3.3.2.1. Xác định rõ mục tiêu và lựa chọn mô hình tổ chức phù hợp
Về xác định mục tiêu: Mục tiêu của HTX là phục vụ xã viên, song HTX nông nghiệp phải xác định cụ thể xem mình sẽ phục vụ những nhu cầu nào, đem lại lợi ích gì cho xã viên. Đó có thể là tạo ra việc làm, tạo thu nhập tốt hơn và ổn định hơn cho xã viên hay là cung cấp dịch vụ tốt hơn cho xã viên với giá rẻ hơn, đảm bảo chất lƣợng tốt hơn.
Mục tiêu của HTX phải xuất phát từ chính nhu cầu của xã viên và phải phù hợp với khả năng góp vốn cũng nhƣ khả năng hợp tác với nhau để cùng tổ chức
88
thực hiện của xã viên. Mục tiêu phải đƣợc công khai và ổn định trong suốt quá trình hoạt động.
Quyền làm chủ của xã viên là công cụ quan trọng nhất để thực hiện mục tiêu của HTX. Quyền làm chủ ấy chính là quyền đƣợc lựa chọn phƣơng thức phục vụ mình, giám sát chất lƣợng phục vụ mình của mọi xã viên.
Về lựa chọn mô hình tổ chức: Qua nghiên cứu các mô hình tổ chức HTX nông nghiệp ở Hải Phòng có thể thấy rằng việc lựa chọn đƣợc mô hình tổ chức HTX thích hợp có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi HTX nào lựa chọn đƣợc mô hình đúng đắn thì HTX đó sẽ phát huy đƣợc sức mạnh, khai thác đƣợc tiềm lực trong xã viên, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và tranh thủ đƣợc mọi điều kiện thuận lợi để phát triển.
Để lựa chọn đƣợc mô hình HTX thích hợp, các HTX cần căn cứ vào 3 yếu tố chính là:
- Mục tiêu của HTX hay nhu cầu thực tế của xã viên đối với HTX;
- Khả năng huy động nguồn lực của xã viên, khả năng huy động xã viên tham gia các hoạt động của HTX;
- Điều kiện hoạt động thực tế của HTX, cả về cơ sở vật chất cũng nhƣ cả về các mối quan hệ của HTX.
Trên thực tế, các HTX thành công là các HTX đã xác định cụ thể, rõ ràng 3 yếu tố trên để lựa chọn mô hình HTX cho mình, trên cơ sở đó tiếp tục lựa chọn hình thức, phƣơng thức, phạm vi hoạt động và cách thức tổ chức quản lý. Một số HTX nông nghiệp do không căn cứ vào 3 yếu tố trên nên lựa chọn mô hình không phù hợp, dẫn đến HTX gặp nhiều khó khăn trong hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả, không đạt đƣợc mục tiêu phục vụ xã viên của mình.
Ngoài ra, các HTX cũng cần phân biệt rõ hai hình thức quản lý trong HTX là: quản lý HTX và quản lý sản xuất kinh doanh trong HTX. Phƣơng thức cơ bản nhất để quản lý sản xuất kinh doanh trong HTX chính là khoán. Do đó, HTX nông nghiệp cần có những hình thức khoán phù hợp và xây dựng các định mức khoán cụ thể. Nhƣng định mức này phải đƣợc xã viên thảo luận công khai và thông qua trong
89
đại hội xã viên, đồng thời phải đƣợc đại hội xã viên hàng năm xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình và điều kiện sản xuất kinh doanh ở thời điểm đó.
3.3.2.2. Đổi mới phương thức hoạt động
Các HTX nông nghiệp Hải Phòng muốn làm tốt dịch vụ cho xã viên của mình, phải đổi mới phƣơng thức hoạt động theo các nội dung sau:
Thứ nhất, xã viên phải đƣợc hƣởng lợi trực tiếp từ mua, bán với HTX.
Với vai trò làm dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, HTX bảo đảm số lƣợng, chất lƣợng, giá cả dịch vụ tốt nhất, có sức cạnh tranh với thị trƣờng. HTX khi trao đổi với xã viên thì bán rẻ, mua đắt hơn giá thị trƣờng; khi trao đổi với thị trƣờng thì mua rẻ do mua tập trung số lƣợng lớn, bán đƣợc giá do bán chung với nhau, không để thị trƣờng ép giá từng xã viên. Lợi ích kinh tế của xã viên – nông dân đặt lên hàng đầu trong hoạt động của HTX nông nghiệp.
