Những cơ hội, thách thức đối với sự phát triển dịch vụ ngân hàng tại ch

Một phần của tài liệu Dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Sơn Tây (Trang 72)

nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn Tây

* Cơ hội

Đảng và Nhà nước đã có đường lối, chủ trương và nhiệm vụ cụ thể đối với ngành Ngân hàng trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng.

Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới, mở đường cho sự hình thành và phát triển dịch vụ của các NHTM với những nhiệm vụ cụ thể. Nghị Quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX khẳng định: Mở rộng các dịch vụ tài chính- tiền tệ như tín dụng, bảo hiểm, kiểm toán, chứng khoán…đi thẳng vào công nghệ hiện đại, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế. Từng bước hình thành trung tâm dịch vụ tài chính lớn trong khu vực.[2,tr179].

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X khẳng định: Phát triển mạnh thị trường vốn theo hướng phát triển mạnh hệ thống NHTM thuộc các thành phần kinh tế, phát huy vai trò của các Ngân hàng trong việc huy động và cho vay vốn đầu tư…phát triển thị trường tiền tệ, hiện đại hóa và đa dạng hóa các hình thức hoạt động; hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao sức cạnh tranh, năng lực quản trị của các Ngân hàng; xóa bỏ phân biệt đối xử trong tiếp cận nguồn vốn và tham gia thị trường, tạo môi trường bình đẳng trên thị trường tiền tệ, tăng cường liên kết giữa thị trường tiền tệ với thị trường vốn.[3,tr242-243].

Khoa học kĩ thuật, công nghệ tin học phát triển nhanh chóng

Khoa học công nghệ trên thế giới phát triển mạnh, các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào thực tiễn với tốc độ vô cùng nhanh chóng sẽ tác động sâu sắc đến sự phát triển của công nghệ và các dịch vụ ngân hàng. Internet đang trở thành một yếu tố không thể thiếu của nền kinh tế mỗi nước cũng như kinh tế toàn

72

cầu. Internet phát triển, các hình thức mới của hoạt động ngân hàng lập tức ra đời: ngân hàng điện tử, ngân hàng tại nhà. Nhờ sự kết nối các máy tính cá nhân với ngân hàng và với internet, khách hàng từ mọi nơi mọi lúc có thể giao dịch với ngân hàng, được ngân hàng đáp ứng mọi yêu cầu.

Môi trường kinh tế-xã hội có nhiều thay đổi theo hướng thuận lợi

Đối mặt với khủng hoảng, suy thoái toàn cầu nhưng nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tuy không cao như những năm trước. GDP năm 2007 đạt mức tăng trưởng 8,5%, năm 2008 đạt 6,2%; năm 2009 đạt 5,3%. Trình độ chuyên môn hóa của các ngành sản xuất kinh doanh ngày càng cao, đòi hỏi phải có các dịch vụ tài chính, ngân hàng đa dạng để đáp ứng yêu cầu của họ.

Môi trường thương mại cũng sẽ thay đổi tích cực hơn. Với sự ra đời của các trung tâm thương mại, dịch vụ, các siêu thị, các cửa hàng tự chọn và nhất là thương mại điện tử phát triển sẽ tạo điều kiện để ứng dụng công cụ thanh toán không dùng tiền mặt và phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cũng như Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn Tây.

Bên cạnh đó, nền kinh tế phát triển, nhu cầu dịch vụ tiện ích trong xã hội, trong đó, dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng sẽ kích thích dân cư sử dụng dịch vụ ngân hàng nhiều hơn. Trong xu thế hội nhập kinh tế, nhiều doanh nghiệp nước ngoài, người nước ngoài tới kinh doanh và sinh sống tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng phong phú và đa dạng, hiện đại của họ cũng sẽ tiếp thêm sức cho thị trường dịch vụ ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, để đứng vững trên thị trường họ cần phải đổi mới hoạt động kinh doanh, cải tiến kỹ thuật công nghệ, phải thích ứng với phương thức kinh doanh hiện đại, vì thế mà nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng cũng tăng lên.

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo nhiều cơ hội cho sự phát triển dịch vụ của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn Tây

Để có thể thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO, các chủ trương chính sách vĩ mô của nhà nước buộc phải thể chế hóa bằng pháp luật và ngày càng phù hợp với xu thế hội nhập với tập quán và thông lệ quốc tế trong kinh tế thị trường.

