2.1.1.1. Vị trí địa lý
Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm ở phía Đông miền Duyên hải Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 102 km, có tổng diện tích tự nhiên là trên 152.300 ha, chiếm 0,45% diện tích tự nhiên cả nƣớc.
Về ranh giới hành chính: Hải Phòng có phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Tây giáp tỉnh Hải Dƣơng; phía Nam giáp tỉnh Thái Bình; phía Đông giáp biển Đông. Hải Phòng nằm ở vị trí giao lƣu thuận lợi với các tỉnh trong nƣớc và quốc tế thông qua hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển, đƣờng sông và đƣờng hàng không. Hải Phòng là thành phố lớn thứ 3 cả nƣớc, sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, là cửa chính ra biển của khu vực phía Bắc và cả nƣớc, liên kết một vành đai, hai hành lang kinh tế và trục hành lang kinh tế Đông Tây; là trung tâm của khu vực vành đai kinh tế phía tây Vịnh Bắc Bộ (Hải Phòng, Quảng Ninh); vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình); trung tâm của chuỗi đô thị hành lang: Hải Phòng - Hải Dƣơng - Hà Nội - Việt Trì - Yên Bái, Lào Cai - Mông Tự, Côn Minh (Trung Quốc); Hải Phòng - Hải Dƣơng - Hà Nội - Lạng Sơn - Nam Ninh (Trung Quốc) và chuỗi thành phố ven biển theo vành đai Vịnh Bắc Bộ là Hải Phòng - Hạ Long - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình…
Hải Phòng ngày nay bao gồm 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 quận (Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn, Dƣơng Kinh), 8 huyện (An Dƣơng, An Lão, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Thuỷ Nguyên, Vĩnh Bảo). Dân số thành phố là trên 1.837.000 ngƣời, trong đó số dân
40
thành thị là trên 847.000 ngƣời và số dân ở nông thôn là trên 990.000 ngƣời (theo số liệu điều tra dân số năm 2009), mật độ dân số là 1.207 ngƣời/km2
.
Với vị trí đắc địa ở trên Hải Phòng có đầy đủ các điều kiện cho không chỉ phát triển công nghiệp, dịch vụ mà còn phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại. Nông sản đƣợc vận chuyển, tiêu thụ trên các địa bàn trong và ngoài thành phố, thậm chí là xuất khẩu một cách dễ dàng; việc trao đổi, tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp cũng rất thuận lợi, nhằm tăng năng suất, chất lƣợng cây trồng, con vật nuôi, hƣớng tới một nền nông nghiệp Hải Phòng phát triển bền vững.
2.1.1.2. Tài nguyên đất
Địa hình Hải Phòng thay đổi rất đa dạng, phản ánh một quá trình lịch sử địa chất lâu dài và phức tạp. Phần phía bắc Hải Phòng có dáng dấp của một vùng trung du với những đồng bằng xen đồi, trong khi, phần phía nam thành phố lại có địa hình thấp và khá bằng phẳng của một vùng đồng bằng thuần tuý nghiêng ra biển.
Đất đai Hải Phòng gồm hai nhóm: đồng bằng có đất cát biển, đất mặn, đất phù sa. Đất đồi núi gồm các loại feralit và đất đá vôi. Diện tích đất rất lớn nhƣng đất tốt không nhiều. Hải Phòng có trên 57.000 ha đất canh tác, hình thành từ phù sa của hệ thống sông Thái Bình và nằm ven biển nên phần lớn đất mang tính chất phèn, mặn, có nhiều đồng trũng. Thêm vào đó là những biến động của thời tiết có ảnh hƣởng không tốt đến đất đai, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
Hơn nữa, hiện đất nông nghiệp bị thu hẹp rất nhanh, nhiều cánh đồng mầu mỡ đang biến mất dần, nhƣờng chỗ cho các xa lộ lớn, các khu công nghiệp, sân gôn và đô thị mới. Quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất đô thị là một xu thế có sức cuốn hút mạnh mẽ, bởi sự chênh lệch giá quá lớn giữa đất trồng trọt với đất đƣợc chuyển đổi sang mục đích xây dựng. Xu thế này có tác động tiêu cực và cản trở đến việc đầu tƣ thâm canh nông nghiệp, làm cho các “hàng rào” bảo vệ đất nông nghiệp trở nên quá mong manh. Do đó, vấn đề đặt ra là phải giải quyết vấn đề đất đai nhƣ thế nào để vừa có đủ diện tích phát triển nông nghiệp, vừa có đất xây dựng kết cấu hạ tầng, công trình công ích, CNH và đô thị hóa. Làm sao để giảm diện tích
41
đất nông nghiệp nhƣng vẫn bảo đảm đƣợc an ninh lƣơng thực, đang là một bài toán chƣa có lời giải thỏa đáng và trở thành mối quan tâm lớn trong quá trình phát triển của Hải Phòng.
2.1.1.3. Tài nguyên nước
Bên cạnh đất đai thì nƣớc cũng là một yếu tố không thể thiếu đƣợc trong phát triển, sản xuất nông nghiệp. TP Hải Phòng nằm ở hạ lƣu sông Hồng và sông Thái Bình, có nhiều cửa sông chảy qua địa phận nhƣ các cửa Thái Bình, Văn Úc, Lạch Tray, Cấm, Đá Bạc, Đa Độ, Rế, Giá… tạo nên nguồn nƣớc mặt tƣơng đối phong phú với diện tích trên 9.876 ha. Ngoài ra, Hải Phòng còn có một hệ thống mƣơng thuỷ lợi và 3 mạch nƣớc ngầm ở Kiến An, Thuỷ Nguyên, Cát Bà, song trữ lƣợng không đáng kể. Có thể thấy, tài nguyên nƣớc của Hải Phòng hiện tại và trong tƣơng lai chủ yếu dựa vào nguồn nƣớc mặt của các con sông.
Tuy nhiên, sông Hồng và sông Thái Bình đang phải hứng chịu lƣợng lớn nƣớc thải sinh hoạt, nhất là nƣớc thải công nghiệp từ các tỉnh ở thƣợng lƣu và từ chính thành phố đổ ra. Cộng với sự xâm nhập của nƣớc biển theo nhật triều vào sâu trong đất liền hàng chục km đã gây ô nhiễm nặng nề và làm mặn hoá một số con sông của thành phố.
Chính vì thế, nguồn nƣớc ngọt thô để sản xuất ra nƣớc phục vụ sinh hoạt và nông nghiệp chỉ còn trông vào 3 con sông là: sông Giá, dài 19km, bắt nguồn từ sông Kinh Thầy, chảy qua Thuỷ Nguyên; sông Đa Độ dài 49,5km, là hạ lƣu của sông Hồng, chảy qua quận Kiến An, các huyện An Lão, Kiến Thụy và thị xã Đồ Sơn; sông Rế dài 10km, bắt nguồn từ cống Bàng La Quảng Đạt, thuộc huyện Kim Thành, Hải Dƣơng. Tổng trữ lƣợng của cả 3 con sông khoảng 40 triệu m3. Nhƣ vậy, tiềm năng nƣớc của Hải Phòng trên lý thuyết rất phong phú nhƣng tài nguyên thực tế để khai thác lại không nhiều, điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến sự phát triển nông nghiệp ở Hải Phòng.
42