Phát triển

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (Trang 33)

10. Cấu trúc của luận án

1.2.1.Phát triển

Thuật ngữ phát triển xuất hiện vào nửa sau thế kỷ XX, được nhiều nhà triết học, kinh tế học, xã hội học bàn tới. Về mặt triết học, phát triển là phạm trù chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới. Mọi sự vật, hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái bất biến, mà trải qua một loạt các trạng thái từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong, phạm trù phát triển thể hiện một tính chất chung của tất cả những biến đổi ấy. Trong xã hội học, nhiều học giả phương Tây quan niệm phát triển và kém phát triển chủ yếu tập trung vào khả năng tích lũy và đầu tư để tăng trưởng kinh tế, theo họ sự tăng trưởng này chính là phát triển xã hội. Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ: Phát triển là làm biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp.

Vì vậy, chúng tôi hiểu rằng phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

Theo nghĩa này, quá trình một sự vật phát triển sẽ làm cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động và chức năng hoạt động của nó ngày càng hoàn thiện hơn.

Vận dụng khái niệm phát triển nêu trên, phát triển TTGDTX được sử dụng trong luận án là một khái niệm tổng hợp gồm ba phương diện cơ bản: Tăng về quy mô số lượng, cải thiện về cơ cấu và nâng cao chất lượng. Phát triển TTGDTX tiếp cận trên hai bình diện: Hệ thống GDTX của vùng và mỗi TTGDTX. Về hệ thống GDTX của vùng, phát triển là sự gia tăng số lượng các cơ sở GDTX so với hiện có; Tăng tỷ trọng đào tạo nhân lực từ các TTGDTX trong tổng quy mô đào tạo của tất cả các cơ sở GDTX; Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực của tất cả các TTGDTX trong vùng. Về phương

diện phát triển một tổ chức hay mỗi TTGDTX bao gồm tăng số lượng đào tạo mỗi Trung tâm với chỉ số đặc trưng nhất là số lượng học viên, sinh viên; Đa dạng hóa các loại hình đào tạo mới của mỗi Trung tâm nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi người dân vừa làm, vừa học, học liên tục, học suốt đời.

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (Trang 33)