Kiến nghị Chính phủ

Một phần của tài liệu Dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Sơn Tây (Trang 103)

Một là, ổn định môi trường kinh tế vĩ mô. Sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế vĩ mô có mối quan hệ mật thiết với hoạt động kinh doanh ngân hàng và quan hệ giữa khách hàng với các ngân hàng thương mại. Chỉ khi kinh tế tăng trưởng, lạm phát được kìm chế, giá trị nội tệ và mức lãi suất ổn định thì người dân cũng như tổ chức kinh tế mới yên tâm, tin tưởng vào hoạt động của hoạt động ngân hàng và trong điều kiện như vậy thì hoạt động ngân hàng mới sôi động, mang lại lợi nhuận cho cả ngân hàng và khách hàng. Để đảm bảo sự ổn định và tăng trưởng bền vững của nền kinh tế, Nhà nước cần phải hoạch định lại và cụ thể hóa các

103

chính sách quan trọng như chính sách thuế, chính sách kinh tế vùng, chính sách xuất nhập khẩu…Những chính sách này khi đưa ra phải phù hợp với những diễn biến kinh tế theo tín hiệu thị trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển có hiệu quả, tăng thu nhập cho xã hội, tạo lập niềm tin và kích thích dân chúng tăng đầu tư, mở rộng quan hệ với ngân hàng.

Hai là, thống nhất quan điểm xác định rõ và cụ thể về lộ trình mở cửa dịch vụ ngân hàng theo đúng cam kết quốc tế. Chính phủ cần xây dựng lộ trình hội nhập cho các ngân hàng một cách hợp lý với phương châm hội nhập và mở cửa từng bước nhằm tận dụng tối đa các cơ hội từ hội nhập đồng thời hạn chế ở mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Tự do hóa lĩnh vực tài chính ngân hàng phải được thực hiện sau cùng, sau khi đã cải cách cơ cấu và tự do hóa thương mại. Việc có được lộ trình phù hợp sẽ đảm bảo các hoạt động tài chính hội nhập hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh mà không vướng vào các cuộc khủng hoảng ngân hàng.

Ba là, phát triển hạ tầng kỹ thuật-công nghệ hiện đại. Mặt hàng công nghệ của Việt Nam vẫn còn rất thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới, vì vậy, Chính phủ cần chú trọng phát triển hạ tầng kỹ thuật-công nghê. Tăng cường chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến trên cơ sở tiếp thu và làm chủ được công nghệ đó. Bên cạnh đó, phải có chiến lược đào tạo những chuyên gia kỹ thuật giỏi, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Sự phát triển của Bưu chính viễn thông là tiền đề, là cơ sở để các ngân hàng thương mại hiện đại hóa và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới. Về phía khách hàng, phí thuê bao, sử dụng internet và cước điện thoại còn quá đắt so với các nước trong khu vực và trên thế giới, không khuyến khích được người dân sử dụng dịch vụ ngân hàng qua mạng. Vì vậy, việc phát triển bưu chính viễn thông là một nội dung quan trọng cần được Nhà nước đặc biệt quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước.

Thứ tư là, hoàn thiện chính sách về nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển. Nhà nước cần tăng nhanh đầu tư, tích lũy cho nông nghiệp, dành nguồn vốn lớn hơn nữa để đầu tư cho phát triển nông nghiệp

104

như xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, nghiên cứu triển khai các tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ nông, lâm nghiệp.

Kêu gọi các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế đầu tư vốn cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng nông thôn, viễn thông ở các vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ hàng nông sản, thực phẩm và người dân vùng sâu vùng xa có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn và sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, tăng đầu tư cho công tác nghiên cứu về nông nghiệp, xây dựng hệ thống khuyến nông hiệu quả. Tăng cường khả năng cạnh tranh và định hướng thị trường nông nghiệp, nông thôn.

Xây dựng quỹ bình ổn giá trong nông nghiệp, tạo điều kiện cho nông dân mua bảo hiểm cho lĩnh vực nông nghiệp. Hoàn thiện chính sách về đất đai nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các hộ gia đình nông-lâm-ngư nghiệp.

3.3.2. Kiến nghị ngân hàng nhà nƣớc

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại trong bối cảnh hiện nay dễ gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng, ảnh hưởng xấu đến hoạt động ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Ngân hàng nhà nước cần có những chính sách cho các ngân hàng thương mại thực sự cạnh tranh bình đẳng bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ chứ không phải cạnh tranh bằng việc lôi kéo, khuyến mại, dùng lợi ích vật chất vô lối.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động ngân hàng, trước hết tập trung vào những khâu trọng yếu như: chất lượng tín dụng, quản lý rủi ro, đảm bảo khả năng thanh toán…Chấn chỉnh bộ máy tổ chức, cơ chế hoạt động và nâng cao chất lượng hiệu quả công tác của cơ quan thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước.

