Giải pháp 5: Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục trong phát triển

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (Trang 128)

10. Cấu trúc của luận án

3.3.5. Giải pháp 5: Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục trong phát triển

Trích tỷ lệ thích hợp trong Đề án kiên cố hóa trường, lớp học giai đoạn II ở ĐBSCL đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho Trung tâm GDTX.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển Trung tâm giáo dục thường xuyên theo tinh thần Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP của Chính phủ.

Ngoài các nguồn vốn huy động từ công tác xã hội hóa giáo dục. Nhà nước cần trích từ 3% – 5% thuế giá trị gia tăng ở từng địa bàn, khu vực, để đầu tư lại cơ sở vật chất cho các Trung tâm GDTX huyện, tỉnh.

3.3.5. GIẢI PHÁP 5: Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục trong phát triển Trung tâm GDTX Trung tâm GDTX

Mục tiêu của giải pháp

Giáo dục thường xuyên sẽ phát triển theo hướng xã hội hóa với sự tham gia ngày càng đông, ngày càng tích cực và chủ động của các lực lượng trong toàn xã hội (xu hướng xã hội hóa GDTX). Xã hội hóa quan trọng và cần thiết đối với mọi cấp học, bậc học, ngành học. Tuy nhiên, đối với Trung tâm GDTX, xã hội hóa lại càng quan trọng và cấp bách hơn, bởi vì Trung tâm GDTX là một mảng giáo dục rộng lớn, phục vụ cho mọi người, mọi độ tuổi, được học liên tục, học thường xuyên, học suốt đời và là một trong những thành tố quan trọng góp phần xây dựng xã hội học tập.

Nội dung của giải pháp

Xác định mô hình phát triển hiện nay và trong tương lai ở vùng ĐBSCL là phát triển Trung tâm GDTX, chỉ có phát triển Trung tâm GDTX mới có nhiều khả năng đảm nhiệm được sự nghiệp phát triển giáo dục, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và trang bị cho con người những năng lực phù

hợp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng ĐBSCL. Như vậy, xã hội hóa giáo dục trong Trung tâm GDTX chính là góp phần chuẩn bị những viên gạch từ tất cả những nguồn lực hiện tại để tạo ra ngôi nhà giáo dục chung cho từng người và cho cộng đồng trong tương lai. Do đó, nội dung của xã hội hóa giáo dục trong Trung tâm GDTX chính là góp phần thực hiện công bằng trong giáo dục, từng bước không ngừng nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục và đào tạo ở mỗi người dân; Hình thành trong mọi tầng lớp nhân dân ý thức học tập thường xuyên, học tập suốt đời tiến tới xây dựng một xã hội học tập.

Lộ trình thực hiện giải pháp

Để xây dựng XHHT ở ĐBSCL có thể theo 2 giai đoạn:

1/ Giai đoạn hình thành XHHT qua việc phát triển các mô hình (2001 - 2010).

2/ Giai đoạn phát triển và hoàn thiện (2011 - 2015)

Trong giai đoạn 1, có 2 bước: Giai đoạn khởi động (2001 - 2005) và hình thành những cơ sở ban đầu về XHHT (2006 - 2010).

Điều kiện đảm bảo cho giải pháp được thực hiện

- Xây dựng và nhận thức về XHHT trong toàn xã hội.

- Xây dựng chiến lược Nhà nước về “xây dựng xã hội học tập” 2001 – 2010 và đến 2015.

- Tạo cơ chế quan hệ để các tổ chức xã hội phối hợp với Nhà nước với hệ thống GDTX, để xây dựng XHHT bằng một số biện pháp như:

+ Trước hết các cơ quan, đoàn thể, đơn vị vũ trang, các doanh nghiệp, làng nghề và các xã, phường, cộng đồng dân cư khác đều có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, đào tạo lại cho các nhân viên của mình để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế.

