Thực trạng HTX nông nghiệp Hải Phòng từ khi ban hành Luật HT

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Hải Phòng (Trang 54)

HTX (1996) đến nay

Có thể nói rằng sự ra đời của Luật HTX tháng 3 năm 1996 và Luật HTX sửa đổi năm 2003, là kết quả của một quá trình liên tục đổi mới tƣ duy, nhận thức lại về mô hình HTX đích thực với những nguyên tắc cơ bản của nó. Điều này đã tạo ra động lực, tạo ra sức sống mới cho khu vực KTHT, HTX của cả nƣớc nói chung và Hải Phòng nói riêng. Số lƣợng HTX nông nghiệp Hải Phòng tuy tăng không nhiều, nhƣng đã từng bƣớc đƣợc củng cố về chất, lấy lại uy tín và vai trò đối với ngƣời lao động, trên cơ sở đó phát triển và ngày càng thu hút các đối tƣợng khác nhau tham gia, không chỉ là ngƣời lao động nhƣ những năm trƣớc khi có luật. Tạo ra những HTX kiểu mới, đích thực, thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các hoạt động của mình nhƣ các loại hình tổ chức kinh tế khác và những HTX này có động lực, mạnh dạn tham gia thị trƣờng để phát triển trong điều kiện mới.

Nhận thức đƣợc vị trí, tầm quan trọng của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trƣờng, cũng nhƣ vai trò đặc biệt của thành phần kinh tế này đối với những ngƣời lao động nhỏ lẻ, hộ gia đình nên từ khi Luật HTX ra đời, Thành ủy và chính quyền thành phố Hải Phòng rất sát sao chỉ đạo thực hiện các biện pháp phát triển kinh tế tập thể. HTX, nòng cốt của kinh tế tập thể, vì thế cũng có điều kiện phát triển về mọi mặt, từ hình thức, quy mô, ngành nghề, lĩnh vực hoạt động đến chất lƣợng và hiệu quả hoạt động.

Thực hiện nghị quyết số 13-NQ/TW, hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 5 (khóa IX) về “Tiếp tục đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”, nghị quyết 17-NQ/TW ngày 5/5/1999 và NQ số 08-NQ/TW ngày 21/5/2002 của Ban Thƣờng vụ Thành ủy, KTHT, HTX ở Hải Phòng thực sự đã có những chuyển biến mới đáng khích lệ.

48

Theo thống kê của các ngành, các quận, huyện năm 2004 Hải Phòng có 483 HTX, trong đó có: 178 HTX nông nghiệp, 12 HTX thủy sản, 40 HTX thƣơng mại dịch vụ, 26 Quỹ tín dụng, 197 HTX Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, 13 HTX xây dựng, vận tải và 17 HTX thuộc các loại lĩnh vực khác. Tuy nhiên, tính đến 30/12/2010, toàn thành phố có 420 đơn vị kinh tế tập thể, trong đó: 173 HTX nông nghiệp, 08 HTX thủy sản, 113 HTX công nghiệp – thủ công nghiệp, 10 HTX xây dựng, 44 HTX thƣơng mại – dịch vụ, 22 HTX giao thông vận tải, 26 Quỹ tín dụng nhân dân, 33 HTX ngành nghề khác và 01 liên hiệp HTX.

Hầu hết các HTX đã thực hiện chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX 2003. Nhiều HTX đã tìm đƣợc hƣớng đi đúng đắn và có những bƣớc phát triển vƣợt bậc do có phƣơng án sản xuất kinh doanh hợp lý, sản phẩm phù hợp, đƣợc thị trƣờng và khách hàng chấp nhận. Số HTX làm ăn khá có mức tăng trƣởng từ 10 – 15%. Các HTX (chuyển đổi hay thành lập mới) đƣợc củng cố về tổ chức quản lý, về năng lực hoạt động, về trách nhiệm hai chiều giữa xã viên và HTX, dần khắc phục tình trạng thua lỗ kéo dài.

