HTX Nông nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Hải Phòng (Trang 27)

1.1.2.1. Khái niệm

Tại điều 1, chƣơng 1 của Điều lệ mẫu HTX Nông nghiệp đã ghi rõ: Hợp tác

xã Nông nghiệp là tổ chức kinh tế tự chủ, do nông dân và những người lao động có

nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình của xã viên và kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và kinh doanh các ngành nghề khác ở nông thôn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Theo khái niệm này, HTX Nông nghiệp cũng là một tổ chức kinh tế, do nông dân và những ngƣời lao động – là ngƣời ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động – lập ra theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, họ phải có chung nhu cầu, lợi ích và tự nguyện góp vốn, góp sức với nhau.

Mục đích của HTX Nông nghiệp: Một là, hƣớng đến thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình của xã viên. Hai là, kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; kinh doanh các ngành nghề khác ở nông thôn nhƣng là để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Tóm lại, hiểu một cách đơn giản, HTX nông nghiệp chính là tổ chức kinh tế do những ngƣời nông dân tự nguyện thành lập nhằm mục đích trợ giúp các hoạt động nông nghiệp của họ thông qua việc cung cấp các dịch vụ giá rẻ do lợi thế về quy mô và phân công chuyên môn hóa lao động, dựa trên nền tảng kinh tế của hộ nông dân, mà đa số họ là những ngƣời yếu thế về trình độ học vấn, trình độ kỹ thuật – công nghệ và khả năng hạn hẹp về vốn; theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi và cần có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc. Đây là nét khác cơ bản với kiểu góp vốn của công ty TNHH hay công ty cổ phần.

21

1.1.2.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX nông nghiệp

1) Tự nguyện gia nhập và ra hợp tác xã: tất cả nông dân và những ngƣời lao

động có đủ điều kiện theo quy định của Luật HTX, tán thành Điều lệ HTX nông nghiệp, đều có thể trở thành xã viên HTX nông nghiệp. Và, xã viên cũng có quyền ra khỏi HTX theo quy định của Điều lệ của từng HTX nông nghiệp.

HTX là tổ chức tự nguyện và mở đối với mọi thành viên mong muốn sử dụng dịch vụ của HTX, sẵn sàng chấp thuận các trách nhiệm khi là thành viên của HTX, không phân biệt giới tính, chủng tộc, chính trị, tôn giáo... Theo nguyên tắc này, việc gia nhập HTX của mỗi cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân là hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện, không chịu sự cƣỡng chế hay sức ép của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Mọi cá nhân, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, thành phần giai cấp, mọi hộ gia đình, mọi pháp nhân có đủ điều kiện theo quy định của Luật HTX, tán thành.

HTX do chính các xã viên góp vốn lập ra, nhằm đáp ứng những yêu cầu chung, lợi ích chung do chính mình đặt ra. Do đó, HTX là của xã viên và vì xã viên. Yếu tố tự nguyện sẽ quyết định mọi sự thành bại trong tổ chức quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX. Mọi sự ép buộc đều làm suy giảm tính tích cực, chủ động, sáng tạo của xã viên đối với việc xây dựng HTX.

2) Quản lý dân chủ và bình đẳng: Xã viên HTX Nông nghiệp có quyền tham

gia quản lý; kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của HTX và có quyền ngang nhau trong biểu quyết. Xã viên có quyền bàn bạc nhƣ nhau về việc thực hiện phƣơng án hoạt động của HTX sao cho có hiệu quả nhất trong việc đáp ứng nhu cầu chung của họ. Và mỗi xã viên đều có một phiếu biểu quyết có giá trị ngang nhau.

3) Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi. HTX Nông nghiệp xét cho cùng cũng

là tổ chức kinh tế tự quản của xã viên, mang lại lợi ích cho xã viên, tự chủ về tài chính thì đƣơng nhiên phải tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh của mình. HTX tự quyết định về phân phối thu nhập, bảo đảm HTX và xã viên cùng có lợi.