Thực tế có một số HTX đã giảm giá vật tƣ, dịch vụ, tăng giá mua sản phẩm của nông dân so với thị trƣờng từ 7-10%; tỷ lệ này có thể tăng thêm khi HTX nông nghiệp đƣợc miễn, giảm toàn bộ thuế phát sinh từ các dịch vụ mua bán với nông dân, HTX chủ động giảm lợi nhuận tập trung. Thực chất là chuyển lợi nhuận của HTX vào xã viên, từ đó nông dân tự nguyện tham gia HTX. Đây là biện pháp kinh tế quan trọng nhất cần áp dụng, cần tham khảo kinh nghiệm của HTX nông nghiệp Nhật Bản, nơi có tỷ lệ từ 80-100% nông dân là xã viên.
Thứ hai, định hƣớng lợi nhuận của HTX nông nghiệp. Lợi nhuận tập trung của HTX bằng lợi nhuận từ phục vụ xã viên cộng với lợi nhuận kinh doanh trên thị trƣờng. Trong đó, lợi nhuận từ phục vụ xã viên nhỏ hoặc không có lợi nhuận đối với một số mặt hàng thiết yếu; lợi nhuận kinh doanh trên thị trƣờng nhƣ các doanh nghiệp kinh doanh vì lợi nhuận. HTX lấy lợi nhuận trên thị trƣờng để hỗ trợ xã viên. Xã viên làm nên HTX, là đối tƣợng phục vụ của HTX, HTX phục vụ trực tiếp xã viên qua mua bán, hỗ trợ kỹ thuật, giáo dục cộng đồng.
Với cách để xã viên đƣợc hƣởng lợi trực tiếp từ mua bán với HTX thì số lƣợng xã viên ngày càng tăng, thị phần ổn định, lợi nhuận đơn vị sản phẩm, dịch vụ nhỏ nhƣng tổng lợi nhuận định kỳ lớn.
90
HTX nông nghiệp cần xây dựng các phƣơng án tổ chức mua bán theo nguyên tắc mua rẻ của thị trƣờng, giảm chi phí giao dịch, giảm lãi trên đơn vị sản phẩm do HTX kinh doanh để bán rẻ cho xã viên. Sử dụng lợi thế xã viên là ngƣời tiêu thụ ổn định để đàm phán với các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên thị trƣờng, giành lợi ích cho xã viên. Thậm chí, HTX nông nghiệp có thể đấu thầu để chọn nhà cung cấp tốt nhất. Bên cạnh đó, HTX nông nghiệp cũng có thể mở rộng mạng lƣới kinh doanh bằng cách tổ chức các đại lý bán lẻ tƣ liệu sản xuất, hàng hóa tiêu dùng đến các cụm dân cƣ.
Thứ ba, hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX nông nghiệp có thể trực tiếp phục vụ cho xã viên, cũng có thể chỉ là hoạt động tạo ra lợi nhuận để HTX tiếp tục dùng lợi nhuận đó vào các hoạt động phục vụ xã viên. Nói chung là các hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX phải có lãi. Tuy nhiên, với HTX có nhiều hoạt động, cũng có một số hoạt động chỉ cốt là để phục vụ xã viên, HTX sẽ lấy lãi của các hoạt động khác bù đắp sang. Vì vậy, khi xác định phƣơng hƣớng sản xuất kinh doanh của HTX phải làm rõ những hoạt động nào là buộc phải có lãi và những hoạt động nào là cốt để phục vụ xã viên, có thể bù lỗ đƣợc. Đây chính là điểm khác biệt giữa HTX và doanh nghiệp tƣ nhân trong việc xác đinh phƣơng hƣớng sản xuất kinh doanh.
