Những tồn tại, hạn chế ở trên có nguyên nhân của nó:
2.3.3.1. Nhận thức không đúng đắn về bản chất HTX
Nguyên nhân bắt nguồn từ chính những thiếu sót và hạn chế trong nhận thức, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc về phát triển HTX là quan trọng và rõ nét.
Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên ở cả TW và địa phƣơng có nhận thức và đánh giá về vai trò, vị trí của HTX trong nông nghiệp, nông thôn chƣa đúng mức, nặng về chê bai, phê phán, đánh đồng HTX với doanh nghiệp, cho rằng phát triển HTX là không cần thiết, là khiên cƣỡng, gò ép theo định hƣớng XHCN... Họ không thấy đƣợc rằng phát triển HTX trong nông nghiệp, nông thôn chính là con đƣờng để các hộ nông dân, hộ tiểu chủ, các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ liên kết lại để tự giúp mình, giúp đỡ lẫn nhau cùng vƣơn lên làm giàu cho mình, cho xã hội, xóa đói giảm nghèo một cách bền vững.
Trong nhận thức của các cán bộ lãnh đạo địa phƣơng, HTX vẫn đƣợc coi nhƣ công cụ, cánh tay nối dài của chính quyền. Phần lớn các HTX dịch vụ nông nghiệp đƣợc ra đời theo nhu cầu của cơ quan hành chính và đƣợc coi nhƣ một bộ phận của chính quyền địa phƣơng để quản lý các hoạt động của đời sống nông thôn (hoạt động tƣới, tiêu nƣớc; nạo vét kênh mƣơng nội đồng, phòng trừ sâu bệnh...). Do vậy, các HTX vẫn đƣợc chính quyền bao cấp về cơ sở vật chất, nhân sự và hoạt động một cách thụ động.
Và cũng do nhận thức chƣa thấu đáo về bản chất HTX nên vẫn còn có sự nhầm lẫn trong phân biệt HTX với doanh nghiệp. Có nhiều HTX mới đƣợc thành lập nhƣng lại hoạt động nhƣ một doanh nghiệp. Đa phần các HTX này đƣợc quản lý
68
bởi ngƣời có số vốn góp chiếm ƣu thế trong HTX, xã viên trong HTX thực chất chỉ là những ngƣời lao động làm thuê, quyền biểu quyết của họ chỉ mang tính hình thức. Cũng có nhiều ngƣời lại hiểu HTX là một loại hình doanh nghiệp nhƣng lại đƣợc hƣởng nhiều ƣu đãi hơn so với doanh nghiệp. Cách hiểu này dẫn đến tình trạng phổ biến hiện nay là có nhiều tổ chức chỉ mƣợn danh HTX nhƣng lại hoạt động nhƣ một doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, ý thức chấp hành và tổ chức chỉ đạo thực hiện đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về HTX của không ít cấp ủy Đảng và chính quyền chƣa nghiêm túc, thiếu kịp thời, coi việc phát triển HTX nông nghiệp không phải là trọng tâm, chƣa cần làm ngay hoặc đôi khi lại can thiệp quá sâu vào tổ chức và cách thức hoạt động của HTX, thậm chí có nơi, có lúc còn xâm hại đến lợi ích của HTX và xã viên.
2.3.3.2. Chính sách và quy định pháp luật chưa đầy đủ
Công tác xây dựng, thực hiện các chính sách về phát triển HTX vừa thiếu kịp thời lại không đồng bộ và thậm chí không đƣợc triển khai trong thực tế. Mặt khác, các chính sách về phát triển HTX hiện nay cũng có nhiều hạn chế, tác dụng thấp, chƣa đủ tầm và lực, không tạo đƣợc động lực thúc đẩy khu vực kinh tế tập thể đổi mới và phát triển.
Trên thực tế, tính khả thi của các chính sách, quy định pháp luật còn nhiều hạn chế, nhiều chính sách đƣợc ban hành nhƣng chƣa phù hợp hoặc trên thực tế HTX lại không đƣợc hƣởng lợi từ những chính sách đó, cụ thể là:
- Quỹ đất còn hạn chế: chính sách hỗ trợ về đất đai đối với HTX để xây dựng trụ sở, cơ sở sản xuất kinh doanh, sản xuất nông nghiệp, xây dựng công trình công cộng đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Nhà nƣớc đối với khu vực này, tuy nhiên, trên thực tế đa số các địa phƣơng không có đủ quỹ đất để thực hiện chính sách này. Hay nhƣ Nhà nƣớc quy định HTX đƣợc giao hoặc cho thuê đất nhƣng lại không có hƣớng dẫn cụ thể về các tiêu chí nhƣ thế nào thì đƣợc giao, nhƣ thế nào thì đƣợc cho thuê. Việc miễn, giảm tiền thuê đất cho HTX tuy đƣợc Bộ Tài chính
69
hƣớng dẫn nhƣng trên thực tế khi các HTX chƣa đƣợc thuê đất thì không thể đƣợc miễn, giảm tiền thuê đất.
- Khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng. Nhà nƣớc cũng đề ra nhiều chính sách tín dụng ƣu đãi, thành lập nhiều quỹ hỗ trợ đối với HTX, nhƣng thực tế, để tiếp cận đƣợc các nguồn quỹ ƣu đãi đó luôn là bài toán khó đối với HTX. Các tổ chức tín dụng luôn quan tâm đến tài sản thế chấp, trong khi rất ít HTX có tài sản chung đáng giá để đáp ứng điều kiện đƣợc vay vốn.
- Chính sách về đào tạo không phù hợp. Nhà nƣớc cũng ƣu đãi dành một phần ngân sách phù hợp cho lĩnh vực này nhƣng việc triển khai chính sách này còn mang nặng tính hình thức. Các HTX chủ yếu thực hiện mang tính đại trà, theo chỉ tiêu mà không chú trọng đến chất lƣợng và phƣơng pháp giảng dạy. Do đó, hiệu quả của các khóa bồi dƣỡng, đào tạo chƣa cao, tác động của chính sách này chƣa rõ nét...
Tóm lại, chỉ có xuất phát từ hiểu biết thực tế, kết hợp với kinh nghiệm về phát triển HTX của quốc tế và ý kiến chuyên gia mới có thể góp phần bổ sung cho quá trình nghiên cứu, thúc đẩy hoàn thiện khung khổ chính sách pháp luật hiện nay và cho phép đánh giá tính khả thi của việc áp dụng các chính sách này vào thực tế.
2.3.3.3. Cơ chế quản lý, hỗ trợ không hiệu quả
Hiện nay, bộ máy quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực HTX vừa thừa, vừa thiếu lại vừa yếu ở cả cấp TW và địa phƣơng.
Ở cấp TW, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ giúp Chính phủ thống nhất quản lý HTX trên phạm vi cả nƣớc, các Bộ khác quản lý HTX thuộc lĩnh vực Bộ phụ trách. Ở cấp địa phƣơng, các sở, ban, ngành có chức năng quản lý nhà nƣớc về HTX chuyên ngành. Nhƣ vậy, cơ quan quản lý nhà nƣớc ở Việt Nam trong lĩnh vực HTX đƣợc tổ chức theo ngành dọc nhƣng lại thiếu một cơ chế liên kết, phối hợp, cũng nhƣ việc phân định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này trong việc quản lý HTX vẫn chƣa rõ ràng. Vì thế nảy sinh vấn đề, rất nhiều cơ quan nhà nƣớc tham gia quản lý lĩnh vực HTX, nhƣng HTX vẫn gặp khó khăn trong việc xác định cơ quan có chức năng quản lý lĩnh vực của mình, cũng nhƣ trong việc đề nghị tƣ vấn hỗ trợ. Thực tế
70
lại cho thấy ngày càng xuất hiện nhiều HTX đa ngành nghề vậy, sở, ban, ngành nào sẽ quản lý các HTX đó. Pháp luật nƣớc ta vẫn bỏ ngỏ vấn đề này.
Song song với cơ quan quản lý Nhà nƣớc về HTX, một hệ thống Liên minh HTX đƣợc thành lập nhƣ một “tổ chức kinh tế - xã hội” với chức năng đại diện và bảo vệ quyền lợi cho HTX. Nhƣng, thực tế Liên minh lại tồn tại nhƣ một “tổ chức kép” – vừa mang tính chất hiệp hội lại vừa mang tính chất quản lý hành chính: cán bộ Liên minh phần lớn là công chức nhà nƣớc chuyển sang, do đó Liên minh vận hành một cách rất thụ động. Do vậy, hệ thống này không phát huy đƣợc hiệu quả và vai trò đích thực của nó. Trong khi trên thế giới, đặc biệt ở các nƣớc có phong trào HTX phát triển, Liên minh HTX hay Liên đoàn HTX hoạt động hoàn toàn độc lập với hệ thống cơ quan chính quyền, năng động trong việc tƣ vấn và hỗ trợ các HTX cùng phát triển.
