Kinh nghiệm quốc tế

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Hải Phòng (Trang 36)

1.2.1.1. Thái Lan

Cùng với sự phát triển của các HTX tiêu dùng, các loại hình HTX nông nghiệp cũng đƣợc phát triển mạnh, và trở thành một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nƣớc cũng nhƣ giữ vững ổn định xã hội.

Thái Lan hiện có 5.611 HTX các loại với hơn 8 triệu xã viên, trong đó có 3.370 HTX nông nghiệp với hơn 4 triệu xã viên. HTX nông nghiệp Thái Lan làm dịch vụ tổng hợp với chức năng đáp ứng nhu cầu của xã viên trong cả đầu vào (cung cấp tín dụng, cung cấp vật tƣ kỹ thuật nông nghiệp...), đầu ra (chế biến, tiêu thụ sản phẩm, tiếp thị, hỗ trợ phát triển nông nghiệp) và các dịch vụ khác cho các hộ nông dân xã viên, trong đó lúa gạo là hƣớng kinh doanh chủ yếu của các HTX. Ngoài hệ thống HTX nông nghiệp làm dịch vụ tổng hợp nêu trên, Thái Lan đã hình thành hệ thống các HTX nông nghiệp làm dịch vụ chuyên ngành nhƣ: HTX dịch vụ ngành mía đƣờng, HTX dịch vụ bò sữa, HTX dịch vụ nghề cá...

Hệ thống HTX nông nghiệp ở Thái Lan đƣợc tổ chức theo ba cấp, gồm: HTX cấp cơ sở (huyện), Liên hiệp các HTX tỉnh và Liên đoàn HTX quốc gia. Liên đoàn HTX Thái Lan (CLT) đƣợc thành lập trên cơ sở hợp nhất các liên hiệp HTX nông nghiệp cấp tỉnh, thực hiện chức năng đại diện, hỗ trợ, giáo dục và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các HTX và xã viên theo luật định. CLT có nhiệm vụ nhập vật tƣ (phân bón) của nƣớc ngoài đem phân phối cho các HTX trong cả nƣớc và tổ chức tiêu thụ các loại nông sản của các liên hiệp HTX cấp tỉnh, trƣớc hết là lúa gạo ở thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu ra nƣớc ngoài.

30

Để tạo điều kiện cho khu vực HTX phát triển và khuyến khích xuất khẩu, Chính phủ Thái Lan đã ban hành nhiều chính sách thiết thực nhƣ chính sách giá, tín dụng nhằm khuyến khích nông dân phát triển sản xuất. Chính phủ cũng dành 134 tỷ Bạt để cải thiện và phát triển HTX, bao gồm phát triển sản phẩm mới, giống, công nghệ sinh học, mở rộng tƣới tiêu...

Ngoài ra, Chính phủ đã thành lập Bộ Nông nghiệp và HTX, trong đó có 2 vụ chuyên trách về HTX là Vụ phát triển HTX và Vụ kiểm toán HTX. Vụ phát triển HTX đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ các HTX thực hiện các hoạt động kinh doanh, nhằm đạt đƣợc các mục tiêu do các HTX đề ra; Vụ kiểm toán HTX thực hiện chức năng kiểm toán HTX và hƣớng dẫn nghiệp vụ kế toán trong công tác quản lý tài chính, kế toán HTX. Hàng năm, Liên đoàn HTX Thái Lan tổ chức hội nghị toàn thể với sự tham gia của các đại diện từ các loại hình HTX trong cả nƣớc và đại diện các cơ quan của Chính phủ liên quan đến tổ chức HTX. Sự hỗ trợ, giúp đỡ của Chính phủ Thái Lan thực sự có hiệu quả trong việc hoạch định các chính sách đối với phát triển khu vực HTX.

1.2.1.2. Nhật Bản

Cùng với sự phát triển kinh tế nông trại, các HTX nông nghiệp ở Nhật Bản thực sự trở thành hình thức tổ chức hoạt động kinh tế của nông dân với 99,2% nông trại gia đình là thành viên của các HTX nông nghiệp. Mạng lƣới HTX nông nghiệp đƣợc tập hợp thành một hệ thống HTX nông nghiệp quốc gia với hai loại hình: HTX tổng hợp và HTX chuyên ngành, và hai loại xã viên: xã viên làm nông nghiệp bao gồm nông dân, chủ trang trại gia đình và xã viên không trực tiếp làm nông nghiệp bao gồm những ngƣời làm dịch vụ kinh tế kỹ thuật phục vụ nông nghiệp, những ngƣời góp vốn vào HTX.

HTX nông nghiệp tổng hợp có chức năng hoạt động dịch vụ phục vụ đầu vào và đầu ra cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và dịch vụ sinh hoạt, đời sống cho nông dân xã viên.

