Quản lý các Trung tâm giáo dục thường xuyên

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (Trang 89)

10. Cấu trúc của luận án

2.2.5. Quản lý các Trung tâm giáo dục thường xuyên

Điều 46 Luật Giáo dục năm 2005 quy định cơ sở giáo dục thường xuyên bao gồm: Trung tâm giáo dục thường xuyên được tổ chức tại cấp tỉnh và cấp huyện; Trung tâm học tập cộng đồng được tổ chức tại xã, phường, thị trấn. Chương trình giáo dục thường xuyên còn được thực hiện tại các cơ sở

giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học và thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.

Hiện nay, các Trung tâm giáo dục thường xuyên đang phát triển theo hướng xã hội hóa với sự tham gia các lực lượng trong toàn xã hội. Phát triển Trung tâm GDTX nhằm đáp ứng nhu cầu học thường xuyên và học tập suốt đời của mọi người, đi đôi với việc phát triển là việc phân cấp quản lý hệ thống Trung tâm GDTX của từng địa phương có khác nhau. Có nơi do Sở GD&ĐT quản lý, có nơi do huyện quản lý hoặc phòng GD&ĐT quản lý. Việc phân cấp quản lý để tăng quyền tự chủ cho các Trung tâm GDTX, trong khi tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm không cao, tính kỷ luật, kỷ cương trong việc liên kết các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp không đúng qui định trong hợp đồng đào tạo.

2.2.6. Quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng Trung tâm giáo dục thường xuyên

a) Về đội ngũ giáo viên của các Trung tâm GDTX - Số lượng và cơ cấu

Từ khi đất nước tiến hành đổi mới kinh tế - xã hội, đặc biệt sau khi có Nghị quyết TW4 khóa VII và Nghị định của Chính phủ số 90/CP ngày 24/11/1993, việc xây dựng hệ thống GDTX bên cạnh hệ thống giáo dục chính quy được Bộ giáo dục và đào tạo ra Quyết định số 01/2007/QĐ-BGD- ĐT ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên, trong đó quy định về giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, các chương trình giáo dục xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; Cập nhật kiến thức, kỹ năng và chuyển giao công nghệ, giảng dạy ngoại ngữ, tin học ứng dụng, công nghệ thông tin - truyền thông. Chương trình phổ cập THCS và phổ cập trung học; Tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề

nghiệp, các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ cuộc sống. Thực tế, xét về mặt tổng thể, đội ngũ giáo viên đang giảng dạy ở các Trung tâm GDTX hầu hết là giáo viên ở bậc THCS và THPT được điều chuyển công tác từ các trường THCS và THPT, trên 60% có tuổi đời 50 tuổi trở lên, đang có nguy cơ hụt hẫng về biên chế bộ khung cho từng Trung tâm GDTX. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ phần lớn là Cao đẳng sư phạm, Đại học sư phạm giảng dạy các bộ môn văn hóa cho hệ bổ túc THCS và BTTHPT số còn lại Đại học sư phạm kỹ thuật giảng dạy chương trình hướng nghiệp nghề phổ thông cho học sinh các lớp trung cấp nghề. Các bộ môn ngoại ngữ - tin học ứng dụng hợp đồng thỉnh giảng.

Xét về biên chế số lượng giáo viên đã từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển về số lượng, hàng năm đội ngũ giáo viên có tăng mới ở các Trung tâm GDTX. Đội ngũ này đang đảm nhận nhiệm vụ giảng cho tất cả các cấp học, bậc học từ XMC, sau XMC, BTTH, BTTHCS, BTTHPT và các chương trình đào tạo khác, hiện có trên 1500 giáo viên bộ khung và trên 600 giáo viên thỉnh giảng ở các ngành nghề đào tạo khác.