+ Phát huy tốt vai trò các lực lượng xã hội, đặc biệt là các lực lượng xã hội có nhiều khả năng tri thức để tham gia đổi mới mô hình, biên soạn, đánh giá nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy và học của Trung tâm GDTX; Tham gia chuyển giao công nghệ, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tay nghề, đặc biệt là phát hiện người giỏi, người tài trong xã hội, khuyến khích hình thành và phát triển các làng nghề truyền thống.

+ Đặc biệt, các lực lượng xã hội, doanh nghiệp, Nhà nước tích cực tham gia mở rộng việc sử dụng máy vi tính, internet cho những nơi có khó khăn. Đây cũng là một xu hướng hiện đại hóa XHHT ở ĐBSCL.

+ Đến năm 2010 và 2015, ĐBSCL sẽ có một mạng lưới những cơ sở học tập GDTX do dân tổ chức và nuôi dưỡng… (ở doanh nghiệp, làng nghề, đoàn thể, xã, phường…) với đầu mối là Trung tâm GDTX và các vệ tinh là Trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, phường… tiến lên dần một XHHT. Trong quá trình phát triển này, các Trung tâm GDTX cần tăng cường mối quan hệ liên thông, hỗ trợ giữa giáo dục nhà trường và bên ngoài nhà trường tạo nên một hệ thống giáo dục mở, hướng tới một XHHT hiện đại.

3.3.6. GIẢI PHÁP 6: Gắn phát triển Trung tâm GDTX với nhu cầu người học và thị trường lao động ở ĐBSCL

Mục tiêu của giải pháp

Nghị quyết Trung ương hai khóa VIII đã xác định phát triển giáo dục và đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Mối quan hệ giữa giáo dục và đào tạo với xã hội là mối quan hệ tác động qua lại. Phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo sự phát triển Trung tâm GDTX để đáp ứng nhu cầu người học và để đào tạo nguồn nhân lực cho từng địa phương và vùng ĐBSCL. Đào tạo nhân lực là khâu chủ yếu trong toàn bộ quá trình phát triển nguồn lực của quốc gia và của từng vùng. Đào tạo nhân lực hướng tới việc hình

thành và phát triển các kiến thức, kỹ năng lao động chuyên biệt phù hợp với các cách thức tổ chức, phân công lao động xã hội theo từng giai đoạn phát triển trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và các hoạt động kinh tế - xã hội khác. Vì vậy quy hoạch mạng lưới phát triển Trung tâm GDTX là nhằm mục tiêu đáp ứng với nhu cầu người học gắn phát triển kinh tế - xã hội và thị trường lao động.

Nội dung giải pháp

Đồng bằng sông Cửu Long đang tiến hành CNH, HĐH trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, giáo dục - đào tạo nói chung và phát triển Trung tâm GDTX không còn là công việc riêng của Nhà nước, mà mọi thành phần kinh tế đều có thể tham gia vào công tác giáo dục và đào tạo. Bởi vì, chính họ là những người sử dụng nhân lực được đào tạo và sự tham gia đó càng làm cho đào tạo gắn với sử dụng. Thực tế cho thấy, để gắn với thị trường lao động, các TTGDTX phải lập bộ phận marketing, điều tra thăm dò nhu cầu thị trường lao động. Liên kết giữa Trung tâm với các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, dịch vụ ... nắm bắt thông tin đào tạo nguồn nhân lực cung ứng thị trường lao động. Thị trường lao động hoạt động theo quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật về cung - cầu, quy luật về tối đa hóa lợi nhuận… Khi các Trung tâm GDTX tham gia vào thị trường cũng bị tác động bởi những quy luật đó.

