Giải pháp 3: Đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên cơ hữu

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (Trang 122)

10. Cấu trúc của luận án

3.3.3. Giải pháp 3: Đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên cơ hữu

hữu và cán bộ quản lý Trung tâm GDTX trong các tỉnh

Mục tiêu của giải pháp

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW2 Khóa VII là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện, ngày 15/6/2004 Ban Bí thư TW Đảng ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD trong đó yêu cầu: Ban Cán sự

đảng, Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng cụ thể hóa các nội dung nêu trong Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg ngày 27/8/2001 thành cơ chế, chính sách, xây dựng kế hoạch triển khai và chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQLGD trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Trên cơ sở khoa học về việc quy hoạch mạng lưới phát triển Trung tâm GDTX ở các tỉnh ĐBSCL các địa phương cần xây dựng quy hoạch tổng thể đề án phát triển đội ngũ giáo viên cơ hữu trong Trung tâm GDTX và cán bộ quản lý trên cả ba khâu: Đào tạo bồi dưỡng, sử dụng đãi ngộ, đánh giá và giải pháp xử lý, tạo động lực đủ mạnh để phục vụ nhu cầu học tập của người dân.

Nội dung của giải pháp

Đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên cơ hữu củaTrung tâm GDTX và cán bộ quản lý theo Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư. Đổi mới công tác đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ở các Trường Sư phạm. Triển khai thực hiện Chương trình quốc gia về giáo viên nhằm giải quyết tình trạng thiếu về số lượng, hạn chế về trình độ, không đồng bộ về cơ cấu.

Bộ Giáo dục và đào tạo nên có Chương trình bồi dưỡng thường xuyên mới theo hướng thiết thực hiện đại theo chu kỳ cho giáo viên GDTX và giáo viên dạy nghề; Tăng thời gian và số lần bồi dưỡng trong chu kỳ. Thực hiện đổi mới phương thức tổ chức thực hiện theo hướng thực sự tăng cường tính tự học, tự bồi dưỡng của người học, trách nhiệm của nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục, tính nghiêm minh trong kiểm tra, đánh giá, bảo đảm chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng.

Mở rộng chương trình đào tạo liên thông, đào tạo theo địa chỉ và khai thác tối đa các Chương trình hợp tác quốc tế của các Trường Đại học, Cao đẳng trong vùng để đào tạo giáo viên GDTX. Mở các khoa dự bị đại học trong Trường Đại học Cần Thơ, tăng chỉ tiêu dự bị và cử tuyển cho học sinh dân tộc vào các Trường Cao đẳng, Đại học để đào tạo giáo viên GDTX tại chỗ.

Tiếp tục thực hiện Thông tư 35/2006/TTLB-BGD-BNV rõ ràng đây là một chủ trương đúng, một hướng dẫn hợp lý, cần có sự chỉ đạo thống nhất, cụ thể. Việc giao hoàn toàn cho địa phương để mạnh ai, nấy làm sẽ không chỉ không mang lại hiệu quả mà đôi khi còn khiến các cơ sở giáo dục phải gánh lấy những hậu quả không đáng có.

Lộ trình thực hiện giải pháp

Để đáp ứng nguồn lực giáo viên tại chỗ, Bộ GD – ĐT cần đầu tư về phát triển GD –ĐT và dạy nghề vùng ĐBSCL đến năm 2010 và năm 2020 thể hiện bằng các đề án, dự án, thành lập mới, nâng cấp mở rộng các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp của vùng ĐBSCL để đào tạo, bồi dưỡng GV cho các TTGDTX.

Mỗi địa phương xây dựng kế hoạch tổng thể về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên của hệ GDTX.

Thành lập 3 Trung tâm nguồn tại 3 khu vực: Miền Bắc, miền Trung, miền Nam để tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, GV của hệ GDTX. Các Trung tâm nguồn tổ chức xây dựng chương trình bồi dưỡng, nghiệp vụ về GDTX, tổ chức biên soạn tài liệu chuyên tham khảo về GDTX để sử dụng, tham khảo trong các lớp tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo.

Trong các Trường Sư phạm thành lập khoa Giáo dục người lớn hoặc GDTX để đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ GDTX cho giáo sinh và sinh viên.

Hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp để thu hút, động viên giáo viên tham gia công tác hệ GDTX.

Tăng cường sự đầu tư của Nhà nước song song với việc huy động, đa dạng các nguồn lực cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hệ GDTX.

Điều kiện đảm bảo cho giải pháp được thực hiện

Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên GDTX và cán bộ quản lý bao gồm các điều kiện sau:

- Thực hiện dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Cần Thơ thành Trường Đại học trọng điểm.

- Dự án tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các Trường Đại học: Y Dược Cần Thơ, An Giang, Sư phạm Đồng Tháp, Tiền Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu và Trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang.

- Đề án thành lập Trường Đại học Văn hóa Cần Thơ, Trường Cao đẳng Thương Mại (Bộ Thương Mại) và Trường Trung cấp Nghiệp vụ Du lịch tại Cần Thơ.

- Dự án đào tạo và bồi dưỡng chuẩn hóa giáo viên GDTX và cán bộ quản lý giáo dục tại chỗ cho vùng ĐBSCL.

- Dự án đào tạo nguồn giáo viên GDTX của đề án “Đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước cho vùng ĐBSCL từ nguồn kinh phí của đề án 322”.

- Đề án tăng cường năng lực quản lý và nâng cao thể chế trong lĩnh vực GDTX ở ĐBSCL.

- Đề án phát triển đội ngũ giáo viên GDTX và cán bộ quản lý giáo dục gắn với việc quy hoạch mạng lưới phát triển Trung tâm GDTX ở ĐBSCL.

- Hoàn thiện một số chính sách tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng và đãi ngộ, bảo đảm cơ chế thực hiện các chính sách đó phù hợp với yêu cầu đổi mới quản lý Nhà nước về GDTX.

- Hoàn thiện chế độ tiền lương và chế độ phụ cấp ưu đãi cho giáo viên GDTX theo hướng khắc phục những bất cập hiện có, tạo động lực đủ mạnh cho giáo viên GDTX toàn tâm, toàn ý đưa Trung Tâm GDTX ở ĐBSCL vào thế ổn định và phát triển.

- Hoàn thiện cơ chế kết hợp biên chế và hợp đồng trong các Trung tâm GDTX theo hướng mở rộng diện tuyển dụng giáo viên GDTX theo chế độ hợp đồng, xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý cho giáo viên hợp đồng để khắc phục những phân biệt về chế độ chính sách giữa giáo viên trong biên chế với giáo viên làm việc theo hợp đồng.

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (Trang 122)