Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đƣa đến các mối quan hệ kinh tế song phƣơng và đa phƣơng của Việt Nam sẽ ngày càng mở rộng với tốc độ nhanh chóng và mạnh mẽ. Việt Nam sẽ tận dụng đƣợc nhiều cơ hội phát triển mới đồng thời phải đối mặt và vƣợt qua nhiều thách thức mới. Trong bối cảnh đó, việc nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và các tổ chức kinh tế nói riêng, trong đó có HTX là đặc biệt quan trọng.
Hiện tại, các HTX nông nghiệp kiểu mới ở Hải Phòng đang đứng trƣớc những thời cơ và thách thức mới khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO). Việt Nam tiếp tục mở cửa và cải cách nền kinh tế để hoàn tất các cam kết theo Nghị định thƣ gia nhập WTO. Xu thế hội nhập buộc mô hình HTX nông nghiệp Hải Phòng phải sớm đổi mới thêm một lần nữa để tự tin bƣớc ra “sân chơi” mới.
Ngoài yêu cầu phải cải thiện kết cấu hạ tầng nông thôn để tăng liên kết nông thôn - thành thị, thu hút đầu tƣ công nghiệp về nông thôn... thì công tác quy hoạch, xây dựng phƣơng án sản xuất kinh doanh của HTX, đổi mới các hoạt động dịch vụ của HTX (dịch vụ chế biến, tiêu thụ nông sản, giống và các tiến bộ kỹ thuật, tín dụng...) phải đƣợc tính đến. Ngƣời xã viên và nông dân không thể “lớn mạnh” nếu ở mỗi HTX không chú trọng khâu hợp tác nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ, khuyến nông, marketing sản phẩm mới... Nói một cách dễ hiểu, HTX nông nghiệp Hải Phòng không chỉ “dừng” mãi ở dịch vụ bơm nƣớc, làm đất, cung ứng vật tƣ... mà phải hƣớng mạnh đến việc bảo quản, chế biến sau thu hoạch, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng nội địa và phục vụ xuất khẩu.
73
Đã đến lúc các HTX nông nghiệp Hải Phòng cần phải “thay máu” mới có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu gay gắt của thời kỳ hội nhập. Bởi, gia nhập vào nền kinh tế thế giới cũng đồng nghĩa với việc khu vực kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX phải gánh chịu những sức ép và thách thức lớn hơn nhiều so với khu vực kinh tế tƣ nhân và khu vực kinh tế nhà nƣớc. Rủi ro chắc chắn sẽ gia tăng và một bộ phận không nhỏ trong thành phần kinh tế này đã rơi vào tình trạng khó khăn do tác động của cạnh tranh kinh tế gây ra.
Những đòi hỏi “sống còn” này dƣờng nhƣ quá sức đối với các HTX nông nghiệp Hải Phòng. Do vậy, bên cạnh sự nỗ lực vƣơn lên của chính bản thân mỗi HTX nông nghiệp, cũng rất cần sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, của chính quyền thành phố Hải Phòng, của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội, đặc biệt là sự giúp đỡ để họ có thể tự giác liên kết lại với nhau thành cộng đồng dƣới các hình thức hợp tác đa dạng trên cơ sở tự nguyện và cùng có lợi. Chỉ có nhƣ vậy, họ mới đủ sức trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình tiến ra thị trƣờng đang hội nhập ngày một sâu rộng hơn. Vì thế, có thể coi các hình thức hợp tác giản đơn và HTX nông nghiệp chính là những nhịp cầu giúp ngƣời nông dân hòa nhập với sự phát triển chung của toàn xã hội.