73

Mọi quan hệ kinh tế, quan hệ giữa các doanh nghiệp đều thực sự được điều chỉnh bằng pháp luật, ý thức chấp hành luật pháp của các tổ chức kinh tế và người dân cũng sẽ được nâng cao, do đó việc thực hiện các dịch vụ ngân hàng cũng sẽ thuận lợi hơn.

Theo lộ trình đã cam kết, các loại hình dịch vụ ngân hàng và các hình thức tổ chức pháp lý để xúc tiến kinh doanh dịch vụ của nước ngoài sẽ được thực hiện ở Việt Nam. Sự cọ xát, va chạm hàng ngày về quyền lợi với các định chế tài chính ngân hàng nước ngoài ngay tại thương trường Việt Nam sẽ giúp Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cũng như Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn Tây có thêm kinh nghiệm và bản lĩnh thương trường, điều hành tác nghiệp, quản trị kinh doanh, quan hệ khách hàng, dự báo phòng ngừa rủi ro,…Những bài học đó giúp Chi nhánh phát triển nhanh và vững chắc hơn.

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo áp lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nói riêng, trong đó có Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn Tây, buộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cũng như Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn Tây phải nhanh chóng khắc phục những tồn tại để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, đòi hỏi phải thay đổi cơ cấu tổ chức nâng cao năng lực tài chính, thực hiện hoàn thiện, chuyên môn hóa sâu hơn đối với từng dịch vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới để không bị đào thải.

Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cơ hội trao đổi hợp tác quốc tế giữa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cũng như Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn Tây với các Ngân hàng thương mại trên thế giới trong việc phát triển dịch vụ. Ngân hàng có điều kiện tiếp cận, học hỏi và sử dụng các tiện ích của các Ngân hàng thương mại khác nhất là NHTM nước ngoài; có điều kiện tranh thủ được vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đào tạo đội ngũ cán bộ dịch vụ ngân hàng tiên tiến của các nước có trình độ phát triển cao.

74

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cũng như Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn Tây có cơ hội tiếp cận với thị trường vốn quốc tế trên cơ sở vận dụng các công cụ tài chính mới, qua đó nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị phần dịch vụ trong nước và nước ngoài.

Với vị trí tiếp giáp trung tâm Thành phố Hà Nội, Thị xã Sơn Tây được tiếp nhận nhiều ưu ái như được sự đầu tư về du lịch, đường xá,..khi đó dân cư sẽ tập trung đông đúc hơn, đời sống kinh tế của mọi người được cải thiện, các doanh nghiệp cũng đầu tư kinh doanh về thị xã hay khu vực xung quanh thị xã, đây là điều thuận lợi để ngân hàng tiếp cận được nguồn vốn của dân chúng cũng như mở rộng các hoạt động dịch vụ của mình.

* Thách thức

Nền kinh tế của Việt Nam còn phát triển ở mức thấp, chưa đồng đều, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, công nghệ, kỹ thuật phần lớn lạc hậu, trình độ nắm bắt khoa học kỹ thuật của người quản lý và nhân viên thừa hành nói chung mới đáp ứng được yêu cầu ở mức thấp.

Cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trong nước và các ngân hàng nước ngoài ngày càng gay gắt. Hệ thống ngân hàng hiện nay có 1 ngân hàng chính sách với 65 chi nhánh, 5 ngân hàng thương mại nhà nước, 39 ngân hàng thương mại cổ phần với 756 chi nhánh, 47 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh với 31 chi nhánh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Với số lượng ngân hàng đông đảo như vậy, sự cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ sẽ vô cùng gay gắt. Các ngân hàng thương mại đều kinh doanh đa năng, bình đẳng trên thị trường, sức ép cạnh tranh giữa các ngân hàng nội địa với nhau và với các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài sẽ rất lớn. Các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực về vốn, công nghệ, có kinh nghiệm hoạt động trong nền kinh tế thị trường sẽ là đối thủ cạnh tranh đáng gờm của các ngân hàng nội địa. Các ngân hàng cổ phần ngày càng nhiều và được sắp xếp củng cố lại sẽ trở thành những ngân hàng có quy mô đủ lớn, quản lý tốt và có sức cạnh tranh. Các định chế tài chính phi ngân hàng như: công ty bảo hiểm, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, quỹ đầu tư,….sẽ được thành lập

75

nhiều và mở rộng phạm vi hoạt động, cũng sẽ là những đối thủ cạnh tranh của các ngân hàng thương mại.