Trước hết, HTX cung ứng cho xã viên tƣ liệu sản xuất, vật tƣ kỹ thuật nông nghiệp, hàng tiêu dùng theo đơn đặt hàng và thanh toán với hệ thống giá cả thống

31

nhất, hợp lý. Do đó, xã viên ở các vùng xa xôi nhất vẫn mua đƣợc hàng hoá theo giá cả nhƣ nhau mà không phải chịu cƣớc phí quá đắt.

Thứ hai, HTX nông nghiệp với chức năng hoạt động tín dụng bao gồm nhận tiền gửi của xã viên theo kỳ hạn và không kỳ hạn, cho các xã viên có nhu cầu vay với lãi suất thấp để phát triển sản xuất nông nghiệp (có khi chính phủ phải trợ cấp cho HTX để bù vào phần lỗ do lãi suất cho vay thấp).

Thứ ba, HTX nông nghiệp trực tiếp quản lý và sở hữu các phƣơng tiện sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản nhƣ: máy cày cỡ lớn, phân xƣởng chế biến, máy bơm nƣớc, máy phân loại, đóng gói nông sản... tạo điều kiện giúp nông dân sử dụng một cách hiệu quả nhất, hạn chế sự chi phối của tƣ nhân.

Thứ tư, hoạt động dịch vụ đầu ra, HTX mua các loại nông sản do xã viên sản xuất ra và đƣa vào chế biến, đƣa đi tiêu thụ ở thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.

Thứ năm, HTX nông nghiệp còn tiến hành các hoạt động dịch vụ hƣớng dẫn giáo dục xã viên cách trồng trọt, chăn nuôi cho năng suất, hiệu quả cao; làm tƣ vấn về quản lý sản xuất và tổ chức đời sống thông qua các tờ báo, phát thanh, hội nghị, đào tạo, tham quan ở cả ba cấp HTX nông nghiệp cơ sở, tỉnh và TW.

HTX nông nghiệp chuyên ngành đƣợc tổ chức ở một số lĩnh vực có những đặc thù riêng, có sự chuyên môn hóa sản xuất nhƣ: chăn nuôi, làm vƣờn, nuôi ong... phù hợp với đặc điểm sản xuất, yêu cầu của hộ xã viên. Chức năng của HTX nông nghiệp chuyên ngành cũng nhằm thực hiện các dịch vụ cung ứng vật tƣ thiết bị chuyên dùng cho xã viên theo chuyên ngành nhƣ: thức ăn gia súc, dịch vụ thú y, vật tƣ, thiết bị làm vƣờn và đặc biệt đảm nhận khâu thu mua và tiêu thụ các sản phẩm của các hộ xã viên nhƣ: sữa, trứng, thịt, rau quả, mật ong... là những loại nông sản HTX nông nghiệp tổng hợp ít hoặc không kinh doanh.

Mục tiêu của HTX là giúp nông dân tiêu thụ hàng hoá một cách có lợi nhất nên mặc dù, HTX nông nghiệp là đơn vị hạch toán lấy thu bù chi nhƣng không đặt lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà chủ yếu là trợ giúp nông dân. Các hình thức giao dịch giữa HTX với nông dân khá linh hoạt, nông dân có thể ký gửi hàng hoá và HTX sẽ thanh toán cho nông dân theo giá bán thực tế với một mức phí nhỏ. Và để

32

nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản do HTX tiêu thụ, HTX đề nghị nông dân sản xuất theo kế hoạch với chất lƣợng và tiêu chuẩn thống nhất.

Hệ thống HTX nông nghiệp tổng hợp và chuyên ngành ở Nhật đƣợc tổ chức theo ba cấp: HTX cấp cơ sở, Liên hiệp HTX nông nghiệp tổng hợp hoặc chuyên ngành ở cấp tỉnh, thành phố, Liên hiệp hoặc liên đoàn HTX nông nghiệp trung ƣơng. Liên hiệp HTX nông nghiệp toàn quốc là tổ chức đại diện cho Liên đoàn HTX nông nghiệp ở cấp tỉnh và cơ sở, có chức năng tổ chức hoạt động hệ thống HTX nông nghiệp trong cả nƣớc về các mối quan hệ với chính quyền trong các vấn đề liên quan đến chính sách nông nghiệp: chính sách tài trợ cho nông nghiệp, giá nông sản, xuất nhập khẩu... nhằm bảo vệ quyền lợi cho nông dân xã viên.

Có thể thấy rằng, một nƣớc công nghiệp nhƣ Nhật Bản, hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hiệu quả vẫn là hộ gia đình. Vì vậy, HTX nông nghiệp đƣợc thành lập, một mặt để hỗ trợ nông dân, giúp cho họ vừa nâng cao hiệu quả sản xuất, vừa cải thiện đời sống, mặt khác vẫn tôn trọng mô hình kinh tế nông hộ và chỉ thay thế hộ nông dân ở khâu nào mà HTX tỏ ra có ƣu thế hơn hẳn trong tƣơng quan với mục tiêu hỗ trợ nông dân.