3.3.2.3. Chuẩn bị nguồn nhân lực cho HTX
Việc đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực là đòi hỏi mang tính sống còn đối với sự phát triển HTX nông nghiệp trong điều kiện hội nhập hiện nay. Vì thế, bản thân mỗi HTX nông nghiệp cần tự ý thức và xây dựng cho mình nguồn nhân lực có trình độ phù hợp với quy mô, trình độ sản xuất, với văn hóa của HTX mình. HTX phải tập hợp và huy động đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, trình độ, tâm huyết và nhiệt tình với công việc. Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, mỗi HTX cần xây dựng nguồn kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ và xã viên dƣới mọi hình thức, từ đào tạo chính quy đến bồi dƣỡng, tập huấn ngắn hạn theo từng chuyên đề. HTX nên chủ động về thời gian, nhân sự để tổ chức hoặc tham gia các khóa học bồi dƣỡng kiến thức, nâng cao trình độ; đồng thời, tích cực đóng góp kinh nghiệm thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh vào nội dung chƣơng trình đào tạo.
91
HTX nông nghiệp cần thể hiện đƣợc vai trò của mình trong cuộc sống của ngƣời dân. Ban quản lý HTX phải làm cho xã viên hiểu rõ mối quan hệ giữa lợi ích trƣớc mắt với lợi ích lâu dài của HTX, thấy đƣợc sự thống nhất lợi ích của xã viên với lợi ích chung của HTX. Từ đó, nông dân mới tự nguyện tham gia, gắn bó thực sự với HTX, cùng chia sẻ trách nhiệm và tham gia tích cực vào các hoạt động của HTX, xã viên coi HTX nhƣ nhà của mình và chính xã viên là chủ của ngôi nhà đó.
HTX phải chăm lo đời sống cho xã viên. Điều này không chỉ giúp xã viên vƣợt qua khó khăn, nâng cao đời sống, mà sâu xa hơn là tạo sự gắn bó mật thiết giữa xã viên với nhau và với HTX. HTX cần thƣờng xuyên tiến hành công tác tuyên truyền, giáo dục xã viên về những nguyên tắc và giá trị của HTX, khuyến khích tinh thần tƣơng thân tƣơng ái, nếp sống vì cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ ngƣời khác để việc xã viên tham gia HTX không chỉ vì lợi ích mà còn vì ý nghĩa và giá trị tinh thần to lớn mà nó mang lại.
3.3.2.4. Mở rộng liên kết hợp tác
Đặc điểm của kinh tế thị trƣờng là cạnh tranh và hợp tác, do đó từng HTX nông nghiệp không thể khép kín mà phải mở rộng hợp tác với các HTX nông nghiệp khác, thậm chí với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhằm chủ động tìm kiếm sự hợp tác và hỗ trợ, nâng cao trình độ kinh doanh và sức cạnh tranh của mình.
HTX nông nghiệp nên hợp tác cả với các loại hình HTX khác để hỗ trợ nhau trong cung ứng vật tƣ, kỹ thuật, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các HTX nông nghiệp cần liên kết nhau lại để cho ra đời các liên hiệp HTX liên xã hoặc liên huyện, có thể khống chế một vùng địa lý với số xã viên lớn, trong đó các xã viên của HTX này có thể là khách hàng của một HTX khác trong liên hiệp. Một liên hiệp HTX khống chế một vùng nguyên liệu hay một kênh phân phối với một lƣợng ngƣời tiêu dùng lớn sẽ tạo ra một đối trọng rất đáng kể tạo lợi thế trong cả kinh tế, chính trị với các đối tác. Vấn đề này rất cần sự quan tâm của Liên minh HTX Hải Phòng, bởi đặc điểm cố hữu của các HTX là tự phát, khả năng tự liên kết và cạnh tranh là rất thấp.
92
Ngoài ra, các HTX nông nghiệp nên tham gia làm thành viên của Liên minh HTX thành phố, bởi khi tham gia vào Liên minh HTX sẽ nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, hỗ trợ trực tiếp và có nhiều khả năng đƣợc tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động giữa các HTX với nhau. Việc tham gia Liên minh còn giúp gắn kết các HTX thành một khối thống nhất, nói lên tiếng nói chung tạo thành sức mạnh bảo vệ quyền lợi cho các HTX.
