Quản lý các phương thức học giáo dục thường xuyên

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (Trang 88)

10. Cấu trúc của luận án

2.2.4. Quản lý các phương thức học giáo dục thường xuyên

Phương thức học của GDTX đã hình thành từ những năm đầu của thập kỷ 60. Trong những năm gần đây, GDTX đào tạo theo nhiều hình thức học đa dạng và có những đổi mới về hình thức giáo dục ở nước ta và đang từng bước mở rộng và liên tục phát triển cùng với sự tiến bộ vượt bậc của ngành công nghệ thông tin và truyền thông.

Để đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người, trong những năm gần đây các Trung tâm GDTX có những bước phát triển đáng kể về phương thức và phương tiện học GDTX, hình thức học tập trung, bán tập trung, trên lớp dành cho các đối tượng học chương trình GD theo cấp lớp lấy chứng chỉ, văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được các Trung tâm GDTX thường xuyên quản lý chặt chẽ, phương thức học này ngày có xu thế giảm.

Hiện nay, với sự phát triển của ngành công nghệ thông tin và các phương tiện hiện đại khác, phương thức học từ xa, E-learning, tự học có hướng dẫn đang phát triển mạnh mẽ. Theo thống kê giáo dục năm học 2002 – 2003, số sinh viên có trình độ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, học theo hình thức đào tạo từ xa là 2.820 sinh viên, sau 5 năm (năm 2007) số sinh viên đào tạo từ xa là 205.721 sinh viên, tăng 202.901 sinh viên. Số sinh viên theo học từ xa tập trung chủ yếu vào các ngành thuộc khối sư phạm, khối kinh tế, quản trị kinh doanh, số lượng sinh viên này sinh sống và làm việc ở khu vực miền núi phía Bắc, Tây nguyên, vùng sâu vùng xa đồng bằng sông Cửu Long [13,tr7].

Phương thức học theo hình thức vừa làm, vừa học dành riêng cho những người đã có tối thiểu 1 năm làm việc. Từ năm 1994, do chính sách mở cửa, nền kinh tế thị trường phát triển mạnh, nhu cầu đào tạo và đào tạo lại để chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước, nhu cầu học để tìm việc làm, nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp của những người lao động thuộc các

thành phần kinh tế ngày càng tăng, nên không quy định thời gian công tác. Nên quy mô liên kết đào tạo của các Trung tâm GDTX theo hình thức vừa làm, vừa học liên tục tăng lên để đáp ứng việc đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương.

Năm 2005 tổng quy mô đào tạo đại học vừa làm, vừa học là 358.685 sinh viên tăng 150% so với năm 1997 (242.007) trong đó đào tạo đại học là 74,37%, đào tạo Cao đẳng là 25,73%. Về cơ cấu ngành, nghề: Khối kinh tế 27,01%, khối khoa học xã hội và nhân văn 14,09%, khối sư phạm 36,48% tăng 336% so với năm 1997 (10,87%). Khối ngành kỹ thuật, công nghệ chiếm 12,38%, khối Nông - Lâm - Ngư, Văn hóa - Thể dục thể thao, Y dược là rất ít (khoảng 10%). Đào tạo tại trường 37,7% và đào tạo tại địa phương là 62,3% [13,tr5]. Ngoài những mục tiêu về nâng cao trình độ cho cán bộ ở các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, rút ngắn khoảng cách về giáo dục giữa các vùng miền, đặc biệt ưu tiên đào tạo cán bộ thuộc các khối ngành khoa học kỹ thuật và nông lâm ngư ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy vậy trong những năm qua cơ cấu ngành nghề cũng chưa thay đổi nhiều, phương thức học theo niên chế không còn thích hợp, dạy theo hình thức “cuốn chiếu”, dạy nhiều tiết trong một ngày, học xong thi ngay, nội dung, chương trình đào tạo không được kiểm soát. Không tách khâu dạy và khâu thi, giảng viên dạy hết môn, ra đề và chấm thi ngay, một số trường cho người học nộp chứng chỉ các môn ngoại ngữ, tin học.

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (Trang 88)