4) Việc chia lãi phải bảo đảm kết hợp lợi ích của xã viên và sự phát triển của

22

quỹ của HTX, phần còn lại chia cho xã viên theo vốn góp, công sức đóng góp, theo

mức độ sử dụng dịch vụ của HTX và do Đại hội xã viên quyết định. Hay nói cách

khác, tất cả lợi ích của HTX đều thuộc về xã viên và lợi ích đƣợc phân phối công bằng theo nhiều sự đóng góp khác nhau mà không phải theo chủ nghĩa bình quân hay cào bằng.

5) Hợp tác và phát triển cộng đồng. Xã viên phải phát huy và nâng cao ý thức hợp tác trong HTX và trong cộng đồng xã hội; hợp tác giữa các HTX trong nƣớc và ngoài nƣớc theo quy định của pháp luật. HTX nếu rời rạc, đơn lẻ, thiếu sự hợp tác, liên kết thì sẽ yếu kém, thiếu sức cạnh tranh. HTX chỉ thực sự mạnh và mạnh hơn nữa nếu chúng đƣợc liên kết với nhau trên cơ sở đáp ứng hiệu quả cao hơn nhu cầu chung của các HTX thành viên.

Ngoài ra, HTX phải đảm bảo sự phát triển cộng đồng thành viên của mình thông qua các chính sách do chính thành viên HTX quyết định, bao gồm các hoạt động phúc lợi, hoạt động văn hóa, xã hội nhằm cải thiện mọi mặt đời sống của các thành viên và cộng đồng xã viên HTX cũng nhƣ góp phần phát triển đời sống cộng đồng dân cƣ tại địa bàn.

Theo Liên minh HTX quốc tế (ICA): bảy nguyên tắc của HTX, sửa lại năm 1995 là:

1. Là tổ chức tự nguyện và mở cho mọi ngƣời gia nhập;

2. Là tổ chức dân chủ, do xã viên kiểm soát, mỗi ngƣời một phiếu;

3. Xã viên đóng góp công bằng và kiểm tra vốn dân chủ. Vốn đƣợc trả lãi

hạn chế. Việc trả lãi cho vốn và cho lao động phải công bằng để khuyến khích việc góp vốn. Tiền thừa đƣợc sử dụng để: chia cho xã viên theo khối lƣợng dịch vụ, tài trợ cho các hoạt động đƣợc thông qua;

4. Là tổ chức tự trị và độc lập với Chính phủ (mặc dù Chính phủ trợ cấp và

hỗ trợ cho HTX);

5. Xã viên đƣợc giáo dục, đào tạo và thông tin;

6. Các HTX phải hợp tác với nhau và với các tổ chức khác;

7. HTX hoạt động cho sự phát triển bền vững của cộng đồng qua chính sách đƣợc xã viên thông qua.

23

1.1.2.3. Mô hình hoạt động của HTX nông nghiệp

Trƣớc đây, HTX nông nghiệp là hợp tác toàn diện kể cả ở khâu canh tác, nhƣng sau khi chuyển đổi, HTX nông nghiệp chuyển thành HTX dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp. Cùng với đà phát triển, các HTX nông nghiệp ngày một mở rộng hơn các loại hình dịch vụ để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu xã viên.

Thứ nhất là mô hình dịch vụ hỗ trợ hay HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp. Đa số các HTX nông nghiệp đƣợc tổ chức theo mô hình này, theo đó, tùy vào yêu cầu của xã viên và khả năng thực hiện của HTX mà các HTX tổ chức ít hay nhiều khâu dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp. HTX chuyên làm dịch vụ kinh tế hộ - đó là các dịch vụ thiết yếu mà xã viên có nhu cầu thực sự: “80,5% HTX làm dịch vụ thủy lợi, 57% dịch vụ bảo vệ thực vật, 46,2% dịch vụ cung ứng vật tƣ, phân bón; 46,3% dịch vụ khuyến nông; 43,2% dịch vụ điện; 38% dịch vụ khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, 15% dịch vụ tiêu thụ sản phẩm” [14, tr.367]. Mục tiêu chính của các hoạt động dịch vụ là hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh của các hộ xã viên.