1.2.2. Kinh nghiệm trong nước

1.2.2.1. HTX Dịch vụ nông nghiệp Nghĩa Hồng – Nam Định

HTX dịch vụ nông nghiệp Nghĩa Hồng là HTX quy mô toàn xã, đƣợc thành lập năm 1989 trên cơ sở hợp nhất 3 HTX theo quy mô thôn. Diện tích đất canh tác của HTX là 526,6 ha, tổng số hộ xã viên là 2.919 hộ, tập quán sản xuất chủ yếu là thâm canh 2 vụ lúa.

Hoạt động trong cơ chế kinh tế thị trƣờng có sự cạnh tranh khốc liệt, Ban quản trị HTX xác định rõ chiến lƣợc của HTX nông nghiệp trong giai đoạn này cần tập trung vào hai nhiệm vụ: Một là, xây dựng kế hoạch và hƣớng dẫn sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Hai là, kinh doanh dịch vụ tổng hợp phục vụ sản xuất và dân sinh, hỗ trợ kinh tế hộ phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế HTX.

33

HTX chia hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ ra làm hai lĩnh vực hoạt động trọng tâm là:

Nhóm dịch vụ kỹ thuật, gồm: dịch vụ khuyến nông, thủy nông, bảo vệ thực vật và dịch vụ thú y. Đây là nhóm dịch vụ trực tiếp tác động toàn bộ đến quá trình sản xuất nông nghiệp, nên HTX có tổ chức các tổ dịch vụ chuyên trách điều hành hoạt động đồng bộ, khoa học, hợp lý giữa các vùng, các mùa vụ, đáp ứng yêu cầu thâm canh cao. Thông qua các dịch vụ này, các tiến bộ khoa học kỹ thuật luôn đƣợc ứng dụng sớm vào đồng ruộng, nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao nhƣ cà chua bi, dƣa chuột bao tử đƣợc phát triển tốt, đem lại hiệu quả cao.

Nhóm kinh doanh dịch vụ tổng hợp, gồm: dịch vụ vật tƣ, dịch vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ làm đất, dịch vụ điện, dịch vụ tín dụng nội bộ. Có thể nói, HTX đã thực sự năng động trong tổ chức các hoạt động này để kinh doanh thu lợi nhuận, tăng tích lũy cho HTX.

Dịch vụ cung ứng vật tƣ, tiêu thụ sản phẩm của HTX luôn chịu sự cạnh tranh khá gay gắt, song đây là những dịch vụ khẳng định vị trí của HTX trong nền kinh tế thị trƣờng, trực tiếp hỗ trợ vốn cho sản xuất nông nghiệp. HTX có mạng lƣới cung ứng vật tƣ nông nghiệp, mua tận gốc, bán tận ngọn, với đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, có uy tín, tận tâm với HTX và làm chủ hoàn toàn thị trƣờng, cung ứng trên 90% các loại vật tƣ phục vụ cho sản xuất của hộ xã viên trong HTX. HTX áp dụng hai phƣơng thức bán hàng là trả tiền ngay và trả chậm vào cuối mỗi vụ thu hoạch. Xã viên hoàn toàn yên tâm và tin tƣởng tuyệt đối vào chất lƣợng và giá cả vật tƣ của HTX. Hoạt động dịch vụ này đã mang lại doanh thu cho HTX hàng năm 1,8 - 2 tỷ đồng, lãi 120-130 triệu đồng. Ngoài ra, HTX còn liên kết và ký hợp đồng thƣờng xuyên với nhiều doanh nghiệp để tiêu thụ toàn bộ sản phẩm của xã viên sản xuất ra.

Đặc biệt quan tâm đến các dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ phát triển, Ban quản trị HTX đã tìm đến Trung tâm Công nghệ Sinh học thực vật (Viện Di truyền - Bộ NN&PTNT). Và từ đây, HTX đã tổ chức cho xã viên nuôi trồng nấm ăn xuất khẩu, vừa tận dụng đƣợc sản phẩm phụ thải của nông nghiệp, góp phần giảm ô nhiễm môi trƣờng, tăng thu nhập cho xã viên. Toàn bộ số nấm đƣợc HTX thu mua, sơ chế, tiêu thụ. Doanh thu từ sản xuất nấm trong hai năm đạt 475,8 triệu đồng, lãi và công lao động xã viên thu đƣợc 249,8 triệu đồng.