Căn cứ vào nội dung cũng nhƣ phƣơng thức hoạt động, có thể thấy các HTX nông nghiệp ở Hải Phòng trong những năm vừa qua hoạt động chủ yếu theo 3 mô hình sau:

2.2.2.1. Mô hình dịch vụ hỗ trợ

Đây là mô hình mà đa số các HTX nông nghiệp của Hải Phòng đang tổ chức thực hiện. Theo mô hình này, HTX làm một số khâu mà xã viên làm riêng rẽ không hiệu quả, nhƣ làm dịch vụ thuỷ lợi, dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ khuyến nông, hƣớng dẫn khoa học kỹ thuật, dịch vụ làm đất, bảo vệ nội đồng, cung ứng vật tƣ... Mô hình HTX dịch vụ hỗ trợ khá phổ biến vì nó giảm đƣợc chi phí sản xuất cho hộ xã viên, bảo đảm các quyền tự chủ của xã viên và mở ra nhiều cơ hội tiếp cận thị trƣờng.

Bƣớc đầu, các HTX hoạt động theo mô hình dịch vụ hỗ trợ cũng đã có sự gắn kết giữa “bốn nhà”: nhà nông, Nhà nƣớc, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp. Các hoạt động liên doanh, liên kết để cung ứng vật tƣ, tiêu thụ sản phẩm và chuyển

49

giao công nghệ vì thế cũng đƣợc hình thành và có xu hƣớng tăng nhanh. Ở Hải Phòng, khi nói tới mô hình này không thể không nhắc tới HTX nông nghiệp kiểu mới Cấp Tiến.

Cấp Tiến là xã thuần nông ở huyện Tiên Lãng, với diện tích 722,35 ha đất nông nghiệp, hơn 7.000 nhân khẩu trong đó có 3.524 lao động tại địa phƣơng. Trong những năm qua, Cấp Tiến luôn chủ động khai thác thế mạnh về tài nguyên đất đai, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giúp các hộ nông dân thoát nghèo và vƣơn lên trong cuộc sống.

Trong đó, vai trò của HTX dần đƣợc khẳng định sau khi kiện toàn theo mô hình HTX kiểu mới theo Luật HTX năm 2003, xác định rõ phƣơng thức hoạt động phù hợp với thực tế. Ban lãnh đạo HTX đề ra phƣơng hƣớng nâng cao chất lƣợng hoạt động dịch vụ sản xuất nông nghiệp, làm tiền đề phát triển, huy động xã viên và các hộ nông dân tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang sản xuất hàng hóa, trên cơ sở chọn khâu đột phá là tìm các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất.

Trên cơ sở diện tích đất nông nghiệp hiện có, HTX xác định phƣơng án kinh doanh, thực hiện 7 khâu dịch vụ cho xã viên, gồm: các khâu tƣới tiêu, thủy lợi nội đồng; giống cây trồng, vật nuôi; bảo vệ thực vật; ứng dụng khoa học kỹ thuật; bao tiêu đầu ra cho hàng nông sản; dịch vụ điện và dịch vụ một phần khâu làm đất.

Dịch vụ tƣới tiêu luôn đƣợc HTX chủ động thực hiện, đáp ứng yêu cầu thâm canh 2 vụ lúa, sản xuất vụ đông, sản xuất cây màu chuyển đổi vụ xuân. HTX triển khai khá hiệu quả dịch vụ bảo vệ thực vật, qua đó, tổ dịch vụ bảo vệ thực vật HTX thƣờng xuyên bám sát đồng ruộng dự tính dự báo tình hình sâu bệnh, hƣớng dẫn qui trình phòng trừ kịp thời. Vì thế, sản xuất ở HTX đƣợc bảo đảm an toàn, không bị sâu bệnh phá hoại làm ảnh hƣởng đến năng suất, chất lƣợng sản phẩm cây trồng. Dịch vụ làm đất đáp ứng yêu cầu của sản xuất theo đúng thời vụ trong qui trình kỹ thuật đề ra, đảm bảo chất lƣợng và giá cả hợp lý, luôn thấp hơn mặt bằng thị trƣờng.

