nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn Tây
Tổng nguồn vốn huy động và dư nợ của Chi nhánh tăng dần qua các năm. Mặc dù có cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính Mỹ, song nguồn vốn huy động năm 2008 vẫn tăng hơn so với năm 2007 (năm 2008 là 713.228 triệu đồng, năm 2007 là 671.589 triệu đồng), dư nợ năm 2008 cũng tăng hơn so với năm 2007 (cụ thể năm 2008 dư nợ là 628.292 triệu đồng, năm 2007 dư nợ là 591.612 triệu đồng). Tuy nhiên, lợi nhuận của năm 2009 lại sụt giảm so với năm 2008 (lợi nhuận năm 2009 bằng 65% so với năm 2008 và bằng 13,2% so với năm 2010).
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn Tây
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng nguồn vốn huy động 618.976 671.589 713.228 802.460 1.035.510 Tổng dư nợ 319.790 591.612 628.292 1.008.805 1.330.250 Tổng thu nhập 99.212 107.645 114.320 126.999 189.014 Tổng chi phí 86.710 94.081 99.914 117.601 118.230 Lợi nhuận 12.502 13.564 14.406 9.398 70.784
Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn Tây năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010
Qua bảng 2.1 thấy được tổng dư nợ cho vay năm 2009 và 2010 cao hơn tổng nguồn vốn năm 2009 và 2010. Giai đoạn từ năm 2008 trở về trước, nguồn vốn huy động luôn lớn hơn tổng dư nợ, song năm 2009 và 2010 số vốn huy động lại nhỏ hơn tổng dư nợ, chứng tỏ hai năm 2009 và 2010 Chi nhánh phải lấy nguồn vốn từ
48
Hội sở để cho vay. Qua đó thấy được nhu cầu vay vốn để sản suất kinh doanh cũng như để đầu tư trong dân, tổ chức kinh tế ngày càng tăng. Ngoài ra, năm 2009 và 2010 là khoảng thời gian hai năm kể từ khi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn Tây trở thành chi nhánh cấp 1, trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn Tây, không phải qua cấp quản lý của Thành phố Hà Nội. Điều này chứng minh đường lối chiến lược phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là đúng đắn.