Sự cần thiết phát triển dịch vụ ngân hàng trong hoạt động kinh doanh của

Một phần của tài liệu Dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Sơn Tây (Trang 26)

của ngân hàng thƣơng mại

* Đáp ứng nhu cầu khách hàng, nhu cầu xã hội qua đó phát triển kinh tế xã hội

Để có thị trường và lợi nhuận, khách hàng được coi là trung tâm và mục tiêu trọng yếu của chiến lược cung cấp dịch vụ ngân hàng và ngân hàng phải thỏa mãn tối đa nhu cầu của nhóm khách hàng đã chọn theo phương châm “ngân hàng chỉ cung ứng, chỉ bán, chỉ phục vụ cái mà khách hàng cần”, qua đó phát triển kinh tế-

26

xã hội. Cho nên, khi nhu cầu của khách hàng thay đổi và đòi hỏi của họ ngày càng cao trong sử dụng đồng tiền, thì chiến lược phát triển dịch vụ của ngân hàng cũng phải được điều chỉnh để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu mới của khách hàng cả hiện tại và tương lai, đưa nền kinh tế xã hội phát triển lên bậc thang cao hơn.

Sự thay đổi nhu cầu của khách hàng quyết định đến sự thay đổi của chính sách dịch vụ ngân hàng nên ngân hàng thương mại phải tiến hành nghiên cứu nhu cầu dịch vụ của khách hàng để đưa ra thị trường các loại dịch vụ ngân hàng phù hợp. Với thị trường khách hàng cá nhân, bộ phận nghiên cứu sản phẩm cần tập trung nghiên cứu sự thay đổi các yếu tố tâm lý, lối sống, dân trí, phong tục tập quán của khách hàng….Với thị trường doanh nghiệp, nghiên cứu nhu cầu khách hàng hướng vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời phải quan tâm tới sự thay đổi về môi trường hoạt động doanh nghiệp, cơ sở hình thành nhu cầu hiện tại.

* Phát triển dịch vụ ngân hàng sẽ làm tăng lợi nhuận của ngân hàng thương mại

Khi thực hiện phát triển dịch vụ, ngân hàng thương mại sẽ mở rộng thị trường và khách hàng tạo khả năng tăng doanh thu và lợi nhuận. Với nhiều loại hình nghiệp vụ khác nhau, ngân hàng thương mại có thể khai thác những khoảng trống thị trường kể cả những khoảng trống nhỏ để tăng thêm thị phần. Mặt khác, phát triển dịch vụ ngân hàng sẽ giúp ngân hàng sử dụng được triệt để hiệu quả nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ cán bộ, do vậy giảm chi phí quản lý, chi phí hoạt động, tăng lợi nhuận tối đa cho ngân hàng.

* Phát triển dịch vụ ngân hàng sẽ thúc đẩy các dịch vụ ngân hàng khác cùng phát triển

Các nghiệp vụ của một ngân hàng thương mại đều có mối quan hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại với nhau tạo thành một thể thống nhất và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Huy động vốn tạo nguồn cho việc thực hiện nghiệp vụ tín dụng và dịch vụ thực hiện tốt cũng tạo điều kiện để thu hút khách hàng với những nguồn tiền nhàn rỗi của họ. Nền kinh tế thị trường càng phát triển, các doanh nghiệp càng

27

đa dạng hóa kinh doanh và nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng, tài chính ngày càng phong phú đa dạng, điều đó đòi hỏi sự phục vụ của ngân hàng cũng phải đa dạng theo. Chỉ khi đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng mới cung cấp được nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng một cách nhanh chóng, linh hoạt, có chất lượng cho khách hàng và nền kinh tế. Hơn nữa, việc phục vụ khách hàng theo phương thức “trọn gói” bao giờ cũng ưu việt hơn phương thức đơn lẻ.

* Phát triển dịch vụ ngân hàng làm tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế

Trong điều kiện có rất nhiều ngân hàng với các hình thức sở hữu, quy mô hoạt động khác nhau, nhiều ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh và các tổ chức tài chính tín dụng cùng hoạt động, đã tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng. Ngân hàng nào muốn tồn tại, muốn phát triển đạt được lợi nhuận cao và tạo ra vị thế của mình trong cạnh tranh đều phải thay đổi, cải tiến hoạt động sao cho đáp ứng kịp thời, thuận tiện các nhu cầu phong phú, đa dạng của khách hàng để thu hút được nhiều khách hơn. Muốn làm được điều này, cách tốt nhất phải đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. Những ngân hàng hoạt động đơn điệu dễ bị phá sản hoặc tự đóng cửa do không dễ dàng chuyển hướng kinh doanh hoặc giữ cho hoạt động của ngân hàng đó luôn ổn định. Mặt khác, phát triển theo hướng kinh doanh đa dạng là một điều quan trọng để mở rộng quy mô và mạng lưới ngân hàng trong chiến lược phát triển, cạnh tranh vì nó cho phép ngân hàng có thể mở rộng ảnh hưởng của nó một cách vững chắc.

Phát triển nghiệp vụ ngân hàng là một giải pháp cơ bản, không thể thiếu để nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại và cùng với yêu cầu của nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì việc phát triển dịch vụ ngân hàng là xu thế phát triển chung của các ngân hàng thương mại trên thế giới. Phát triển trong dịch vụ tài chính và chứng năng của ngân hàng đã trở nên phổ biến trong các ngân hàng thương mại hiện đại và đã trở nên quen thuộc ở các nước phát triển.

28

Một phần của tài liệu Dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Sơn Tây (Trang 26)