Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Hải Phòng (Trang 69)

Bên cạnh một số chuyển biến, kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Số lƣợng HTX nông nghiệp có xu hƣớng giảm, tốc độ tăng trƣởng chậm, quy mô nhỏ, số đông các HTX hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, HTX nông nghiệp đang trong tình trạng trì trệ, hoạt động kém hiệu quả lại phải đối mặt với sự cạnh tranh về giá vật tƣ, về khả năng cung ứng mau lẹ so với các thành phần kinh tế khác.

Song song với một số ít HTX làm ăn hiệu quả và có lãi thì vẫn còn không ít HTX làm ăn kém hiệu quả, lợi ích mang lại cho xã viên không nhiều lại chƣa thiết thực. Một số HTX hoạt động đã có lãi, song số lãi không cao, chỉ đủ trang trải cho các khoản chi phí hoặc thậm chí cũng không đủ để trích các quỹ và tích lũy để mở rộng sản xuất.

Những hạn chế đó thể hiện khá rõ trên các mặt sau:

2.3.2.1. Về vốn và tư liệu sản xuất

Vốn quỹ của các HTX nông nghiệp Hải Phòng hình thành chủ yếu từ số vốn đóng góp của xã viên với mức tiền ít ỏi chỉ từ vài chục đến 100 nghìn đồng/xã viên, nên còn rất nhỏ bé (Bảng 2.5). Mặc dù mức vốn góp còn rất nhỏ, song đó là sự thể hiện nhận thức của xã viên về trách nhiệm của mình đối với HTX. Tuy nhiên, việc góp vốn của các xã viên, đặc biệt là ở các HTX nông nghiệp chƣa căn cứ vào nhu cầu hoạt động của HTX, mới chỉ đơn thuần là để thực hiện theo đúng quy định của Luật và bƣớc đầu xác định trách nhiệm của xã viên đối với HTX. Chính vì vậy, lƣợng vốn thực tế của các HTX thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu về vốn để duy trì và phát triển các hoạt động của HTX. Cho đến nay có rất ít HTX nông nghiệp xác định đƣợc lƣợng vốn cần thiết để phát triển và mở rộng các hoạt động của mình.

Số vốn góp nhỏ bé của HTX nông nghiệp Hải Phòng cũng đƣợc thể hiện trong kết quả điều tra của Liên minh HTX Hải Phòng. Tính đến năm 2010 vốn điều

63

lệ bình quân của một HTX nông nghiệp mới chỉ đạt 345,1 triệu đồng, trong khi đó vốn của HTX tiểu thủ công nghiệp là 731,5 triệu đồng, HTX tín dụng là 675,2 triệu đồng. Nguồn vốn hoạt động của HTX chủ yếu dựa vào vốn góp của xã viên, vốn từ tích lũy của HTX còn nhỏ, vốn vay từ ngân hàng còn khó khăn do HTX nông nghiệp không có tài sản thế chấp.

Bảng 2.5: Vốn góp của xã viên trong HTX nông nghiệp

STT Quản trị + Dịch vụ Số ngƣời Cổ phần/ ngƣời Tổng số cổ phần Thành tiền (đơn vị: đồng) 1 Chủ nhiệm 01 20 20 2.000.000 2 Phó Chủ nhiệm 02 18 36 3.600.000 3 Kiểm soát 01 18 18 1.800.000 4 Kế toán trƣởng 01 18 18 1.800.000 5 Kho quỹ 01 16 16 1.600.000 6 Nghiệp vụ 01 16 16 1.600.000 7 Đội trƣởng Dịch vụ 08 10 80 8.000.000 8 Tổ trƣởng Thủy nông 01 10 10 1.000.000

9 Nhân viên Thủy nông 14 2 28 2.800.000

10 Tổ trƣởng điện dân dụng 01 20 20 2.000.000

11 Nhân viện điện 09 20 180 18.000.000

12 Khuyến nông 01 16 16 1.600.000

13 Xã viên 176 01 176 17.600.000

Cộng 217 634 63.400.000

(Nguồn: Điều lệ HTX nông nghiệp Minh Tân, Thủy Nguyên, 1998)

Nhìn vào bảng trên có thể thấy, khi mới thành lập mức góp cổ phần một xã viên là: 100 nghìn đồng/xã viên. Ban quản trị, ban kiểm soát và các cán bộ nghiệp vụ chuyên môn, tùy theo cấp độ phải góp cổ phần trách nhiệm cao hơn xã viên thƣờng. HTX nông nghiệp Minh Tân có tổng số 217 xã viên thì số vốn mà HTX thu đƣợc là: 63.400.000 đồng. Với số vốn ít ỏi này HTX nông nghiệp không biết xoay

64

xở thế nào để đủ mua phân bón, trả tiền bơm nƣớc phục vụ xã viên chứ chƣa nói gì đến đầu tƣ sản xuất, kinh doanh, đổi mới trang thiết bị, áp dụng khoa học công nghệ...