Dịch vụ điện là một trong những dịch vụ đáng chú ý của HTX. Hiện HTX quản lý và cung cấp điện trên hệ thống lƣới điện có tổng chiều dài hơn 40 km.

50

Đƣờng dây hạ thế trong HTX đƣợc đầu tƣ tu bổ thƣờng xuyên, bảo đảm cấp điện liên tục và an toàn cho 100% hộ xã viên trong HTX. HTX trực tiếp quản lý công tơ hộ sử dụng điện, đáp ứng yêu cầu sản xuất và sinh hoạt, nâng cao chất lƣợng đời sống cho xã viên.

HTX phân vùng và huy động tổng hợp các nguồn vốn đầu tƣ nhằm cải tạo hệ thống kênh mƣơng nội đồng, chủ động nguồn nƣớc tƣới, tiêu. Bảo đảm khâu dịch vụ thủy lợi, HTX có điều kiện vận động các hộ nông dân đƣa các loại giống lúa mới năng suất cao vào gieo cấy, tăng năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế.

HTX quy hoạch vùng đất trồng rau màu, tăng hệ số quay vòng đất theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Thể hiện rõ vai trò thông qua việc đảm trách các khâu dịch vụ, HTX chủ động lo cho xã viên, các hộ nông dân về vật tƣ, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo phƣơng thức ứng trƣớc cho các hộ khó khăn để bảo đảm tính “đồng đều tƣơng đối” trong chăm sóc cây trồng và con vật nuôi. HTX chủ động liên hệ với các đơn vị chuyên ngành kỹ thuật chuyển giao công nghệ giúp các hộ nông dân phát triển sản xuất nấm thƣơng phẩm và trong 3 năm qua, đã trở thành một nghề mới đem lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ dân ở địa phƣơng.

HTX kết hợp với Công ty TNHH Thƣơng mại VIC tổ chức các đợt tập huấn cho xã viên và hộ nông dân về kỹ thuật và công nghệ ủ men lỏng thức ăn chăn nuôi, giúp các hộ nông dân về vốn, thức ăn chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm. Ổn định đƣợc “đầu ra”, xã viên và các hộ dân yên tâm đầu tƣ phát triển nghề chăn nuôi, tăng thu nhập. Năm 2009, bình quân thu nhập của Cấp Tiến đạt 12,9 triệu đồng/ngƣời/năm.

Qua đó, HTX khẳng định vai trò và có những đóng góp tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phƣơng. HTX Cấp Tiến đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh HTX Việt Nam, UBND thành phố tặng cờ, bằng khen.

2.2.2.2. Mô hình HTX vừa dịch vụ vừa kinh doanh tổng hợp

Đây là mô hình có sự kết hợp giữa dịch vụ với sản xuất, chế biến nông sản (chủ yếu vẫn ở dạng sơ chế), phát triển ngành nghề, kinh doanh thƣơng mại, xây dựng. Các HTX này huy động đƣợc vốn đầu tƣ lớn, có phƣơng án sản xuất kinh

51

doanh khả thi, giải quyết đƣợc nhiều việc làm cho các hộ xã viên. Nói đến mô hình hoạt động này không thể không kể đến HTX Lại Xuân (Thủy Nguyên).

Lại Xuân là một trong 6 xã miền núi, nằm ở phía Bắc huyện Thủy Nguyên. Diện tích tự nhiên là 1.025 ha với dân số là 9.850 ngƣời. HTX nông nghiệp Lại Xuân là một đơn vị kinh tế tập thể, đƣợc thành lập theo HTX từ tháng 5 năm 1997 với 63 xã viên. Đƣợc thừa kế cơ sở vật chất của HTX nông nghiệp cũ. Tổng số vốn kiểm kê tài sản cố định do HTX nông nghiệp cũ giải thể, đƣợc UBND xã bàn giao lại là 280 triệu đồng. Nhiệm vụ chính của HTX là: dịch vụ nông nghiệp, chăn nuôi; kinh doanh dịch vụ điện và sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng.