Các ngân hàng nước ngoài có trình độ quản trị chuyên nghiệp, trình độ công nghệ cao, sản phẩm dịch vụ đa dạng hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng...Khi đó khách hàng sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn dịch vụ tốt, tiết kiệm thời gian, chi phí giảm hơn của ngân hàng nước ngoài. Nếu Chi nhánh không nhanh chóng đạt tới trình độ ngân hàng nước ngoài thì sẽ mất khách hàng quen thuộc.

Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ ngân hàng của Chi nhánh chưa thực sự hiện đại, chưa đáp ứng được các yêu cầu để thực hiện các dịch vụ ngân hàng hiện đại, chưa đủ khả năng để hội nhập với khu vực và quốc tế.

Trình độ của đội ngũ quản lý và nhân viên còn nhiều bất cập, thiếu kiến thức về quản trị kinh doanh trong kinh tế thị trường, các dịch vụ ngân hàng hiện đại, ngoại ngữ, tin học chưa đáp ứng yêu cầu kinh doanh và hội nhập quốc tế.

Hội nhập làm tăng các giao dịch vốn cũng sẽ làm tăng rủi ro trong hoạt động ngân hàng trong khi cơ chế quản lý và hệ thống thông tin giám sát của Chi nhánh chưa thật tốt, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và hiệu quả.

Với những cam kết về cắt giảm thuế quan và xóa bỏ chính sách bảo hộ của Nhà nước sẽ làm tăng cường độ cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Một số doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chính và nguy cơ gia tăng nợ quá hạn là khó tránh khỏi cho Chi nhánh.

Có thể nói, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn Tây đang đứng trước những cơ hội to lớn cho sự phát triển của mình, song những thách thức kể trên chắc chắn sẽ gây khó khăn không nhỏ nếu Chi nhánh không có những cải cách thích hợp và đồng bộ với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

3.1.2. Định hƣớng phát triển dịch vụ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn Tây

Tập trung thị trường nông nghiệp, nông thôn với khách hàng mục tiêu là hộ sản xuất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế tư nhân, hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

76

Đa dạng hóa các phương thức và hình thức huy động vốn, triển khai đồng bộ các hình thức huy động vốn, gắn các dịch vụ huy động vốn với các dịch vụ ngân hàng khác để tạo nên hệ thống sản phẩm dịch vụ ngân hàng trọn gói và đa tiện ích. Bên cạnh đó, tăng khả năng tiếp cận của Chi nhánh với các nguồn vốn quốc tế trên cơ sở mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng trong nước, tự do hóa thương mại dịch vụ.

Đẩy mạnh việc đa dạng hóa các dịch vụ tín dụng dưới các hình thức cấp tín dụng như: cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, bao thanh toán, thấu chi, tạm ứng và các hình thức cấp tín dụng khác. Đẩy mạnh tín dụng bán buôn và bán lẻ, tín dụng tiêu dùng, gắn các sản phẩm tín dụng với các dịch vụ ngân hàng khác. Tiếp tục mở rộng tín dụng và tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng thuộc mọi thành phần kinh tế tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng theo nguyên tắc thị trường.

Tập trung hiện đại hóa hạ tầng công nghệ kỹ thuật và hệ thống thanh toán bảo đảm an toàn và tin cậy. Nâng cao tính tiện ích thanh toán qua ngân hàng nhằm khuyến khích và thu hút khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia thanh toán qua ngân hàng.

Tiếp tục phát triển mạnh các hoạt động trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế, trên các thị trường trong và ngoài nước, phục vụ mọi đối tượng khách hàng, mọi thành phần kinh tế.

Tập trung xác định thị trường mục tiêu cho từng lĩnh vực hoạt động và cho từng sản phẩm dịch vụ theo từng nhóm khách hàng và yêu cầu phục vụ đối với các nhóm khách hàng.

Thiết lập các kênh phân phối các sản phẩm dịch vụ đáp ứng các thị trường mục tiêu để thực hiện việc bán các sản phẩm dịch vụ.

Thực hiện chương trình chăm sóc khách hàng, văn hóa kinh doanh đối với khách hàng để phát triển thị trường khách hàng và nâng cao vị thế, hình ảnh, sức cạnh tranh của Agribank thông qua các sản phẩm dịch vụ, thị trường và khách hàng.

77

Một phần của tài liệu Dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Sơn Tây (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)