Năm 2005, toàn vùng có đội ngũ giáo viên dạy nghề trên 2.400 người, mới đạt 35 học sinh/giáo viên, với quy mô như hiện nay vẫn còn thiếu khoảng 900 giáo viên. Mặt khác giáo viên dạy nghề hiện còn khoảng 50% chưa đạt chuẩn [63, tr208, 209].

Thực tế hiện nay trong vùng mới chỉ có 1 cơ sở đào tạo giáo viên dạy nghề (Trường Cao đẳng sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long) với quy mô tuyển sinh năm 2007 là 650 học sinh, rất thấp so với yêu cầu bổ sung giáo viên dạy nghề cho vùng.

Theo UNESCO chất lượng và hiệu quả đào tạo là một khái niệm đa chiều thể hiện thông qua kết quả của quá trình giáo dục – đào tạo theo mục tiêu đào tạo và chịu ảnh hưởng của các điều kiện, nhân tố, môi trường giáo dục (môi trường kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, quản lý.v.v…). Theo số liệu báo cáo của các Sở GD-ĐT khu vực ĐBSCL chất lượng và hiệu quả giáo dục – đào tạo của Trung tâm GDTX như sau:

- Chất lượng giáo dục và đào tạo của các Trung tâm GDTX

Chất lượng GD-ĐT của Trung tâm GDTX có đổi mới, bước đầu đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Về kiến thức của học viên, kỹ năng sống, nghề nghiệp, việc làm, xóa đói giảm nghèo có sự phát triển và đã đạt chất lượng trong một số lĩnh vực. Chính sự tiến bộ của chất lượng giáo dục, đào tạo trong các Trung tâm GDTX đã góp phần quan trọng vào việc bảo đảm ổn định chính trị trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất cả nước.

Tuy có chuyển biến bước đầu, song chất lượng giáo dục và đào tạo của các Trung tâm GDTX còn thấp, một mặt chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng ĐBSCL, mặt khác chưa tiếp cận với mặt bằng dân trí cả nước. Học viên, sinh viên liên kết đào tạo tốt nghiệp còn hạn chế về tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành nghề, năng lực vận dụng những điều đã học vào việc giải quyết các vấn đề đặt ra trong học tập, trong thực tiễn, về những kiến thức và trình độ cần thiết cho hội nhập (trình độ ngoại ngữ, tin học, khả năng giao tiếp, hợp tác…). Khả năng thích ứng với nghề nghiệp, tinh thần hợp tác và cạnh tranh chưa cao. Khả năng tự lập nghiệp còn hạn chế. Những giá trị mới thích hợp với thời kỳ CNH-HĐH chưa được hình thành hoặc hình thành chưa vững chắc trong một bộ phận lớn người học.

- Hiệu quả giáo dục và đào tạo của các Trung tâm GDTX còn thấp, thể hiện các mặt sau:

Sự mất cân đối giữa yêu cầu phát triển mạng lưới, quy mô và đòi hỏi nâng cao chất lượng tất yếu dẫn đến hiệu quả giáo dục và đào tạo của các Trung tâm GDTX thấp. Tỷ lệ học viên sau XMC, BTTH, BTTHPT đi học còn thấp, tỷ lệ tốt nghiệp BTTHPT năm 2006 – 2007 của vùng ĐBSCL dưới 30% thấp nhất cả nước. Người lao động qua đào tạo khó tìm được việc làm, hoặc phải được đào tạo bổ sung nhiều, khi tham gia vào lao động, sản xuất.

Học viên các chương trình GDTX được cấp văn bằng, chứng chỉ với số lượng lớn nhưng chưa phát huy tác dụng trong thực tiễn lao động sản xuất, công tác.

Hiệu quả đào tạo tại chức, từ xa có cấp bằng (nhất là các văn bằng ở trình độ Cao đẳng, Đại học) là rất đáng lo ngại do việc liên kết, đào tạo không đảm bảo chương trình đúng với quy định của trình độ đào tạo. Công tác quản lý lỏng lẻo, dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong quá trình học tập, thi cử như: Gian lận trong thi cử, mua bằng bán điểm. Tỷ lệ tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng theo phương thức từ xa không phản ánh được thực chất trình độ kiến thức, kỹ năng của người học.

