Những yếu kém và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (Trang 99)

10. Cấu trúc của luận án

2.3.1. Những yếu kém và nguyên nhân

Những yếu kém

Từ kết quả phân tích thực trạng phát triển Trung tâm GDTX ở ĐBSCL có thể rút ra những yếu kém trong việc phát triển Trung tâm GDTX cho vùng như sau:

1/ Việc quy hoạch mạng lưới phát triển Trung tâm GDTX cấp tỉnh và cấp huyện chưa đạt yêu cầu về số lượng và chất lượng theo vị trí địa lý, vùng lãnh thổ và ở từng địa phương ở ĐBSCL.

2/ Đội ngũ giáo viên GDTX còn quá mỏng, phần lớn là giáo viên phổ thông được điều chuyển làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo ở các Trung tâm GDTX.

3/ Cơ cấu tổ chức và quản lý TTGDTX về hệ thống văn bản pháp lý thiếu chưa được ban hành kịp thời và đồng bộ.

4/ Chất lượng giáo dục và đào tạo của Trung tâm GDTX còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho vùng và cho từng địa phương. Những giá trị mới thích hợp với thời kỳ CNH, HĐH chưa được hình thành hoặc hình thành chưa vững chắc trong một bộ phận lớn người học. Ở giáo dục không chính quy, chất lượng giáo dục – đào tạo tại chức, từ xa có cấp bằng, đào tạo liên kết giữa các trường với các địa phương là một khâu yếu nghiêm trọng của giáo dục nước ta hiện nay nói chung và ĐBSCL nói riêng.

5/ Cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, chưa đáp ứng với trình độ kỹ thuật mà xã hội cần. Ngân sách Nhà nước có đầu tư tại Quyết định số 20/2006/QĐ-TTg của Chính phủ cho giáo dục – đào tạo và dạy nghề. Tuy nhiên, các tỉnh chưa đầu tư tương thích với loại hình GDTX.

6/ Nội dung sách giáo khoa GDTX dùng chung với hệ chính quy, chương trình riêng theo hệ GDTX. Nhưng lại có chung một bằng cấp.

Nguyên nhân

1/ Cơ sở pháp lý để phát triển GDTX nói chung và phát triển Trung tâm GDTX nói riêng chưa đồng bộ, chưa đủ mạnh và chưa thống nhất.

2/ Các tỉnh ĐBSCL chậm xây dựng đề án quy hoạch mạng lưới phát triển Trung tâm GDTX, đặc biệt là cấp huyện.

3/ Tiến độ tổ chức thực hiện Quyết định số 20/2006/QĐ-TTg của Chính phủ chậm so với yêu cầu. Nguyên nhân cơ bản của việc chậm trễ trong triển khai Quyết định là chưa có sự đầu tư đúng mức của lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL đối với sự nghiệp giáo dục – đào tạo và dạy nghề.

4/ Trình độ cán bộ quản lý và trình độ nghiệp vụ giáo viên còn thấp so với yêu cầu đổi mới GDTX, Bộ Giáo dục và đào tạo chưa có chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ cho các Trung tâm GDTX, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ sau đại học còn rất ít.

5/ Chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo của Trung tâm GDTX thấp là do nội dung, chương trình giáo dục, đào tạo chưa khoa học, chưa phù hợp với thực tiễn của xã hội, của sản xuất.

Những yếu kém và nguyên nhân nêu trên đang là cơ hội và thách thức to lớn đối với việc phát triển Trung tâm GDTX ở ĐBSCL.

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)