Đã là HTX nông nghiệp thì tƣ liệu sản xuất chính phải là đất đai. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng các HTX nông nghiệp Hải Phòng không có đất đai để tiến hành sản xuất là khá phổ biến. Việc chia ruộng đất cho mỗi hộ nông dân đƣa đến hệ quả là một hộ có nhiều mảnh, nhiều thửa (7-8 mảnh/hộ) thuộc nhiều cánh đồng khác nhau nên quy mô đất đai của mỗi hộ rất nhỏ bé (Bảng 2.6). Điều này gây khó khăn cho HTX trong thực hiện các khâu dịch vụ nhƣ: làm ruộng, làm giống, thủy lợi... cũng nhƣ không thuận tiện cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật, đƣa giống mới năng suất cao vào sản xuất, không đƣa đƣợc máy móc vào sản xuất vì quy mô ruộng đất quá nhỏ bé, gây tổn thất cũng nhƣ chi phí cao trong sản xuất và thu hoạch.

Bảng 2.6: Cơ cấu hộ nông dân theo quy mô đất nông nghiệp

Đơn vị: %

Quy mô đất Năm 1994 Năm 2001 Năm 2006

Hộ không đất 1,15 4,14 4,05

Hộ có đất dƣới 0,5 ha 70,91 64,34 61,02

Hộ có từ 0,5 – 1 ha 16,23 16,42 17,14

Hộ có từ 1 ha trở lên 11,71 15,08 17,80

(Nguồn: Điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2006, Tổng cục Thống kê)

Số liệu trên cho thấy: hộ nông dân có đất dƣới 0,5 ha đang chiếm đa số (61%), bộ phận này không thể có năng suất cao dù sử dụng tối đa khả năng sinh học của đất. Hộ có quy mô đất sản xuất trên 1 ha có tăng song không đáng kể. Bên cạnh đó, nhóm hộ có năng lực tổ chức sản xuất hàng hóa lớn lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Với quy mô đất nhƣ vậy thì sản xuất hàng hóa của mỗi hộ nông dân nói riêng và của cả khu vực nông thôn nói chung hầu nhƣ là không có; hạn chế khả năng gia tăng sản lƣợng sản phẩm hàng hóa và năng suất lao động, sản phẩm làm ra không tập trung, chất lƣợng không cao và số lƣợng ít nên không thể đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng. Điều này đƣa đến yêu cầu cấp bách là phải đẩy mạnh tích tụ và tập trung ruộng đất.

65 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vì vậy, vấn đề chuyển đổi ruộng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất mới cho hộ nông dân phù hợp với diện tích mới sau khi “dồn điền đổi thửa” và quy hoạch đồng ruộng đang trở thành yêu cầu bức thiết hiện nay.

2.3.2.2. Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Hiện nay, thêm một khó khăn, bế tắc nữa của các HTX nông nghiệp Hải Phòng là không đƣợc sở hữu mặt bằng, tài sản và chậm đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây có thể coi là rào cản lớn nhất làm cho các HTX khó mở rộng phát triển sản xuất. Qua tìm hiểu thực tế, toàn thành phố hiện nay có 173 HTX nông nghiệp nhƣng chƣa HTX nào đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tài sản, đất đai của các HTX vẫn do UBND xã quản lý. Vì vậy, khả năng tài sản, đất đai của HTX bị trƣng dụng, bố trí vào việc khác là khó tránh khỏi.