Hình 2.5 Hiệu quả giáo dục và đào tạo của các Trung tâm GDTX về việc tìm được việc làm tháng 12 – 2007 [75, tr67]

b) Cơ sở vật chất kỹ thuật

Đối với các Trung tâm GDTX, cơ sở vật chất kỹ thuật được cải thiện và xây dựng mới, đặc biệt là một số Trung tâm GDTX được thụ hưởng từ các dự án viện trợ hoặc vay vốn hay nguồn từ xổ số kiến thiết đã tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề. Tập trung chủ yếu việc hiện đại hóa nhà xưởng thực hành, hội trường, ký túc xá, phòng học. Đặc biệt, việc trang bị máy tính phục vụ cho việc dạy và học được tăng cường, đến nay phần lớn các Trung tâm GDTX đã được nối mạng Internet.

Mặc dù cơ sở vật chất kỹ thuật đã được cải thiện, nhưng nhìn chung chưa thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu thể hiện trên các mặt sau:

Trên 60% cơ sở vật chất kỹ thuật xuống cấp hoặc kích thước phòng học không phù hợp trong việc giáo dục và đào tạo vì phần lớn cơ sở là do điều chuyển từ các ngành sản xuất của huyện, tỉnh từ thập niên 90. Trong những năm đầu thế kỷ XXI mặc dù có tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật

41,4

58,6

Số người tốt nghiệp trong các TTGDTX có việc làm Số người tốt nghiệp trong các TTGDTX chưa có việc làm

nhưng không tương xứng với quy hoạch phát triển mạng lưới và quy mô đào tạo của Trung tâm GDTX, còn nhiều huyện chưa xây dựng được Trung tâm GDTX.

c) Đầu tư cho các Trung tâm GDTX

Căn cứ vào Quyết định số 20/2006/QĐ-TTg ngày 20/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục – đào tạo và dạy nghề vùng ĐBSCL năm 2006 – 2007 và kế hoạch giai đoạn 2008 – 2010 như sau:

Bảng 2.7. Ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục – đào tạo và dạy nghề vùng ĐBSCL năm 2006 – 2007 và kế hoạch giai đoạn 2008 – 2010 [9, tr15]

Đơn vị: Triệu đồng. STT 1 1 Tên tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Tổng chi NSNN chi cho GD, ĐT&DN

(bao gồm: Chi Đầu tƣ, Chi thƣờng xuyên và CTMTQGGD) 2006 Dự toán 2007 KH 2008 KH 2009 KH 2010

Tổng chi khối địa phương 42.101.410 50.964.723 56.113.334 62.707.412 70.069.230 Vùng đồng bằng SCL 7.227.360 9.618.936 11.088.573 12.811.563 14.405.158 Tỷ trọng trong toàn khối ĐP 17,17% 18,9% 19,8% 20,4% 20,6%

1 Long An 620.672 856.710 987.092 1.140.133 1.281.224 2 Tiền Giang 670.020 933.380 1.070.521 1.231.206 1.379.675 3 Bến Tre 514.634 692.829 798.645 922.713 1.037.188 4 Trà Vinh 471.212 590.482 684.113 794.142 895.499 5 Vĩnh Long 466.533 736.495 836.084 952.005 1.059.854 6 Cần Thơ 582.224 750.117 866.330 1.002.540 1.131.560 7 Hậu Giang 336.995 423.541 490.729 568.794 641.491 8 Sóc Trăng 552.127 669.958 776.100 900.734 1.015.617 9 An Giang 767.113 1.026.032 1.184.693 1.371.227 1.542.947 10 Đồng Tháp 673.912 949.925 1.091.010 1.256.385 1.409.048 11 Kiên Giang 629.109 821.022 951.371 1.104.856 1.245.804 12 Bạc Liêu 408.915 542.502 621.322 713.076 798.386 13 Cà Mau 533.894 625.943 730.562 853.752 966.863