Ngân hàng nhà nước cần đi trước một bước trong việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Cần phải khẩn trương xây dựng các trung tâm phục hồi thảm họa, hạn chế thấp nhất rủi ro do bất kỳ một sự cố bất khả kháng nào đối với mảng nghiệp vụ ngân hàng. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách khuyến

105

khích hỗ trợ các dự án đầu tư, hợp tác liên kết và vay vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.

Thông tin kinh tế rất cần cho hoạt động kinh doanh ngân hàng. Dân chúng chỉ đầu tư nguồn vốn để dành của họ vào ngân hàng khi họ có đầy đủ các thông tin về kết quả kinh doanh và khả năng phát triển của ngân hàng trên thị trường. Ngược lại, ngân hàng cũng chỉ có thể cấp tín dụng khi thu thập được đầy đủ các thông tin về khách hàng vay vốn.

Để cung cấp thông tin cho thị trường, hiện nay ngân hàng nhà nước đã có trung tâm thông tin tín dụng (CIC). CIC không chỉ được coi là công cụ phát huy tính tích cực trong phòng ngừa rủi ro mà còn giúp cho các Ngân hàng có một cách tiếp cận nhìn nhận đánh giá khách hàng đầy đủ và toàn diện. Trong thực tế, thông tin do CIC cung cấp có chất lượng không cao, các thông tin không được cập nhật thường xuyên và nghèo nàn, chủ yếu đưa ra các thông tin định lượng như dư nợ, doanh số hoạt động mà không đưa ra các thông tin về chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp như thị phần, uy tín, khả năng cạnh tranh,…Vì vậy, trong thời gian tới, ngân hàng nhà nước cần quan tâm hơn đến việc nâng cao chất lượng hoạt động của CIC nhằm cung cấp thông tin cho các ngân hàng thương mại một cách đầy đủ, chính xác về các doanh nghiệp để tạo điều kiện cho các ngân hàng nắm bắt, tiếp cận với khách hàng.

3.3.3. Kiến nghị ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Để huy động vốn ngoài nghiệp vụ phát hành chứng khoán, Agribank có thể thực hiện biện pháp là người đứng ra nghiên cứu các dự án đầu tư khả thi, sau đó sẽ tiến hành phát hành trái phiếu cho từng dự án cụ thể hoặc kêu gọi các nhà đầu tư khác cùng tham gia vào dự án đầu tư.

Chú trọng đến những doanh nghiệp có tỷ trọng hoạt động sản xuất lớn, đặc biệt những doanh nghiệp chế biến hàng xuất khẩu, cho vay khép kín từ khâu sản xuất chế biến xuất khẩu nhằm thu được ngoại tệ tái tạo cho quá trình sản xuất cũng như tự đáp ứng cho nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào, như các Tổng công ty thủy sản, công ty lương thực,…

106

Chú trọng đầu tư cho hộ sản xuất, hộ trang trại. Kinh tế trang trại là một mô hình sản xuất đã được thực hiện rộng rãi trên thế giới. Đối với đầu tư vào các hộ sản xuất, hộ trang trại cần xây dựng hạn mức tín dụng, trong đó có phân chia theo cơ cấu đầu tư vốn ngắn hạn và trung dài hạn. Với những hộ làm thuê trang trại hoặc nhận lại khoán thì ngân hàng cần mạnh dạn cho vay không có thế chấp tài sản chỉ cần bảo lãnh của chủ trại để tạo điều kiện cho những hộ này cùng với chủ trại chia sẻ lợi nhuận, góp phần đẩy mạnh phát triển trang trại của Việt Nam cũng như mở rộng tín dụng đối với Agribank hay Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn Tây.

Mở rộng cho vay hộ nghèo thiếu vốn sản xuất và cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên. Đây là thị trường đầu ra rộng lớn, hiệu quả và phân tán được rủi ro trong hoạt động tín dụng cũng như ổn định dư nợ cho vay trong thời gian dài. Agribank cần mở rộng quyền quyết định cho vay cho Chi nhánh, căn cứ vào từng địa bàn cụ thể mà có mức quyết định khác nhau để Chi nhánh chủ động trong việc quyết định cho vay trên cơ sở tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình.

Tạo động lực mới thông qua cơ chế khoán tài chính đến từng Chi nhánh, từng người lao động thông qua kết quả công việc. Chi nhánh nào kinh doanh có hiệu quả thì được hưởng hệ số lương cao. Chi nhánh nào hoạt động kinh doanh không hiệu quả thì hưởng hệ số lương thấp nhằm tạo ra sự phấn đấu, có động lực trong kinh doanh của từng Chi nhánh cũng như cá nhân trong Chi nhánh.