Tóm lại, HTX nông nghiệp ở Hải Phòng muốn phát triển đƣợc đòi hỏi phải có sự quan tâm, giúp đỡ, sự chỉ đạo sáng suốt, kịp thời từ phía Đảng và Nhà nƣớc, từ Thành ủy, UBND thành phố đến các cấp chính quyền địa phƣơng cùng các sở, ban, ngành liên quan. Bên cạnh đó, bản thân mỗi HTX rất cần phải tích cực, chủ động, sáng tạo, nỗ lực vƣơn lên. Chính sự phối, kết hợp nhịp nhàng, đồng bộ, chặt chẽ và hiệu quả từ hai phía để cùng nhau thực hiện các giải pháp chủ yếu ở trên sẽ tạo thành động lực to lớn thúc đẩy HTX nông nghiệp Hải Phòng phát triển ngày một hoàn thiện hơn, nâng cao hơn nữa đời sống ngƣời dân và đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
93
KẾT LUẬN
Có thể nói, HTX chính là thành quả của nền văn minh nhân loại, khởi nguồn từ ƣớc mong về một xã hội công bằng, dân chủ; về một cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả mọi ngƣời mà đặc biệt là những ngƣời lao động nghèo bị chèn ép và thua thiệt trong xã hội. Phong trào HTX với những nguyên tắc tự nguyện, tự chịu trách nhiệm, dân chủ, bình đẳng, công bằng, đoàn kết và với những giá trị đầy tính nhân văn đã phát triển và lan rộng trên toàn thế giới. HTX nhƣ một công cụ hữu hiệu mà thông qua đó ngƣời nghèo có thể thực hiện đƣợc ƣớc mơ của mình.
Nhận thức đƣợc điều đó, Đảng và Nhà nƣớc ta trong mọi giai đoạn của đất nƣớc đều đặc biệt quan tâm, chú ý, coi trọng việc phát triển kinh tế tập thể (nòng cốt là HTX) để kinh tế Nhà nƣớc cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Quán triệt sâu sắc chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc cũng nhƣ xuất phát từ chính điều kiện cụ thể của địa phƣơng, Thành ủy, UBND Hải Phòng luôn sát sao chỉ đạo, xây dựng các mô hình HTX kiểu mới, đƣa ra các giải pháp thiết thực nhằm không ngừng phát triển KTHT nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng. Hoạt động của các HTX nông nghiệp Hải Phòng vì thế cũng đã có nhiều chuyển biến về phƣơng thức hoạt động, cách thức tổ chức quản lý, về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh... Tuy nhiên, sự phát triển của HTX nông nghiệp chƣa đƣợc nhƣ mong muốn, hiệu quả kinh tế còn thấp, sức hấp dẫn của HTX đối với ngƣời dân còn rất hạn chế... Thực trạng trên một mặt là do sự phát triển không đồng đều về lực lƣợng sản xuất ở các địa phƣơng trên địa bàn thành phố nhƣng mặt khác lại có cả sự tác động của cả các nhân tố chủ quan và khách quan khác.
Với sự đồng lòng quyết tâm cao của Đảng bộ và nhân dân Hải Phòng cùng với sự nỗ lực vƣơn lên của bản thân các HTX nhằm thực hiện những giải pháp cụ thể, khả thi đƣa ra ở trên, nhất định trong thời gian tới HTX nông nghiệp ở Hải Phòng sẽ phát huy hết khả năng của mình, vƣợt qua mọi khó khăn, thử thách phát triển mạnh mẽ cùng các thành phần kinh tế khác. Góp phần thực hiện thành công quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, đƣa ngƣời dân thoát nghèo và khẳng định đƣợc vị trí của mình trong xã hội và vƣơn lên giàu có.
94
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Phạm Ngọc Anh (Chủ biên) (2003), Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Ban biên soạn chuyên từ điển: New Era, Từ điển Tiếng việt, NXB Văn hóa- Thông tin, 2005.
3. Nguyễn Văn Bích, Chu Tiến Quang (2001), Kinh tế hợp tác, Hợp tác xã ở Việt Nam thực trạng và định hướng phát triển, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Vụ Hợp tác xã (2007), Bản chất Hợp tác xã – Thực tiễn Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và khả năng vận dụng ở Việt Nam,Hà Nội. 5. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Vụ Hợp tác xã (2010), Một số nội dung cơ bản chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế tập thể, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Naoto Imagawa (2000), Công tác chỉ đạo trong hợp tác xã nông nghiệp – Những kinh nghiệm của hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Phạm Thị Cầm, Vũ Văn Kỷ, Nguyễn Văn Phúc (2003), Kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Cục Thống kê thành phố Hải Phòng (2009), Niên giám thống kê Thành phố Hải Phòng 2008, NXB Thống kê.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