Thứ hai, mô hình HTX vừa dịch vụ vừa kinh doanh tổng hợp hay HTX nông nghiệp đa chức năng. Cùng với việc triển khai đa dạng các dịch vụ nông nghiệp, HTX đã chuyển mạnh sang phát triển sản xuất, kinh doanh ở các lĩnh vực khác nhƣ: tổ chức chế biến nông sản, phát triển ngành nghề, kinh doanh thƣơng mại, xây dựng, đầu tƣ liên doanh với các doanh nghiệp khác... Bởi xu thế chung của các HTX nông nghiệp hiện nay là tăng cƣờng các hoạt động dịch vụ, từ phục vụ sản xuất nông nghiệp sang dịch vụ đời sống xã viên, đến phát triển ngành nghề tín dụng nội bộ... Mô hình này đã huy động đƣợc vốn đầu tƣ lớn; có phƣơng án sản xuất, kinh doanh khả thi; giải quyết đƣợc nhiều việc làm cho các hộ nông dân lúc nông nhàn.

Thứ ba, mô hình HTX chuyên ngành. Các HTX tập trung đầu tƣ chuyên sâu vào các sản phẩm nông nghiệp có chất lƣợng và hàm lƣợng công nghệ cao, các sản phẩm sạch, đầu tƣ chuyên canh, chuyên ngành nhƣ: HTX trồng hoa, cây cảnh; HTX sản xuất rau an toàn; HTX chăn nuôi...

Thứ tƣ, mô hình HTX trang trại. Mô hình này do nhiều trang trại liên kết, hợp tác lại với nhau. HTX trang trại tập trung vào các khâu dịch vụ, hỗ trợ các trang

24

trại thành viên trong việc cung ứng giống, bảo vệ thực vật, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, tìm kiếm thông tin, tiêu thụ sản phẩm...

Thứ năm, Liên hiệp HTX nông nghiệp là mô hình liên kết giữa các HTX nông nghiệp.

1.1.3. Tính tất yếu khách quan tồn tại HTX nông nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế xã hội

1.1.3.1. Vai trò của HTX nông nghiệp

Vai trò của HTX nông nghiệp trƣớc hết đƣợc thể hiện qua ƣu thế của HTX so với các loại hình kinh doanh khác nhƣ: kinh tế hộ, doanh nghiệp tƣ nhân.

Doanh nghiệp tƣ nhân là khu vực tạo ra sản phẩm cho xã hội có hiệu quả, năng động, nhạy bén, thay đổi liên tục để đáp ứng sự biến động của thị trƣờng, và cũng không từ mọi thủ đoạn cạnh tranh, chèn ép lẫn nhau theo nguyên tắc “cá lớn nuốt cá bé” nhằm giành lợi nhuận cao nhất. Tồn tại song song với nó là một lƣợng lớn dân cƣ và ngƣời lao động tự tổ chức kinh doanh dƣới hình thức kinh tế hộ. Hộ nông dân là các hộ nông, lâm nghiệp, sử dụng lao động gia đình, sản xuất cho bản thân và một phần cho thị trƣờng.

Song, hộ nông dân thƣờng rất dễ bị tổn thƣơng trƣớc sự khắc nghiệt của quy luật thị trƣờng, luôn bị các doanh nghiệp tƣ nhân cạnh tranh, chèn ép trong các quan hệ trao đổi trên thƣơng trƣờng, nhất là ở những nơi HTX nông nghiệp không còn tồn tại. Việc tiếp cận đầu vào và đầu ra cho sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân cũng đang gặp rất nhiều khó khăn, thiếu nhà cung cấp ổn định, tin cậy, thiếu thông tin để có cơ hội lựa chọn phƣơng án tối ƣu, cộng với khó khăn trong sơ chế và chế biến sau thu hoạch cũng là cản trở lớn với kinh tế hộ. Hộ nông dân vẫn nặng về sản xuất nhỏ, manh mún, không giữ chữ tín trong làm ăn, sẵn sàng phá hợp đồng để đƣợc lợi trƣớc mắt. Vì vậy, để có thể tồn tại và phát triển đƣợc trong nền kinh tế thị trƣờng, hộ nông dân phải hợp nhau lại trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi để giúp đỡ, tƣơng trợ lẫn nhau dƣới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu thiết thực của từng hộ, hình thành các HTX mới nhƣ một tất yếu khách quan. HTX chính là sự liên kết tạo sức mạnh mới từ nhiều hộ gia đình khác