Đẩy nhanh tiến độ ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng, xác định đây là điểm đột phá để sắp xếp lại cơ cấu lao động, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, phấn đấu thanh toán điện tử trong toàn hệ thống Agribank. Từng bước thực hiện sản phẩm gửi tiền một nơi, lĩnh nhiều nơi, thẻ thanh toán, chuyển tiền nhanh, nối mạng với một số doanh nghiệp lớn. Hiện nay, một số đơn vị sản xuất kinh doanh có mạng lưới tiêu thụ sản phẩm rải từ thành thị đến nông thôn, việc thanh toán tiền hàng trở nên gánh nặng cho doanh nghiệp cũng như đại lý, các khách hàng tiêu thụ sản phẩm. Qua mạng chuyển tiền điện tử của hệ thống Agribank từ thành thị đến nông thôn sẽ giúp cho các doanh nghiệp này thanh toán

107

nhanh chóng hơn. Việc nối mạng với các doanh nghiệp nhằm thông báo các thông tin thanh toán, tín dụng, lãi suất huy động, lãi suất cho vay, dư nợ,…điều này góp một phần không nhỏ vào việc mở rộng tín dụng cũng như công tác quản lý khách hàng ngày một chặt chẽ hơn.

108

KẾT LUẬN

Công cuộc đổi mới của ngành Ngân hàng luôn gắn liền với công cuộc đổi mới của nền kinh tế quốc dân, trong đó phát triển dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng thương mại nói chung, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn Tây nói riêng có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Luận văn đã nêu lên những luận cứ khoa học về phát triển dịch vụ ngân hàng và những giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn Tây. Cụ thể:

Một là, luận văn đã làm rõ quan niệm về dịch vụ ngân hàng, tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ ngân hàng từ đó rút ra nhận định phát triển dịch vụ là xu thế phát triển tất yếu của các ngân hàng thương mại nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn Tây nói riêng trong nền kinh tế và thị trường và hội nhập.

Hai là, luận văn đã đưa ra bức tranh tổng quan về thực trạng dịch vụ ngân hàng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn Tây, qua đó đề cập đến những ưu và nhược điểm của dịch vụ ngân hàng tại Chi nhánh.

Ba là, thông qua việc tìm hiểu thực trạng dịch vụ ngân hàng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn Tây, luận văn đã đề cập đến chín giải pháp để phát triển dịch vụ ngân hàng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn Tây.

Bốn là, luận văn đã đưa ra các kiến nghị cụ thể, có thể thực hiện được trong tương lai gần đối với Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, đó là những điều kiện cần thiết, điều kiện hỗ trợ để thực hiện chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng ở Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn Tây.

Với góc độ nghiên cứu của Luận văn Thạc sỹ, mong muốn của tác giả rất nhiều song do tính phức tạp đối với vấn đề nghiên cứu cũng như khả năng của bản thân còn mức độ nên Luận văn chắc chắn không tránh khỏi một số khiếm khuyết; tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của Hội đồng khoa học, các nhà

109

nghiên cứu, các nhà quản lý các cấp, các ngành cũng như tất cả những ai quan tâm đến đề tài này để nội dung nghiên cứu được hoàn thiện hơn, đóng góp thiết thực hơn cho dịch vụ ngân hàng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn Tây nói riêng và Ngân hàng thương mại nói chung.

110

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Cox, David (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội.

2. Nguyễn Văn Đường (2005), “Phát triển các dịch vụ tài chính tại Ngân hàng Đầu

tư và Phát triển Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng (7), tr15.

3. Nguyễn Đăng Đờn, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Đại học quốc gia

TPHCM.

3. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần

thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần

thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam-Nguyễn Văn Giàu (2008), “Cải cách

và mở cửa dịch vụ ngân hàng”, Tạp chí Ngân hàng, (2+3).

6.Ths. Lê Văn Huy và Phạm Thị Thanh Thảo (2008), “Phương pháp đo lường chất

lượng dịch vụ ngân hàng: Nghiên cứu lý thuyết”,Tạp chí Ngân hàng (6).

7. Lê Long Hậu, Dương Quế Như, Vương Quốc Duy, Trần Thị Bạch Yến (2011), “Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thẻ ATM trên địa bàn

Thành phố Cần Thơ”, Tạp chí Ngân hàng, (1), tr34.

8. Nguyễn Minh Kiều (1993), Tiền tệ, tín dụng, ngân hàng và thanh toán quốc tế,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. Hoàng Tuấn Linh (2009), Những giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại các ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân.

10. Prederics Mishkin (1994), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb Khoa

học kỹ thuật, Hà Nội.

11. Hồ Thị Như Quỳnh (2007), Dịch vụ thanh toán thẻ ATM tại Ngân hàng Ngoại

thương Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia Hà Nội.

111

12. Rose, Peter (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội.

13. Lê Văn Tư (1995), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Thành phố Hồ Chí

Minh.

14. Nguyễn Minh Tuấn (2008), Phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp

vừa và nhỏ ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân.

15. Nguyễn Văn Thanh (2001), Giải pháp đa dạng hóa các hình thức huy động vốn

và sử dụng vốn của Ngân hàng Công thương Việt Nam, Luận án Tiến sĩ khoa học kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

16. Phạm Thị Phương Thảo (2007), Phát triển kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán

tại ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học

Một phần của tài liệu Dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Sơn Tây (Trang 103)