nguồn: Điều lệ HTX nông nghiệp Minh Tân, Thủy Nguyên, 1998)

Nhìn vào bảng trên có thể thấy, khi mới thành lập mức góp cổ phần một xã viên là: 100 nghìn đồng/xã viên. Ban quản trị, ban kiểm soát và các cán bộ nghiệp vụ chuyên môn, tùy theo cấp độ phải góp cổ phần trách nhiệm cao hơn xã viên thƣờng. HTX nông nghiệp Minh Tân có tổng số 217 xã viên thì số vốn mà HTX thu đƣợc là: 63.400.000 đồng. Với số vốn ít ỏi này HTX nông nghiệp không biết xoay

64

xở thế nào để đủ mua phân bón, trả tiền bơm nƣớc phục vụ xã viên chứ chƣa nói gì đến đầu tƣ sản xuất, kinh doanh, đổi mới trang thiết bị, áp dụng khoa học công nghệ...

Đã là HTX nông nghiệp thì tƣ liệu sản xuất chính phải là đất đai. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng các HTX nông nghiệp Hải Phòng không có đất đai để tiến hành sản xuất là khá phổ biến. Việc chia ruộng đất cho mỗi hộ nông dân đƣa đến hệ quả là một hộ có nhiều mảnh, nhiều thửa (7-8 mảnh/hộ) thuộc nhiều cánh đồng khác nhau nên quy mô đất đai của mỗi hộ rất nhỏ bé (Bảng 2.6). Điều này gây khó khăn

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Hải Phòng (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)