Từ năm 2007, HTX nông nghiệp Thiên Hƣơng (Thủy Nguyên) đƣợc giao quản lý kho lạnh bảo quản khoai tây giống, HTX làm đơn xin đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu vực kho lạnh, vừa làm trụ sở hoạt động vừa để phục vụ sản xuất do trụ sở làm việc của HTX mới bị trƣng dụng làm nhà văn hóa thôn. HTX nộp hồ sơ từ lâu nhƣng đợi mãi vẫn chỉ nhận đƣợc câu trả lời chung chung là thành phố chƣa duyệt. Một trƣờng hợp khác là HTX Tam Đa (Vĩnh Bảo) cũng làm hồ sơ xin cấp 400 m2 đất để làm nhà kho, mở rộng hoạt động sản xuất, nhƣng chờ mãi vẫn không đƣợc giải quyết. Chính từ nguyên nhân này, nhiều HTX có hƣớng phát triển sản xuất lớn nhƣng không dám đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất khi chƣa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chƣa có sổ đỏ.

Vậy, vấn đề quan trọng lúc này là phải tạo điều kiện thuận lợi về đất đai cũng nhƣ cơ sở vật chất cho các HTX hoạt động, chứ đừng “làm khó thêm kẻ khó”.

2.3.2.3. Về trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý HTX

HTX nông nghiệp hoạt động mạnh hay yếu lệ thuộc rất nhiều vào năng lực, trình độ và sự nhiệt tình của đội ngũ cán bộ. Mặc dù bộ máy quản lý HTX nông nghiệp ở Hải Phòng hiện nay đƣợc tổ chức gọn nhẹ, cán bộ có uy tín nhiệt tình, song năng lực chuyên môn nghiệp vụ lại rất hạn chế. Lực lƣợng chủ nhiệm HTX đa

66

phần là lớn tuổi, trình độ thấp, năng lực yếu, làm việc không hiệu quả, chủ yếu dựa theo kinh nghiệm (Bảng 2.7).

Bảng 2.7: Trình độ của cán bộ chủ chốt trong HTX nông nghiệp

Đơn vị: %

Trình độ Chủ nhiệm Trƣởng ban

kiểm soát Kế toán trƣởng

Đại học – Cao đẳng 18,1 5,2 6,2

Trung cấp 34,5 6,4 39,5

Sơ cấp 15,3 3,0 25,0

Không đƣợc đào tạo 32,1 85,4 29,3

(Nguồn: Báo cáo tổng kết KTHT, HTX thành phố Hải Phòng, 2008)

Số Chủ nhiệm HTX chƣa đƣợc qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ cao, hơn trình độ xã viên không đáng kể, dẫn đến khả năng tiếp cận chủ trƣơng, chính sách còn hạn chế, cũng nhƣ tính năng động với thị trƣờng là không có, không thể thích ứng đƣợc với những sự thay đổi nhanh chóng của thời kỳ mới.

Bên cạnh đó, công tác đào tạo cho các cán bộ chủ chốt còn hạn chế. Đa số cán bộ chỉ đƣợc đào tạo qua các khóa tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn ngắn ngày và ít có điều kiện đƣợc đi tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình HTX mới điển hình tiên tiến. Tình trạng Chủ nhiệm HTX vừa đƣợc đào tạo lại chuyển sang làm công tác chính quyền để có chế độ ổn định hơn diễn ra khá phổ biến. Lƣơng bổng cho đội ngũ cán bộ quản lý HTX còn thấp, đó cũng là nguyên nhân ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng quản lý, điều hành HTX và rất khó thu hút đƣợc cán bộ trẻ có năng lực và trình độ về làm việc cho HTX.

Hệ thống kế toán tài chính chƣa minh bạch hoặc không theo luật định cũng là một trong những hạn chế không nhỏ ở nhiều HTX nông nghiệp. Tính đến thời điểm này, mới có 25% số HTX mở tài khoản tại ngân hàng, 154 HTX (36%) đăng ký mã số thuế, do đó năng lực giao dịch còn thấp, gây khó khăn trong tiếp cận các nguồn vốn tín dụng.

67

Những khó khăn trên ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng hoạt động của HTX: số lƣợng HTX khá giỏi tăng chƣa nhiều, nhiều HTX hoạt động cầm chừng và yếu kém đi; không ít HTX mới chỉ làm đƣợc dịch vụ đầu vào, còn bỏ trống khâu chế biến, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp tín dụng cho xã viên, chƣa mạnh dạn thực hiện liên doanh, liên kết để mở thêm nhiều ngành nghề mới.

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Hải Phòng (Trang 69)