Sự tác động này là động lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà các Trung tâm GDTX đào tạo, đồng thời tạo điều kiện để các Trung tâm GDTX có khả năng cung cấp dịch vụ có chất lượng, hiệu quả cao và có thêm cơ hội phát triển. Vì các Trung tâm GDTX không chỉ đào tạo theo những gì Trung tâm có sẵn mà phải điều chỉnh theo những gì mà xã hội cần. Do đó,

việc đào tạo của Trung tâm GDTX và việc sử dụng nhân lực của thị trường lao động gắn bó với nhau và hiệu quả trong cũng như ngoài của việc đào tạo nguồn nhân lực sẽ được nâng cao. Hơn nữa, kinh tế thị trường của nước ta hiện nay đã gia nhập WTO lại có điều kiện cung cấp các dịch vụ GD-ĐT có chất lượng cao. Một sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở giáo dục thuộc các thành phần khác nhau sẽ tạo ra cơ hội cho người học chọn lựa nơi học và dịch vụ có chất lượng cao nhất, để nhiều người lao động có việc làm với chất lượng cao, giá trị cao, từ đó làm cho thu nhập của người lao động tăng lên và thất nghiệp giảm xuống. Để đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH thị trường lao động ở ĐBSCL phải gắn phát triển Trung tâm GDTX về mặt số lượng mà còn cả về mặt chất lượng để nâng cao khả năng cạnh tranh chất lượng nguồn nhân lực. Khả năng này có được chủ yếu thông qua GD-ĐT của các Trung tâm GDTX.

Lộ trình thực hiện giải pháp

Quy hoạch mạng lưới phát triển Trung tâm GDTX đáp ứng nhu cầu người học, phấn đấu đảm bảo tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 23% năm 2010, 50% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020. Tăng cường dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số, lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất vào cho xuất khẩu lao động. Để đạt được chỉ tiêu nêu trên các Trung tâm GDTX, cơ sở GDTX, Trung tâm giới thiệu việc làm phối hợp, liên kết phát triển các hoạt động thông tin thị trường lao động, tổ chức sàn giao dịch việc làm đến huyện, cụm xã; Tăng cường các hoạt động giao dịch việc làm trên thị trường; Gắn cung - cầu lao động các tỉnh, thành phố trong vùng với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và xuất khẩu lao động.

Điều kiện đảm bảo cho giải pháp được thực hiện

Quy hoạch mạng lưới phát triển Trung tâm GDTX đáp ứng nhu cầu người học, gắn phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn và thị trường lao động.

Như các cơ sở giáo dục và đào tạo khác, các Trung tâm GDTX cũng phải tham gia vào việc kiểm định chất lượng giáo dục và đào tạo. Hiện nay, nhiều cơ sở giáo dục còn thiếu trách nhiệm với khách hàng về chất lượng giáo dục, đào tạo ra những “sản phẩm” không có đủ kiến thức và kỹ năng trong hoạt động thực tiễn. Kiểm tra chất lượng giúp các cơ sở tự nhìn nhận ra những mặt còn hạn chế của mình so với yêu cầu của thị trường lao động, từ đó tự hoàn thiện mình để phát triển.

Nhà nước tiếp tục phân cấp hợp lý theo hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các Trung tâm GDTX. Nói đến thị trường lao động là nói đến quan hệ cung - cầu, nói đến nhiều loại hình đào tạo khác nhau cùng cung ứng một hoặc nhiều dịch vụ, sự độc lập tương đối trong việc xác định và lựa chọn dịch vụ, sự độc lập theo cơ chế tập trung bao cấp, theo mệnh lệnh hành chính không thích hợp với nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế. Các cơ sở GDTX và các Trung tâm GDTX hơn ai hết là người nắm bắt trực tiếp nhu cầu giáo dục và đào tạo của thị trường lao động, của xã hội và là người chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình trước xã hội. Vì vậy, các Trung tâm GDTX phải có đủ quyền và trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, đủ sức ứng phó với quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

Các Trung tâm GDTX khi xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cần điều tra nắm chắc cung - cầu lao động để đáp ứng yêu cầu lao động cho các doanh nghiệp, khu công nghiệp, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và vùng kinh tế trọng điểm. Xây dựng phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu về lao động việc làm của thị trường lao động. Phối hợp với Trung tâm giới thiệu việc làm tổ chức sàn giao dịch việc làm đến huyện, cụm xã (Hội chợ, điểm hẹn, phiên chợ); Tăng cường các hoạt động giao dịch việc làm

trên thị trường; Gắn Cung - Cầu lao động các tỉnh/thành phố trong khu vực với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và xuất khẩu lao động.