Đối với hoạt động của Liên minh HTX Hải Phòng nhiều thời điểm còn chƣa hƣớng về HTX, chƣa phục vụ sự phát triển của HTX. Liên minh thành phố chƣa bám sát nhu cầu của các thành viên, chƣa mạnh dạn đổi mới, sáng tạo, năng động đề xuất những vấn đề cốt lõi với các cấp, ngành để giải quyết một phần khó khăn cho các HTX nông nghiệp cũng nhƣ chƣa thực hiện đƣợc vai trò, trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích cho HTX và xã viên.
2.3.3.4. Nguyên nhân từ chính bản thân các HTX nông nghiệp
Một số HTX nông nghiệp đƣợc thành lập khi các hộ nông dân chƣa thực sự có nhu cầu và động lực tham gia hợp tác. Một mặt, do đất chật ngƣời đông, lao động nông nghiệp dƣ thừa nhiều, thời gian nông nhàn lớn, nhiều hộ nông dân chƣa có nhu cầu hợp tác, cộng với tâm lý sợ mất tự chủ trong sản xuất kinh doanh và tâm lý mặc cảm, định kiến và hoài nghi đối với mô hình HTX nông nghiệp kiểu cũ. Mặt khác, ngƣời dân chƣa thấy rõ lợi ích của HTX đối với hoạt động kinh tế, với đời sống riêng của mình nên họ chƣa thực sự tự nguyện và có động lực để gia nhập vào HTX nông nghiệp.
Bản thân các HTX nông nghiệp cũng chƣa năng động, sáng tạo, thực sự trăn trở tìm hƣớng đi cho HTX để thích nghi với cơ chế thị trƣờng. Ngoại trừ một số mô
71
hình HTX nông nghiệp tiên tiến, năng động và kinh doanh có hiệu quả, đại bộ phận HTX nông nghiệp còn lại chƣa phát huy đƣợc tính chủ động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, vẫn hoạt động theo nếp cũ. Những HTX nông nghiệp này chuyển sang làm dịch vụ nông nghiệp nhƣng không chuyên tâm, đƣợc chăng hay chớ, chƣa quan tâm nhiều đến mục tiêu, hiệu quả kinh tế, mà nặng về mặt chính trị - xã hội.
Xã viên trong HTX, quen với tâm lý ỷ lại vào HTX để đƣợc trợ cấp của Nhà nƣớc nên họ không quan tâm đến nghĩa vụ của mình đối với HTX, phó mặc cho Ban Quản trị HTX, và thậm chí còn quên mất mình là xã viên.
Thêm vào đó, do năng lực nội tại yếu lại thiếu những cán bộ cốt cán quản lý có trình độ, kinh nghiệm và có tâm huyết vì lợi ích của HTX và xã viên nên hoạt động của HTX nông nghiệp rất trì trệ. Chủ nhiệm HTX, ban quản trị chƣa đƣợc tuyển chọn, rèn luyện, bồi dƣỡng phù hợp với điều kiện quản lý kinh doanh nông nghiệp nên tỏ ra lúng túng trong cơ chế thị trƣờng, thiếu định hƣớng và không vạch ra đƣợc phƣơng án sản xuất kinh doanh có tính khả thi...
72
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 3.1. Bối cảnh mới tác động đến sự phát triển HTX nông nghiệp
3.1.1. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đƣa đến các mối quan hệ kinh tế song phƣơng và đa phƣơng của Việt Nam sẽ ngày càng mở rộng với tốc độ nhanh chóng và mạnh mẽ. Việt Nam sẽ tận dụng đƣợc nhiều cơ hội phát triển mới đồng thời phải đối mặt và vƣợt qua nhiều thách thức mới. Trong bối cảnh đó, việc nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và các tổ chức kinh tế nói riêng, trong đó có HTX là đặc biệt quan trọng.
Hiện tại, các HTX nông nghiệp kiểu mới ở Hải Phòng đang đứng trƣớc những thời cơ và thách thức mới khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO). Việt Nam tiếp tục mở cửa và cải cách nền kinh tế để hoàn tất các cam kết theo Nghị định thƣ gia nhập WTO. Xu thế hội nhập buộc mô hình HTX nông nghiệp Hải Phòng phải sớm đổi mới thêm một lần nữa để tự tin bƣớc ra “sân chơi” mới.