Bảng 2.8. Chi thường xuyên cho giáo dục đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng Sông Cửu Long năm 2006, 2007 và kế hoạch giai đoạn 2008 – 2010 [42, tr16] Đơn vị: Triệu đồng. STT Tên tỉnh, thành phố trực thuộc TW Chi thƣờng xuyên 2006 Dự toán 2007 KH 2008 KH 2009 KH 2010

Tổng chi khối địa phương 32.955.580 36.460.163 41.720.987 46.976.084 52.848.000 Vùng đồng bằng SCL 5.567.212 6.123.936 7.348.723 8.818.468 10.141.238 Tỷ trọng trong toàn khối ĐP 16,89% 16,80% 17,61% 18,77% 19,19% 1 Long An 504.100 554.510 665.412 798.494 918.269 2 Tiền Giang 519.708 571.680 686.016 823.219 946.702 3 Bến Tre 406.208 446.829 536.195 643.434 739.949 4 Trà Vinh 361.802 397.982 477.578 573.094 659.058 5 Vĩnh Long 355.723 391.295 469.554 563465 647.985 6 Cần Thơ 398.106 437.917 525.500 630.600 725.191 7 Hậu Giang 243.310 267.641 321.169 385.403 443.213 8 Sóc Trăng 409.507 450.458 540.550 648.660 745.958 9 An Giang 615.938 677.532 813.038 975.646 1.121.993 10 Đồng Tháp 534.477 587.925 705.510 846.612 973.604 11 Kiên Giang 514.929 566.422 679.706 815.648 937.995 12 Bạc Liêu 285.365 313.902 376.682 452.019 519.822 13 Cà Mau 418.039 459.843 551.812 662.174 761.500

Bảng 2.9. Chi đầu tư phát triển cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng Sông Cửu Long năm 2006, 2007 và kế hoạch giai đoạn 2008 – 2010 [42, tr17] Đơn vị: Triệu đồng. STT Tên tỉnh, thành phố trực thuộc TW Chi thƣờng xuyên 2006 Dự toán 2007 KH 2008 KH 2009 KH 2010

Tổng chi khối địa phương 6.629.130 11.673.860 11.153.160 12.084.250 13.118.230 Vùng đồng bằng SCL 1.189.288 2.886.000 3.039.500 3.201.700 3.373.600 Tỷ trọng trong toàn khối ĐP 17,9% 24,7% 27,3% 26,5% 25,7% 1 Long An 83.412 259.000 272.000 285.500 299.800 2 Tiền Giang 114.912 315.000 330.800 347.300 364.700 3 Bến Tre 73.206 205.000 215.300 226.000 237.300 4 Trà Vinh 75.750 147.600 154.900 162.700 170.800 5 Vĩnh Long 84.750 305.000 320.300 336.300 353.100 6 Cần Thơ 158.508 272.000 294.600 319.700 347.600 7 Hậu Giang 48.375 97.500 102.400 107.500 112.900 8 Sóc Trăng 99.500 168.500 176.900 185.800 195.100 9 An Giang 105.625 290.800 305.300 320.600 336.600 10 Đồng Tháp 96.625 308.000 323.400 339.600 356.500 11 Kiên Giang 77.250 211.500 222.100 233.200 244.800 12 Bạc Liêu 90.750 183.000 192.200 201.800 211.900 13 Cà Mau 80.625 123.100 129.300 135.700 142.500

Năm 2006, Ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo, dạy nghề vùng ĐBSCL là 7.227 tỷ đồng (chiếm 17,17% tổng chi ngân sách giáo dục – đào tạo và dạy nghề các tỉnh, thành phố cả nước). Năm 2007, dự toán chi ngân sách cho các tỉnh ĐBSCL là 9.618 tỷ đồng (chiếm 18,9% tổng chi ngân sách giáo dục – đào tạo và dạy nghề các tỉnh, thành phố trong cả nước, bao gồm cả chi từ nguồn xổ số kiến thiết của địa phương).