Với 13 năm hoạt động, HTX đã phát triển lớn mạnh về mọi mặt, góp phần phát triển kinh tế của địa phƣơng, đến nay số xã viên đã là 350 ngƣời. Tài sản phục vụ sản xuất nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ điện, khai thác vật liệu xây dựng đã tăng hơn 5 tỷ đồng. Kết quả hoạt động đƣợc thể hiện ở các mặt sau:

Về dịch vụ nông nghiệp, chăn nuôi, HTX đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chủ động liên hệ với các đơn vị đầu tƣ nhƣ công ty TNHH Charoen Pokphand Vietnam (CP Gruop). Trên cơ sở đó, HTX đã tiếp nhận chƣơng trình tạo điều kiện cho xã viên nuôi gà công nghiệp với 9 trang trại hậu bị, tổng số gia cầm là 3 vạn con/lứa, 3 lứa/năm. HTX triển khai nhiều mô hình nhƣ nuôi cá rô phi đơn tính bằng hình thức công nghiệp hiệu quả cao, tiếp cận và đƣa đƣợc trên 4 ha măng điền trúc vào địa phƣơng; chuyển đổi 30 ha ruộng trũng cấy lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản. HTX chủ động làm dịch vụ nông nghiệp nhƣng không lấy lợi nhuận làm mục tiêu mà chủ yếu nhằm giúp cho xã viên và hộ nông dân.

Bảng 2.1: Doanh thu và lợi nhuận từ dịch vụ nông nghiệp

Năm Doanh thu Lợi nhuận

2006 240.551.000đ 3.009.000đ

2007 240.837.000đ 3.147.000đ

2008 243.621.000đ 2.258.000đ

2009 272.647.000đ 3.851.000đ

52

Về kinh doanh vật liệu xây dựng, trên cơ sở tiềm năng thế mạnh của Lại Xuân là nguồn nguyên liệu đá vôi cũng nhƣ nắm bắt đƣợc nhu cầu của thị trƣờng về tiêu thụ vôi qua chế biến thành nhiều chủng loại nhƣ: bột nhẹ, vôi nghiền nhỏ để ủ trong công nghiệp tôi thép, xử lý nƣớc sạch thủy sản, nông nghiệp... HTX nông nghiệp Lại Xuân đã phối hợp cùng công ty thành viên ký hợp đồng cung ứng hàng chục nghìn tấn vôi/năm cho thị trƣờng miền Nam.

Tháng 8/2002, do yêu cầu phát triển sản xuất, HTX nông nghiệp Lại Xuân đã thành lập thêm một đơn vị thành viên là HTX Cƣờng Thịnh chuyên làm nhiệm vụ khai thác, chế biến vật liệu xây dựng và sản xuất, chế biến vôi công nghiệp. Do sự chuyên môn hóa, nhiều vấn đề về vốn, tổ chức sản xuất, quan hệ thị trƣờng, đầu ra cho sản phẩm đƣợc giải quyết hợp lý; sản lƣợng và doanh thu của HTX vì thế mà tăng nhanh. Năm 2009, tổng số lao động cũng tăng lên 2.900 ngƣời, trong đó có 280 xã viên, thu nhập từ 1.500.000 – 2.200.000 đồng/tháng.

Bảng 2.2: Doanh thu từ kinh doanh vật liệu xây dựng

Năm Sản lƣợng (đơn vị: m3 ) Doanh thu (đơn vị: đồng) Lợi nhuận (đơn vị: đồng) 2006 304.650 5.483.700.000 301.008.000 2007 360.130 6.482.340.000 338.228.000 2008 627.510 10.440.160.000 535.873.000 2009 668.280 23.188.673.392 628.032.858

(Nguồn: Báo cáo của HTX nông nghiệp Lại Xuân, 2010)

Đến nay, cơ sở vật chất cho hoạt động khai thác, chế biến, tiêu thụ vật liệu xây dựng do HTX quản lý bao gồm: 70 máy khoan đá, 70 máy ép hơi, 250 xe công nông, 6 ô tô tải, 8 máy xúc, 4 máy xúc lật, 2 máy nghiền đá công suất lớn, 70 máy xay mini, 3 cầu rót đá, 34 thuyền trọng tải 100 - 300 tấn, 38 lò nung vôi, cơ sở hạ tầng trạm điện, đƣờng vận chuyển... tổng giá trị tài sản lên tới khoảng 60 tỷ đồng.