Sửa đổi bổ sung cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý đào tạo nghề để tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án vay vốn tạo việc làm. Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống, phát triển các vùng chuyên canh nông, ngư nghiệp, cây ăn quả, để tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn.

Tích cực xúc tiến hướng liên kết đào tạo nước ngoài để có cơ hội nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.

3.4. Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp.

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên đang giảng dạy ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên (phụ lục 3.2) và thông qua tổ chức hội thảo “Cơ sở khoa học phát triển Trung tâm GDTX ở các tỉnh ĐBSCL” (phụ lục 3.7).

Qua phân tích nội dung của 714 phiếu trả lời của cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên (phụ lục 3.3) đã cho chúng tôi biết được quan điểm của đội ngũ chuyên gia về mức độ cần thiết cũng như thực trạng của mức độ vận dụng các giải pháp trong việc quy hoạch mạng lưới phát triển Trung tâm GDTX ở vùng ĐBSCL như đã đề xuất.

Bảng 3.1. Kết quả thăm dò về tính khả thi của các giải pháp STT Các giải pháp Sự cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1

Quy hoạch mạng lưới phát triển Trung tâm GDTX ở các tỉnh ĐBSCL. 81,6 18,4 00 90,8 9,2 00 2 Hoàn thiện các chính sách và các văn bản pháp lý địa phương nhằm phát triển các Trung tâm GDTX. 80,4 19,6 00 82,7 16,4 0,9 3

Đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý Trung tâm GDTX trong các tỉnh.

79,5 20,5 00 90,2 8,4 1,4

4

Đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất và hiện đại hóa phương tiện dạy học.

84,3 15,7 00 92,4 7,6 00

5

Đẩy mạnh xã hội hóa trong phát triển Trung tâm GDTX.

72,6 27,4 00 80,2 16,1 3,7

6

Gắn phát triển Trung tâm GDTX với nhu cầu người học và thị trường lao động ở vùng

ĐBSCL.

Về giải pháp quy hoạch mạng lưới phát triển GDTX đồng bộ với giải pháp tăng cường cơ sở vật chất và hiện đại hóa phương tiện dạy học có 83% các chuyên gia cho rằng rất cần thiết và 91,6% ý kiến cho rằng giải pháp này rất có khả thi.

Về giải pháp hoàn thiện các chính sách và các văn bản pháp lý cho việc phát triển GDTX ở vùng ĐBSCL có 80,4% các chuyên gia cho rằng rất cần thiết và 82,7% ý kiến cho rằng giải pháp này rất có khả thi.

Về giải pháp đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục có 79,5% các chuyên gia cho rằng rất cần thiết và 90,2% ý kiến cho rằng giải pháp này rất có khả thi.

Về giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục trong Trung tâm GDTX có 72,6% các chuyên gia cho rằng rất cần thiết và 80,2% ý kiến cho rằng giải pháp này rất có khả thi.

Về giải pháp gắn phát triển Trung tâm GDTX với nhu cầu người học và thị trường lao động ở vùng ĐBSCL có 69,3% các chuyên gia cho rằng rất cần thiết và 88,2% ý kiến cho rằng giải pháp này rất có khả thi.

Tóm lại, qua phân tích ở bảng 3.1 có 78% ý kiến các chuyên gia cho rằng cơ sở khoa học phát triển Trung tâm GDTX ở vùng ĐBSCL qua các giải pháp được đề xuất là rất cần thiết và 22,1% là cần thiết. Các chuyên gia đều cho rằng các giải pháp được đề xuất có tính rất khả thi và khả thi với 98,6% ý kiến cho rằng có thể thực hiện được ở các tỉnh ĐBSCL.

Những kết quả nêu trên là căn cứ sơ bộ, có tác dụng khẳng định niềm tin vào tính khả thi của các giải pháp quy hoạch mạng lưới phát triển Trung

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (Trang 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)