Dự toán chi ngân sách cho các tỉnh ĐBSCL năm 2008 là 11.088 tỷ đồng chiếm 19,8%; năm 2009 là 12.811 tỷ đồng chiếm 20,4%; năm 2010 là 14.405 tỷ đồng chiếm 20,6%.

Qua số liệu nghiên cứu và thực tế đầu tư của tỉnh Long An, tỉnh Đồng Tháp cho hệ thống GDTX.

Bảng 2.10. Ngân sách Nhà nước chi cho GDTX của 2 tỉnh ở vùng ĐBSCL năm 2006 [77, tr8] Đơn vị: Triệu đồng Tên tỉnh Tổng chi NSNN cho GD-ĐT và dạy nghề năm 2006 CSVC kỹ thuật Chi thƣờng xuyên Chi chƣơng trình MTQGGD (PCTHCS, PCTH sau XMC, đào tạo

kỹ năng sống)

Tỷ lệ

Long An 620.672 33.000 20.884 17.324 11,5%

Đồng Tháp 673.912 47.100 27.464 20.424 19,2%

Nếu đem so sánh tổng chi NSNN cho GD-ĐT và dạy nghề với việc chi cho GDTX thì tỷ lệ đạt rất thấp. Hơn nữa theo báo cáo sơ kết của Bộ GD-ĐT tại Hội nghị ngày 13/1/2007 tiến độ tổ chức thực hiện Quyết định số 20/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ còn chậm so với yêu cầu. Một số tỉnh chưa chủ động xây dựng chương trình kế hoạch triển khai thực hiện (đến nay, mới có 5 tỉnh xây dựng chương trình kế hoạch gửi về Bộ giáo dục và đào tạo) còn thiếu sự phối hợp đầy đủ giữa UBND cấp tỉnh các địa phương trong vùng với Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cùng các Bộ, ngành có liên quan để tổ chức xây dựng và chỉ đạo triển khai các chương trình, đề án cụ thể.

2.2.7. Công tác kiểm tra, đánh giá và quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ

Luật Giáo dục năm 2005, điều 47 quy định việc quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên do Giám đốc Trung tâm GDTX cấp chứng chỉ GDTX, còn lại những chương trình học GDTX khác, đối tượng học phải đăng ký cơ sở giáo dục, nơi xác nhận đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo. Về việc kiểm tra, đánh giá xếp loại học viên theo học chương trình GDTX cấp THCS và cấp THPT theo

Quyết định số 02/2007/QĐ.BGDĐT được các Trung tâm GDTX áp dụng bước đầu có những kết quả nhất định trong việc thực hiện cuộc vận động hai không “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Tuy nhiên, trong thời gian qua việc kiểm tra, đánh giá và quản lý cấp phát văn bằng còn nhiều sai sót. Đặc biệt nghiêm trọng, các Trung tâm GDTX liên kết đào tạo, công tác quản lý không tuân theo đúng các quy trình đào tạo liên kết (từ tuyển sinh, chấp hành chế độ học tập, quy trình đánh giá, thi và tốt nghiệp), dẫn đến người học được cấp văn bằng, chứng chỉ không đúng trình độ tương ứng, chất lượng thật sự thấp nhưng không thể xử lý. Hiện tượng này có ở các hệ đào tạo liên kết và phổ biến ở phương thức học tập tại chức và từ xa.

Từ tháng 6/2000, theo chủ trương của Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các địa phương, các trường tăng cường thanh tra, kiểm tra việc quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ thuộc hệ thống

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (Trang 89)