Về kinh doanh dịch vụ điện, HTX tổ chức thành lập ban điện xã và tuyển dụng nhân viên điện theo đúng quy định của ngành điện. HTX nông nghiệp Lại Xuân đã huy động vốn xây dựng 5 trạm biến áp và đƣờng dây trung thế, xây lắp

53

mới lƣới điện hạ thế toàn xã để phục vụ kinh doanh dịch vụ, không vƣợt quá giá trần của Chính phủ quy định. Kết quả kinh doanh đạt đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh dịch vụ điện

Năm Sản lƣợng (đơn vị: kW) Doanh thu (đơn vị: đồng) Lợi nhuận (đơn vị: đồng) 2007 1.539.935 801.583.000 45.591.500 2008 1.936.396 1.071.082.000 42.807.000 2009 2.197.661 1.892.505.392 42.400.018

(Nguồn: Báo cáo của HTX nông nghiệp Lại Xuân, 2010)

Ngoài ra, HTX còn hỗ trợ các hộ nông dân quy hoạch vùng chuyên canh, đƣa giống mới vào đồng ruộng; tổ chức cho hơn 1000 nông dân đi học tập, tham quan các mô hình mới điển hình tiên tiến. HTX đầu tƣ từ 80 đến 100 triệu đồng thực hiện kiên cố hóa kênh mƣơng, làm bờ vùng bờ thửa, làm đƣờng nội đồng. HTX còn tham gia đóng góp vốn đối ứng làm đƣờng bê tông liên thôn, xã, hệ thống truyền thanh, điện thắp sáng công cộng. HTX nông nghiệp Lại Xuân cũng tham gia quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ phòng chống lụt bão, quỹ xóa nhà tranh vách đất với số tiền trên 400 triệu đồng.

2.2.2.3. Mô hình HTX nông nghiệp chuyên sâu, chuyên ngành

HTX hoạt động theo mô hình này tập trung đầu tƣ chuyên sâu vào các sản phẩm nông nghiệp có chất lƣợng và hàm lƣợng công nghệ cao nhƣ: trồng hoa cây cảnh, sản xuất rau an toàn, tiêu thụ nông sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm... Điển hình cho mô hình này là: HTX chăn nuôi lợn Việt Tiến (Vĩnh Bảo), HTX sản xuất lúa giống Tân Viên (An Lão), HTX chế biến nông sản Nam Sơn (An Dƣơng)...

Đƣợc thành lập vào năm 2005 trong khuôn khổ đề án phát triển các HTX chuyên ngành của huyện Vĩnh Bảo, HTX chuyên ngành chăn nuôi lợn Việt Tiến là một trong số những HTX chuyên ngành đầu tiên của huyện Vĩnh Bảo và thành phố Hải Phòng. Thời gian đầu khi mới thành lập, HTX Việt Tiến có 45 xã viên với tổng vốn điều lệ là 90 triệu đồng, tƣơng đƣơng 2 triệu đồng/xã viên. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị gần nhƣ là con số không, thậm chí không có cả trụ sở để hoạt động. Bộ máy

54

quản lý HTX chủ yếu là do xã viên vận động và bầu ra để đảm bảo theo đúng điều lệ, 100% thành viên Ban chủ nhiệm có trình độ trung học trở xuống và hầu hết đã lớn tuổi. Đây thực sự là những khó khăn vô cùng to lớn đối với HTX Việt Tiến vào thời điểm đó.

Giai đoạn 2005-2007, hoạt động chủ yếu của HTX Việt Tiến là cung cấp dịch vụ cho xã viên nhƣ: cung cấp thuốc thú y, cung cấp thức ăn cho lợn và một phần nhỏ con giống cho xã viên. Các hoạt động này đơn lẻ, không có kế hoạch lâu

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Hải Phòng (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)