34

HTX cũng luôn quan tâm đến việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng cho sản xuất kinh doanh. Từ năm 2003 đến tháng 6 năm 2010, HTX trích lãi sản xuất kinh doanh đầu tƣ bê tông hoá các tuyến đƣờng trục chính ra đồng ruộng, thuận tiện cho vận chuyển, đẩy mạnh sản xuất; nâng cấp mở rộng các cụm kho và cửa hàng; sửa chữa, cải tạo lƣới điện, thay thế thiết bị điện; xây dựng trạm bơm, cống cấp 3 hiện đại tƣới tiêu vùng chuyển đổi sản xuất sản phẩm chất lƣợng cao làm hàng hóa và mua sắm thiết bị phục vụ công tác quản lý.

Ngoài ra, hàng năm HTX còn rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội khác nhƣ: mua sổ tình nghĩa tặng các gia đình chính sách nhân ngày 27/7; hỗ trợ mua sắm tài sản và thiết bị phục vụ học tập cho các cháu trong các nhà trƣờng; đóng góp quỹ khuyến học, kinh phí hoạt động cho các đoàn thể, hỗ trợ cho gia đình khó khăn, tham gia các hoạt động từ thiện...

Có thể nói, HTX nông nghiệp Nghĩa Hồng đã tạo bƣớc đột phá trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế-xã hội ở địa phƣơng, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. HTX đã khẳng định rõ vị thế của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trƣờng và vai trò của mình đối với xã viên, thực sự là chỗ dựa tin cậy cho xã viên.

1.2.2.2. HTX Duy Sơn II – Quảng Nam

HTX Duy Sơn II là HTX nông nghiệp kinh doanh tổng hợp đƣợc thành lập vào tháng 10 năm 1978, thuộc xã miền núi của huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Toàn HTX hiện có 2.170 xã viên với số vốn góp gần 1 tỷ đồng, bình quân diện tích sản xuất nông nghiệp là 500m2/ngƣời.

Về sản xuất nông nghiệp: HTX đầu tƣ cho công tác khuyến nông, khuyến lâm nhằm tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ giống, thuốc tiêm phòng thú y, chuyển đổi cây trồng... Đồng thời, HTX duy trì các chƣơng trình IBM, ICM mang lại hiệu quả cao, gắn với bảo vệ môi trƣờng sống cho cộng đồng, vận động bà con xã viên thực hiện ba giảm (giảm phân đạm – bón cân đối, giảm giống – mật độ hợp lý, giảm thuốc bảo vệ thực vật) và ba tăng (tăng chất lƣợng gạo, tăng năng suất, tăng lợi nhuận). HTX mạnh dạn chuyển trên 30 ha đất trồng lúa năng suất thấp sang

35

trồng các cây màu có giá trị cao hơn. HTX cũng làm tốt công tác thú y và chi trả 100% tiền thuốc tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm nhằm khuyến khích xã viên chăn nuôi và đảm bảo an toàn cho đàn gia súc, gia cầm.

Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Trên cơ sở lợi thế của địa phƣơng, HTX đã mạnh dạn đầu tƣ kinh phí và huy động sức dân xây dựng nhà máy thủy điện, hàng năm sản xuất từ 2,5 đến 3 triệu KWh, doanh thu đạt từ 1,5 đến 1,7 tỷ đồng/năm. Đội ngũ cán bộ, công nhân luôn đƣợc đào tạo và có tay nghề tốt, tự quản lý vận hành, sửa chữa kịp thời. Để giải quyết thời gian nông nhàn của nông dân và thực hiện phƣơng châm đƣa nghề tiểu thủ công nghiệp về tận hộ gia đình xã viên, HTX thuê thợ về đào tạo hƣớng dẫn sản xuất tập trung sau đó chuyển giao về từng hộ xã viên. Từ 20 khung dệt ban đầu đến nay HTX đã có trên 700 khung làm cho đời sống bà con ngày càng nâng lên.

Nhằm phát huy thế mạnh về tay nghề, lao động, nguồn nguyên liệu tại chỗ, HTX đã mở rộng sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan; mỗi năm sản xuất đƣợc 50 nghìn sản phẩm các loại và 70 tấn nguyên liệu sơ chế, doanh thu trên 3 tỷ đồng/năm. Năm 2008, HTX chuyển ngành mây tre thành Công ty TNHH 1 thành viên trực thuộc HTX để hoạt động theo Luật HTX nhƣ một doanh nghiệp.

Năm 2006, đƣợc sự hỗ trợ của Trung tâm nƣớc sạch tỉnh Quảng Nam, HTX Duy Sơn II xây dựng một công trình nƣớc sạch qua bể xử lý và tiến hành kinh doanh nƣớc sạch, đem lại doanh thu cho HTX mỗi tháng trên 10 triệu đồng (giá thu là 2.500 đồng/m3nƣớc). Trong quý 2/2010 HTX đã lắp đặt hoàn chỉnh một hệ thống

Một phần của tài liệu Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Hải Phòng (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)