25

nhau nhằm hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành những công việc mà từng hộ riêng lẻ thực hiện khó khăn, không thực hiện đƣợc hoặc kém hiệu quả, nên tỏ ra có ƣu thế vƣợt trội so với kinh tế hộ. Tuy nhiên, HTX nông nghiệp hiện nay thực hiện chƣa tốt nhiệm vụ của mình, do trình độ quản lý, tổ chức vận hành của Ban quản trị còn yếu, tính độc lập, chủ động, quyết đoán so với doanh nghiệp tƣ nhân còn hạn chế, dẫn đến sức sống của HTX chƣa cao, chƣa đem lại hiệu quả nhƣ mong đợi, làm xuất hiện những nghi ngờ về tính ƣu việt của mô hình này.

Lịch sử phát triển kinh tế, xã hội của nhiều nƣớc cũng cho thấy: HTX không phải là khu vực chính để tạo ra nhiều lợi nhuận và tăng trƣởng kinh tế mà là khu vực có vai trò, vị trí quan trọng trong giải quyết việc làm, đảm bảo đời sống cho đông đảo ngƣời lao động (nhất là các nƣớc đang phát triển), tạo sự ổn định xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trƣởng và phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia. Chính vì lẽ đó mà Chính phủ các nƣớc thƣờng có các chính sách đối xử ƣu đãi và nâng đỡ khu vực kinh tế này với mục đích rõ ràng là nhằm vào những ngƣời lao động nghèo trong xã hội.

Với tƣ cách là một bộ phận đặc thù của khu vực HTX, HTX nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn:

Thứ nhất, phát triển HTX nông nghiệp sẽ tạo nên sự phân công lao động và tổ chức lao động mới, vừa tạo ra năng suất lao động và năng suất nông nghiệp cao, vừa tạo điều kiện để chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp, dịch vụ, thúc đẩy phát triển công nghiệp, dịch vụ trong nông thôn. Đó cũng là một nội dung quan trọng của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nƣớc ta hiện nay.

Thứ hai, nhờ phát triển HTX nông nghiệp với sự góp vốn của hộ xã viên một cách thỏa đáng mà HTX nông nghiệp đủ sức hoạt động kinh doanh và đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kết cấu hạ tầng và có điều kiện ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất.

Thứ ba, chỉ có phát triển HTX nông nghiệp mới tạo ra quy mô sản xuất hàng hóa lớn thích ứng với nhu cầu của thị trƣờng, hạn chế và khắc phục dần tình trạng

26

sản xuất nhỏ, phân tán, manh mún, mang nặng tính tự cung, tự cấp của kinh tế hộ còn đang phổ biến.

Thứ tư, HTX nông nghiệp là một tổ chức kinh tế của nông dân đồng thời cũng là nơi giúp nâng cao trình độ của ngƣời lao động, đào tạo, rèn luyện những cán bộ quản trị kinh doanh đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trƣờng trong thời kỳ CNH, HĐH.

Thứ năm, quá trình CNH, HĐH vừa đặt ra yêu cầu của hợp tác hóa nói chung và phát triển HTX nông nghiệp nói riêng, vừa tạo điều kiện để thúc đẩy và hỗ trợ HTX nông nghiệp, nhất là cung cấp phƣơng tiện kỹ thuật và công nghệ cho HTX nông nghiệp để tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Thứ sáu, HTX nông nghiệp ở nƣớc ta, tuy trƣớc mắt còn nhiều khó khăn nhƣng đã cung cấp đƣợc nhiều dịch vụ quan trọng cho xã viên và hộ nông dân nhƣ: triển khai giống cây con mới, chống hạn, chống lũ, chống sâu bệnh. Nhờ dịch vụ cung cấp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, xã viên ở nhiều tỉnh đã tiết kiệm đƣợc nhiều tỷ đồng so với cách thức cung cấp đầu vào cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ xã viên trƣớc đó. Ngày càng nhiều HTX nông nghiệp kiểu mới ra đời không những giúp xã viên xóa đói giảm nghèo mà còn giúp đỡ họ vƣơn lên giàu có, mở rộng sản xuất hàng hóa, chiếm lĩnh thị trƣờng.

Với những vai trò kể trên, có thể nhấn mạnh rằng: HTX nông nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, có vai

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Hải Phòng (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)