Ngoài yêu cầu phải cải thiện kết cấu hạ tầng nông thôn để tăng liên kết nông thôn - thành thị, thu hút đầu tƣ công nghiệp về nông thôn... thì công tác quy hoạch, xây dựng phƣơng án sản xuất kinh doanh của HTX, đổi mới các hoạt động dịch vụ của HTX (dịch vụ chế biến, tiêu thụ nông sản, giống và các tiến bộ kỹ thuật, tín dụng...) phải đƣợc tính đến. Ngƣời xã viên và nông dân không thể “lớn mạnh” nếu ở mỗi HTX không chú trọng khâu hợp tác nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ, khuyến nông, marketing sản phẩm mới... Nói một cách dễ hiểu, HTX nông nghiệp Hải Phòng không chỉ “dừng” mãi ở dịch vụ bơm nƣớc, làm đất, cung ứng vật tƣ... mà phải hƣớng mạnh đến việc bảo quản, chế biến sau thu hoạch, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng nội địa và phục vụ xuất khẩu.
73
Đã đến lúc các HTX nông nghiệp Hải Phòng cần phải “thay máu” mới có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu gay gắt của thời kỳ hội nhập. Bởi, gia nhập vào nền kinh tế thế giới cũng đồng nghĩa với việc khu vực kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX phải gánh chịu những sức ép và thách thức lớn hơn nhiều so với khu vực kinh tế tƣ nhân và khu vực kinh tế nhà nƣớc. Rủi ro chắc chắn sẽ gia tăng và một bộ phận không nhỏ trong thành phần kinh tế này đã rơi vào tình trạng khó khăn do tác động của cạnh tranh kinh tế gây ra.
Những đòi hỏi “sống còn” này dƣờng nhƣ quá sức đối với các HTX nông nghiệp Hải Phòng. Do vậy, bên cạnh sự nỗ lực vƣơn lên của chính bản thân mỗi HTX nông nghiệp, cũng rất cần sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, của chính quyền thành phố Hải Phòng, của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội, đặc biệt là sự giúp đỡ để họ có thể tự giác liên kết lại với nhau thành cộng đồng dƣới các hình thức hợp tác đa dạng trên cơ sở tự nguyện và cùng có lợi. Chỉ có nhƣ vậy, họ mới đủ sức trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình tiến ra thị trƣờng đang hội nhập ngày một sâu rộng hơn. Vì thế, có thể coi các hình thức hợp tác giản đơn và HTX nông nghiệp chính là những nhịp cầu giúp ngƣời nông dân hòa nhập với sự phát triển chung của toàn xã hội.
3.1.2. Quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh thành phố Hải Phòng 5 năm 2011 – 2015, UBND thành phố Hải Phòng rất chú trọng đến việc phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa, năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao nhằmphục vụ đô thị và xuất khẩu, góp phần tạo nền tảng vững chắc để Hải Phòng cơ bản trở thành thành phố công nghiệp, văn minh, hiện đại trƣớc năm 2020
Để đạt đƣợc mục tiêu ấy, bên cạnh việc đẩy mạnh CNH, HĐH ở các ngành công nghiệp và dịch vụ, Hải Phòng cũng đặc biệt chú ý đến công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Khác với trƣớc đây, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ngày nay đƣợc quan niệm rộng hơn, toàn diện hơn, chuyển đổi về lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất gắn với thị trƣờng, xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần ở
74
nông thôn theo hƣớng văn minh, hiện đại. Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại, công nghệ sinh học, thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, tin học hoá để sử dụng có hiệu quả đất đai, tài nguyên, lao động. Tập trung xây dựng các khu nông nghiệp sinh thái và công nghệ cao; đổi mới công nghệ sau thu hoạch, bảo quản và chế biến nông-lâm-thuỷ sản. Nghĩa là, chuyển đổi nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở nông nghiệp sang nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở công nghiệp và dịch vụ, xét cả về tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động với phƣơng thức và trình độ cao về phân công và hợp tác lao động xã hội.
Phát triển HTX nông nghiệp trên nền tảng sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân ngƣời lao động sẽ là con đƣờng đƣa sản xuất tự cấp, tự túc lên sản xuất hàng hóa và từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn. Vì thế, thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc và